Ngành da giày: Kỳ vọng tăng trưởng khả quan
Ngành da giày đang đứng trước nhiều cơ hội mới |
Nâng dần tỉ lệ nội địa hóa
Tại Diễn đàn Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam 2019 với chủ đề “Ngành da giày Việt Nam – đón đầu cơ hội CPTPP và EVFTA” vừa tổ chức tại TPHCM, đại diện Hiệp hội Da, Giày, Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho biết, hiện nay, ngành da giày đã chủ động được hơn 70% nguyên liệu phụ cho các dòng sản phẩm trung bình và 50% nguyên liệu cho các dòng sản phẩm trung bình khá. Trong đó, khoảng 90% bao bì giấy, 80% đế các loại, hơn 80% các loại khuôn-last, 60% phụ liệu, 50% da các loại…
Nhìn chung, các chủng loại nguyên phụ liệu được sản xuất trong nước có chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn cho sản xuất hàng XK hầu hết là sản phẩm của DN có vốn đầu tư nước ngoài với các mặt hàng khá đa dạng như: Phụ kiện kim khí, nhựa, chỉ may, keo dán, một số hóa chất, da thành phẩm sản xuất từ da muối, da bán thành phẩm, giả da từ nhựa tổng hợp PU, PVC cao cấp…
Đáng chú ý là các FTA thế hệ mới được ký kết gần đây đang là cơ hội để thu hút đầu tư vào CNHT ngành da giày. Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Lefaso nhận định, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) đã ký kết và chuẩn bị đi vào thực thi không chỉ là cú huých cho da giày Việt Nam mở rộng thị trường XK mà còn mang đến kỳ vọng lớn trong thu hút vốn vào phát triển CNHT cho ngành.
Trên thực tế, một số nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), điển hình là Italia đã hỗ trợ khá toàn diện cho ngành da giày Việt Nam như phát triển đội ngũ thiết kế, quản lý cấp cao và hỗ trợ ngành tiếp cận và chuyển giao công nghệ sản xuất tiên tiến, đặc biệt là công nghệ ngành CNHT. Những hỗ trợ này phần nào đáp ứng được nhu cầu của DN và giúp mở cánh cửa cho DN Việt Nam nắm bắt, vươn ra được thị trường thế giới.
Theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất máy, thiết bị và công nghệ dành cho sản phẩm giày, đồ da và thuộc da của Italia (ASSOMAC), chỉ trong vòng 5 năm (2013 - 2018) giá trị XK máy móc ngành da giày Italia vào thị trường Việt Nam đã tăng gấp 10 lần, từ 3,4 triệu Euro lên 31 triệu Euro. Riêng Italia hiện là nhà cung cấp máy móc lớn thứ hai trong ngành da giày cho Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc.
Nhiều cơ hội mới
Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, trong 11 tháng của năm 2019, hoạt động XK của ngành da giày đang tăng trưởng ổn định. Tổng kim ngạch XK giày dép các loại 11 tháng ước đạt 16,5 tỷ USD, tăng 12,5%.
Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Lefaso cho biết, đến thời điểm này, đa số DN da giày có lượng đơn hàng XK tăng trung bình từ 5% đến 10%. Hiện sản phẩm da giày và các DN ngành da giày đều duy trì được ổn định nhờ lợi thế cạnh tranh tại các thị trường truyền thống như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Điển hình tại thị trường Mỹ việc dỡ bỏ những chính sách ưu đãi với giày dép XK từ Trung Quốc, Ấn Độ đang tạo cơ hội cạnh tranh thuận lợi hơn cho giày dép XK của Việt Nam. Trong khi đó, hiện Trung Quốc tiếp tục chủ trương giảm ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực da giày để tập trung cho các ngành công nghệ cao nên các đơn hàng gia công giày dép, túi xách sẽ tiếp tục xu hướng dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Đặc biệt, theo của Bộ Công Thương, cơ hội mở rộng thị trường XK của ngành da giày Việt Nam rất lớn từ các FTA trong đó nổi bật là EVFTA và CPTPP. Hiện Các nước CPTPP và EU chiếm khoảng 50% thị phần thế giới về da giày trong khi XK của Việt Nam vào hai khu vực này vẫn còn khá khiêm tốn.
Tại EU, XK các mặt hàng da giày của Việt Nam đứng thứ 2 chiếm khoảng 10% thị phần. Tại Canada, Việt Nam mới XK được khoảng 600 triệu USD hàng giày dép, túi xách, chiếm 14% thị phần. Hàng giày dép của Việt Nam đang phải chịu mức thuế khá cao tại các thị trường này, khi hàng rào thuế quan được gỡ bỏ hoàn toàn, các mặt hàng da giày của Việt Nam sẽ trở nên cạnh tranh hơn với thuế suất 0% và quy tắc xuất xứ không quá khắt khe như đối với mặt hàng dệt may.
“Xu hướng tăng trưởng kim ngạch XK hàng da giày Việt Nam từ năm 1995 đến nay cho thấy sau mỗi lần FTA mới có hiệu lực kim ngạch XK Việt Nam lại đạt được mức tăng trưởng cao hơn. XK hàng da giày tăng mạnh từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 và từ đó đến nay, khoảng cách giữa NK và XK ngày càng được nới rộng, cho thấy tác động của các FTA đến cán cân thương mại ngành da giày Việt Nam là rất tích cực", Bộ Công Thương nhận định./.
Theo Lefaso, tổng kim ngạch XK da giày năm 2019 dự kiến khoảng 21,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2018. Sản phẩm giày dép của Việt Nam đã được XK tới hơn 100 nước, trong đó có 50 nước kim ngạch XK hơn một triệu USD. Hiện, ngành da giày Việt Nam giữ vị trí thứ hai về XK trên thế giới và là một trong những ngành có đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước. |
Tin liên quan
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Ngành in ấn và bao bì xanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm
Trưởng phòng một doanh nghiệp tuồn 2,5 tấn chất độc xyanua bán ra thị trường
Hải quan Quảng Trị phối hợp chặn đứng vụ vận chuyển 10.500 bao thuốc lá nhập lậu
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform