Ngành dệt may tính phương án loại bỏ hóa chất gây hại
Ngành dệt may đối diện với nhiều áp lực | |
Ngành Dệt may hướng tới phát triển bền vững | |
Doanh nghiệp dệt may, da giày “chật vật” vì nguyên phụ liệu |
Ông Jack Lin giới thiệu về chất Grafted Starch tới các doanh nghiệp Việt Nam. Ảnh: N.H |
Sau một thời gian nghiên cứu ứng dụng công nghệ “Ghép nhánh phân tử tinh bột” vào công đoạn hồ sợi, Tập đoàn C&D (Đài Loan) đã phát triển thành công sản phẩm Grafted Starch thân thiện với môi trường, có tính năng vượt trội so với chất PVA, tạo ra một bước tiến mới trong công đoạn hồ sợi trước dệt.
Sử dụng Grafted Starch có thể đưa các chỉ số BOD và COD (các chỉ số đo lượng oxy hòa tan trong nước) trong nước thải công đoạn rũ hồ về thấp dưới ngưỡng cho phép, hướng tới sản xuất xanh trong dệt may, chi phí có thể giảm tới 30% so với việc sử dụng PVA mà không cần thay đổi máy móc thiết bị.
Ông Jack Lin, Chủ tịch Tập đoàn C&D cho biết, tại nhiều nước như Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Philippines… ngành dệt may đang kêu gọi giảm hoặc loại bỏ chất PVA ra khỏi quy trình sản xuất dệt may. Nguyên nhân là do PVA chính là thủ phạm khiến cho nước thải từ hoạt động in và dệt thoi trở nên khó kiểm soát.
Theo ông Jack Lin, sản phẩm Grafted Starch có tới 7 đặc tính ưu điểm hơn so với PVA, đó là tính mềm mại tốt, độ bám dính tốt, chống mài mòn tốt, giảm độ xù lông, pha trộn tốt, bảo vệ môi trường và chi phí hiệu quả.
Trong khi PVA có nguồn gốc từ hóa dầu, nên đòi hỏi phải xử lý nước thải nghiêm ngặt trước khi xả ra môi trường thì Grafted Starch lại được sản xuất từ tinh bột nên hoàn toàn thân thiện với môi trường. Do đó, việc sử dụng Grafted Starch cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí xử lý nước thải so với việc dùng PVA. Ngoài ra, giá thành của Grafted Starch cũng thấp hơn so với PVA.
Phát biểu tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, với 2 hiệp định thương mại tự do Việt Nam vừa tham gia là CPTPP và EVFTA, hàng dệt may của Việt Nam sẽ nhận được nhiều ưu đãi về thuế quan tại các thị trường thành viên. Tuy nhiên, để được hưởng ưu đãi, Việt Nam phải thỏa mãn các cam kết, trong đó có cam kết về môi trường.
Theo bà Mai, mới đây thương hiệu Zara đã yêu cầu nhà cung cấp vải không được sử dụng PVA trong quy trình sản xuất. Nhiều nhãn hàng cũng đang có xu hướng truy xuất nguồn gốc vải, thậm chí cả nguồn gốc bông. Điều này đặt ra yêu cầu phải phát triển bền vững đối với ngành dệt may Việt Nam. Theo đó, có 3 trụ cột của xu hướng phát triển bền vững là con người, môi trường và lợi nhuận.
Bà Mai nhấn mạnh, để có lợi nhuận thì các doanh nghiệp phải bán được hàng. Trong xu thế hiện nay, để bán được hàng thì sản phẩm phải đáp ứng được các yêu cầu về môi trường, phát triển bền vững. Hiện Hiệp hội Dệt may Việt Nam đang hướng tới chương trình xanh hóa ngành dệt may. Theo đó, Hiệp hội đã làm việc với rất nhiều tổ chức nhe World Wide Fund, World Bank nhằm nỗ lực bảo vệ nguồn nước.
“Những nỗ lực này nhằm hướng tới xây dựng thương hiệu dệt may Việt Nam bền vững. Do đó, doanh nghiệp nên thay đổi, hướng tới quy trình sản xuất sạch hơn” – bà Mai nói.
Cũng theo bà Mai, thời gian tới, Hiệp hội Dệt may Việt Nam sẽ tiếp tục tìm kiếm các sản phẩm nguyên liệu, giải pháp mới thân thiện với môi trường để giới thiệu cho các doanh nghiệp, nhằm từng bước loại bỏ các hóa chất không thân thiện với môi trường ra khỏi quy trình sản xuất của ngành dệt may.
Tin liên quan
May Tiền Tiến được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
10:28 | 09/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Phát triển trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu để gỡ nút thắt ngành dệt may, da giày
16:43 | 05/09/2024 Kinh tế
Dệt may kiên trì vượt khó, đón cơ hội từ thị trường
14:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau siêu bão số 3
Sửa đổi Nghị định số 08/2015/NĐ-CP: Đề xuất bãi bỏ toàn bộ Điều 35 về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
2/5 doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ tại Hải quan Đắk Lắk được nâng hạng
Hải quan– Biên phòng Gia Lai-Kon Tum phối hợp ngăn chặn hàng cấm qua biên giới
Vụ 42 ô tô bị rơi xuống biển: Đề nghị điều tra tai nạn hàng hải
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform