Ngành gỗ cần hỗ trợ để phát triển dài hạn
Ngành gỗ đứng thứ 3 về thặng dư xuất khẩu | |
Ngành gỗ đối mặt cạnh tranh khốc liệt nguồn nguyên liệu nhập khẩu | |
5 Hiệp hội “bắt tay” phát triển ngành gỗ |
Việc có các chính sách hỗ trợ sẽ giúp ngành gỗ bứt phá mạnh hơn nữa. Ảnh: N.H |
Điểm yếu về nguyên liệu, lao động…
Bà Đỗ Thị Thu Hương, chuyên gia Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) cho biết, ngành chế biến gỗ và sản xuất nội thất Việt Nam trong những năm gần đây đã đạt được những thành tích ấn tượng. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ở mức 2 con số đã giúp cho ngành đứng trong top 10 ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam; ngành đứng thứ 3 về mức độ thặng dư thương mại, đóng góp nguồn ngoại tệ quan trọng cho dự trữ ngoại hối của Việt Nam.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng trong thời gian ngắn đang đặt ngành gỗ trước nhiều thách thức. Hiện các DN đang trăn trở là liệu đà tăng trưởng này có tiếp tục được duy trì, đâu là xu hướng, vấn đề mà các DN phải nhận diện chính xác để từ đó cùng hợp lực giải quyết cũng như đề xuất Nhà nước có giải pháp phù hợp nhằm duy trì và thúc đẩy đà tăng trưởng. Từ đó phát triển ngành chế biến gỗ Việt Nam thành ngành có giá trị gia tăng cao, đóng góp cho tổng sản phẩm quốc dân ngày càng lớn, xây dựng được các chuỗi sản xuất – cung ứng gỗ do DN Việt Nam dẫn dắt.
Ông Nguyễn Văn Diện, Vụ trưởng Vụ Quản lý sản xuất lâm nghiệp, Tổng cục Lâm nghiệp chỉ ra rằng, trong tổng số hơn nửa triệu lao động đang làm việc trong ngành chế biến gỗ - nội thất, chỉ có 55% lao động lành nghề, có trình độ cao, còn lại đều là lao động phổ thông chưa được đào tạo và chưa có kinh nghiệm. Bên cạnh đó, chất lượng nguyên liệu gỗ rừng trồng dù đã đạt được những thành tựu nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, trong khi các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, Nhật Bản, EU… ngày càng kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ gỗ. Việc xây dựng thương hiệu sản phẩm gỗ vẫn chưa được chú trọng; nguy cơ gian lận thương mại, giả xuất xứ hàng hóa khiến cho sự cạnh tranh thương mại hết sức phức tạp.
Bà Hương cũng đánh giá, liên kết DN, chuỗi liên kết trong ngành gỗ hiện còn yếu và lỏng lẻo. Khảo sát 311 DN tư nhân Việt Nam cho thấy, chỉ 10,5% DN có ký hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp nguyên liệu trong nước, hơn 7% DN có ký hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp nguyên liệu nước ngoài; hầu như không có hợp đồng dài hạn liên kết với các DN thương mại hoặc khách hàng.
Cần có chính sách hỗ trợ
Bàn về chiến lược phát triển dài hạn cho ngành gỗ, PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đánh giá, lâu nay ngành gỗ ít nhận được sự quan tâm của Nhà nước. Nếu được quan tâm hơn, ngành có thể phát triển mạnh hơn nữa. Theo đó, cần có các chính sách hỗ trợ, cơ chế khuyến khích để ngành gỗ phát triển, đồng thời mạnh dạn thay đổi để đáp ứng những yêu cầu mới.
Bà Hương đặt vấn đề về việc Chính phủ cần ban hành các chính sách loại bỏ các nguồn cung rủi ro, tạo cơ hội cho việc phát triển rừng trồng trong nước, trực tiếp góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu. Liên quan đến vấn đề này, ông Thang Văn Thông, Tập đoàn Hào Hưng đánh giá, hiện đất lâm nghiệp Việt Nam còn rất nhiều, gồm đất rừng nghèo kiệt, đất đồi trọc, đất trong công ty lâm nghiệp các tỉnh, nhưng hiện đều vướng cơ chế chính sách. “Viforest cùng Ban IV có thể kiến nghị Chính phủ đưa các loại đất này ra làm đất rừng trồng thì sẽ bổ sung thêm diện tích rất lớn, sau 10 năm tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào và ngành gỗ không còn phải lo về vấn đề nguyên liệu” – ông Thông nêu ý kiến.
Hiện tại các vùng nguyên liệu gỗ đều giao cho dân canh tác nên gỗ nguyên liệu khai thác được thường nhỏ. Hiện có một số DN đã thực hiện liên kết với các hộ dân để trồng rừng, nhưng số lượng rất ít, chỉ ở mức vài trăm ha đến 1.000 ha mỗi DN. Việc thiếu nguyên liệu khiến các DN buộc phải nhập khẩu, dẫn đến rủi ro giá cả và số lượng không ổn định.
Bà Hương cũng nêu ý kiến về việc Chính phủ cần có cơ chế chính sách cởi mở hơn, cho phép các công ty lâm nghiệp được góp đất hợp tác với công ty tư nhân trong việc tạo nguồn rừng trồng gỗ lớn. Bên cạnh đó, cần có những cơ chế chính sách chặt chẽ trong việc xác định nguồn quỹ đất tham gia liên kết, định giá về giá trị của đất cũng như cây trồng trên đất nhằm giảm thiểu các rủi ro trong việc các bên góp vốn vào liên kết.
Bên cạnh đó, việc hỗ trợ vốn và lãi suất cho DN cũng là vấn đề được các DN đặc biệt quan tâm. Theo bà Hương, Chính phủ cần nghiên cứu việc thành lập quỹ cho DN vay trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi để thực hiện đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, đặc biệt phát triển DN theo hướng xanh, thân thiện với môi trường. Việc thành lập quỹ này có thể thực hiện thông qua trích một phần từ nguồn thu xuất khẩu; nghiên cứu cơ chế cho vay dựa trên tỷ lệ của thành tích xuất khẩu nếu DN có thực hiện đổi mới công nghệ, sản xuất theo hướng bến vững; quy chế cho vay công khai, minh bạch để các DN đều có thể tiếp cận được.
Nói rõ hơn về vấn đề này, ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch HĐQT Công ty Lâm Việt cho biết, sau giai đoạn dịch Covid-19, số lượng lao động tại Bình Dương giảm hơn 100.000 người, dẫn tới thiếu hụt khoảng 10%. Tình trạng nhà máy mọc lên nhiều hơn, đầu tư tăng lên nhưng số lượng lao động lại giảm đi đặt ra yêu cầu phải đầu tư máy móc thiết bị để tăng năng suất, giảm phụ thuộc vào nhân công lao động. Nhưng điều này chỉ thực hiện được với các nhà máy quy mô lớn, các DN FDI hoặc các nhà máy có tích lũy tài chính lớn, còn những nhà máy nhỏ thì rất khó. Do đó, rất cần có chính sách hỗ trợ về vốn cho DN để đầu tư.
Ông Võ Quang Hà, Chủ tịch Công ty Tavico cũng nêu ý kiến, do nguồn gỗ rừng trồng trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. “Để giảm chi phí vận chuyển thì cần nhập khẩu lô hàng lớn. Thay vì nhập theo đơn vị container, việc đi bằng tàu lớn sẽ giúp mỗi m3 gỗ giảm được 20-25 USD. Tuy nhiên, chi phí cho mỗi chuyến tàu lên tới 4-6 triệu USD, trong khi chi phí nhập 100 container chỉ ở mức vài trăm ngàn USD” – ông Hà phân tích. Theo đó, cần có hỗ trợ về tín dụng để DN có thể mua hàng bằng tàu lớn và thế chấp bằng chính hàng hóa đó.
Ông Hà cũng đặt vấn đề về việc DN có thể mua rừng ở nước ngoài, giữ rừng, sau đó khai thác. “Đó là cách mà các DN Trung Quốc đang làm, giúp họ có nguyên liệu để sản xuất lượng hàng lớn với mức giá thấp hơn” – ông Hà nhấn mạnh thêm. Tuy nhiên, để làm được điều này cũng cần có nguồn vốn lớn trong trung và dài hạn.
Tin liên quan
Nâng vị thế, tạo cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp qua các hoạt động của ASEAN BAC
21:07 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp tận dụng thời cơ vàng để ứng dụng khoa học công nghệ
19:42 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiểm soát cổ đông lớn tại các ngân hàng
07:40 | 08/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TCIT- Hành trình 15 năm khẳng định tầm vóc cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam
09:27 | 07/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng Standard Chartered bổ nhiệm Tổng giám đốc người Việt đầu tiên tại Việt Nam
15:23 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VietinBank tiếp tục lọt Top 20 cổ phiếu có chỉ số phát triển bền vững tốt nhất thị trường
09:28 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Soi loạt doanh nghiệp có giám đốc vừa bị hoãn xuất cảnh
16:08 | 05/09/2024 An ninh XNK
Kwong Lung Meko được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
08:55 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hợp tác quốc tế là chìa khóa để mở thị trường carbon Việt Nam
19:55 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chia thêm room tín dụng, động lực cho các ngân hàng cạnh tranh
15:37 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
U&I Logistics cung cấp giải pháp phục vụ cho thị trường chuỗi cung ứng lạnh tại Đồng bằng sông Cửu Long
14:59 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp rút khỏi thị trường vẫn chiếm tỷ lệ cao
14:53 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đội trực thăng Super Puma của Tổng công ty Trực thăng Việt Nam đạt 75.000 giờ bay
14:50 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vedan Việt Nam chung tay phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết
13:41 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thiếu hụt nghiêm trọng và nhiều tác động tới nguồn nhân lực cảng biển
12:16 | 03/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Sôi nổi Hội thao của 5 Cục Hải quan Cụm thi đua số 1
Cảnh giác trước chiêu lừa “Hải quan bán xe thanh lý”
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khẩn trương giúp người dân ảnh hưởng bão số 3 vượt khó
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics