Ngày Quốc tế hòa bình 21/9: Vì một nền hòa bình cho nhân loại
Nỗ lực vì một nền hòa bình cho nhân loại
Ngày Quốc tế hòa bình được Liên hợp quốc khởi xướng vào năm 1981 và lần đầu tiên được tổ chức vào tháng 9/1982. Tới năm 2002, Đại hội đồng Liên hợp quốc chính thức lấy ngày 21/9 hằng năm để kỷ niệm Ngày Quốc tế hòa bình.
Kỷ niệm ngày này, Liên hợp quốc mong muốn và khuyến khích toàn nhân loại cùng hành động và hợp tác vì mục tiêu hòa bình cho mọi quốc gia, mọi dân tộc. Đây cũng là lời nhắn nhủ tới mọi người về vai trò của Liên hợp quốc trong nỗ lực xây dựng hòa bình, đồng thời cũng là tiếng chuông liên tục nhắc nhở tổ chức này về nghĩa vụ thực hiện các cam kết lâu dài để giành lấy hòa bình cho nhân loại.
Ngày 2/10/2018, 32 bác sĩ đầu tiên trong tổng số 63 cán bộ, bác sĩ Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 của Việt Nam đã được máy bay vận tải C-17 Globemaster thuộc Lực lượng không quân Hoàng gia Australia (RAAF) đưa tới thủ đô Juba (Nam Sudan) cùng nhiều tấn thiết bị và nhu yếu phẩm y tế, bắt đầu thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở quốc gia Đông Phi này. Ảnh: TTXVN phát |
Trên thực tế, trong suốt nhiều thập kỷ qua, hoạt động giữ gìn hòa bình đã liên tục được Liên hợp quốc triển khai dưới hình thức các phái bộ. Những người lính thuộc lực lượng giữ gìn hòa bình đầu tiên của Liên hợp quốc đã có mặt tại Palestine vào năm 1948. Kể từ đó đến nay, hình ảnh người lính “mũ nồi xanh” đã không còn xa lạ tại hầu hết các điểm nóng trên thế giới như Đông Timor, Haiti, nhưng chủ yếu vẫn là ở châu Phi và Trung Đông.
Đến nay, đã có hơn 70 phái bộ giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc được thành lập, với hơn 1 triệu binh sĩ, dân thường và cảnh sát đến từ 125 nước trên thế giới. Đó là những người lính, quan sát viên quân sự, cảnh sát dân sự, bác sỹ, kỹ sư... với các nhiệm vụ: giám sát việc chấp hành lệnh ngừng bắn giữa các bên xung đột, bảo vệ người dân, tuần tra, rà phá bom mìn, chất nổ, huấn luyện cảnh sát quốc tế, hỗ trợ xây dựng hệ thống tư pháp, đảm bảo môi trường an ninh thuận lợi cho các quá trình chuyển giao chính trị và hỗ trợ cho các thể chế nhà nước còn non trẻ.
Các phái bộ này phải hoạt động trong những môi trường phức tạp, nguy hiểm, do những mối đe dọa từ các tổ chức vũ trang, tội phạm và khủng bố sở hữu vũ khí tối tân… Từ năm 1948 đến nay, đã có hơn 3.500 người thiệt mạng khi phục vụ trong các chiến dịch giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc. Ghi nhận sự nỗ lực, hy sinh và những thành tích to lớn của Lực lượng này, năm 1988, Ủy ban Nobel Na Uy đã trao giải Nobel Hòa bình cho Lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc.
Những đóng góp tích cực, hiệu quả của Việt Nam
Ngày 25/5/2014, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt Đề án “Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc giai đoạn 2014-2020 và những năm tiếp theo”. Triển khai đề án này, Trung tâm Giữ gìn hòa bình Việt Nam (nay là Cục Giữ gìn hòa bình Việt Nam) được thành lập.
Năm 2014, hai sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên lên đường làm nhiệm vụ sĩ quan liên lạc tại Phái bộ Nam Sudan, đánh dấu sự tham gia chính thức hoạt động giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc của Việt Nam. Đến nay, số lượng sĩ quan được Việt Nam cử đi theo hình thức cá nhân tăng cả về số lượng và lĩnh vực, nhiệm vụ tham gia; và đã được Liên hợp quốc, chỉ huy phái bộ và sĩ quan các nước đánh giá cao cả về trình độ chuyên môn, khả năng tổ chức làm việc và ý thức kỷ luật... Nhiều sĩ quan đã được Liên hợp quốc tặng thưởng huân chương. Các sĩ quan Việt Nam hiện đang hướng tới ứng tuyển vào những vị trí cao hơn ở phái bộ cũng như các vị trí chỉ huy khác nhau.
Cùng với đó, sau hơn 4 năm chuẩn bị, Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 gồm 63 cán bộ, nhân viên đã lên đường làm nhiệm vụ tại Phái bộ giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc Nam Sudan vào đầu tháng 10/2018. Bệnh viện đang hoạt động hiệu quả và tạo được những ấn tượng tốt đẹp đối với Liên hợp quốc. Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc và Cố vấn quân sự Liên hợp quốc đã hai lần gửi thư cho Chính phủ Việt Nam để cảm ơn những đóng góp của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 cho sứ mệnh giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc. Hiện nay, Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 nhằm sẵn sàng triển khai tới Nam Sudan sau khi Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 kết thúc nhiệm kỳ hoạt động vào tháng 10 tới.
Việc tham gia, đóng góp ngày càng tích cực, có hiệu quả cho hoạt động giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc đã khẳng định Việt Nam có đầy đủ năng lực trong lĩnh vực này. Với năng lực đó, Cục Giữ gìn hòa bình Việt Nam được lựa chọn là một trong 4 cơ sở huấn luyện của khu vực để huấn luyện cho lực lượng giữ gìn hòa bình theo Dự án hợp tác ba bên của Liên hợp quốc. Đây cũng là nền tảng để đưa Cục Giữ gìn hòa bình Việt Nam thành cơ sở huấn luyện giữ gìn hòa bình mang tầm cỡ khu vực và quốc tế trong tương lai.
Binh sĩ thuộc Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ tuần tra điều tra tại hiện trường một vụ hỏa hoạn ở Port-au-Prince, Haiti, ngày 8/2/2012. Ảnh: AFP/TTXVN |
Có thể thấy, so với nhiều quốc gia, quá trình tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc của Việt Nam chưa dài, nhưng đã đạt những kết quả rất đáng ghi nhận, thể hiện sự nỗ lực của Việt Nam ở một lĩnh vực hoạt động quan trọng của Liên hợp quốc. Vừa qua, Việt Nam cũng đã tiếp nhận cương vị Chủ tịch Hiệp hội các trung tâm giữ gìn hòa bình châu Á-Thái Bình Dương năm 2020. Đây là cơ hội để Việt Nam nâng cao vị thế, đồng thời tiếp tục đóng góp thiết thực vào hoạt động giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc.
Tin liên quan
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Indonesia kêu gọi ASEAN+3 thúc đẩy hòa bình, ổn định trong khu vực
09:02 | 28/07/2024 Nhìn ra thế giới
Sự chia rẽ trong nước Mỹ
09:00 | 09/05/2024 Nhìn ra thế giới
Tây mà là… của ta
06:12 | 29/09/2024 Người quan sát
Duy trì thông suốt hoạt động Hải quan, Thuế, Kho bạc... để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại do bão số 3
20:17 | 28/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phấn đấu tăng trưởng sau bão, Thủ tướng kêu gọi "mỗi người làm việc bằng hai"
19:28 | 28/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cuba trao tặng Huân chương Jose Marti cho Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
20:17 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công
19:26 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước hội đàm với Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba
14:34 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Cuba diễn ra trọng thể
08:15 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng kỳ vọng Bình Dương bứt phá, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
21:29 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III đã vượt mốc 20.000 đồng/lít
15:20 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương ban hành Thông tư hướng dẫn cơ cấu lại nợ bị ảnh hưởng bởi bão số 3
14:57 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba
14:04 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden
14:04 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khánh thành Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại TP Hồ Chí Minh
15:43 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
Hải quan cảng Bình Thuận: Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics