Nghiên cứu mức doanh thu không chịu thuế GTGT phù hợp
Chủ động phối hợp hướng dẫn hoàn thuế GTGT cho doanh nghiệp Cơ quan Thuế chịu trách nhiệm hoàn thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh Đề xuất giảm thuế GTGT trong hóa đơn sử dụng điện là không hợp lý |
Cần tiếp tục đánh giá kỹ lưỡng tác động đối với nền kinh tế khi điều chỉnh mức doanh thu không chịu thuế GTGT. Ảnh: H.Anh |
Đánh giá kỹ tác động khi điều chỉnh mức doanh thu không chịu thuế GTGT
Liên quan đến quy định về doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT, theo báo cáo về một số vấn đề lớn trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế GTGT (sửa đổi) của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, tại Hiến pháp quy định “các khoản thu, chi NSNN phải được dự toán và do luật định”. Luật hiện hành đang quy định mức doanh thu không chịu thuế GTGT là 100 triệu đồng/năm. Nếu tính theo tỷ lệ tăng GDP và CPI bình quân từ 2013 đến nay thì mức này sẽ tương đương 285 triệu đồng/năm.
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị chỉnh lý dự thảo Luật, quy định cụ thể mức doanh thu hàng năm từ 200 (hoặc 300) triệu đồng trở xuống thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, đồng thời giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức doanh thu này phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ. Với phương án này, theo tính toán của Bộ Tài chính, dự kiến sẽ giảm thu khoảng 2.630 tỷ đồng (hoặc 6.383 tỷ đồng). Cơ quan soạn thảo đề nghị giao Chính phủ quy định mức doanh thu không chịu thuế này để bảo đảm linh hoạt, chủ động cho Chính phủ.
Cho ý kiến về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, từ năm 2013 đến nay, cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế và điều chỉnh của CPI thì mức doanh thu phải là 285 triệu đồng trở xuống mới không phải nộp thuế GTGT. Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh cũng cho biết, ý kiến các đại biểu cho rằng, cần tiếp tục nghiên cứu đưa ra mức doanh thu không chịu thuế phù hợp và đánh giá kỹ lưỡng tác động đối với nền kinh tế khi điều chỉnh mức doanh thu không chịu thuế, đồng thời đề nghị giao Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định mức doanh thu không chịu thuế để tạo sự linh hoạt trong quá trình điều hành phù hợp với tình hình thực tế.
Về mức doanh thu hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tán thành quy định ngưỡng doanh thu trong Luật và giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội thẩm quyền điều chỉnh phù hợp với từng thời kỳ. Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị các cơ quan tiếp tục phối hợp đánh giá tác động, lựa chọn phương án phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, bảo đảm không thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước.
Tăng thuế suất thuế GTGT theo lộ trình
Về ý kiến đề nghị triển khai định hướng tăng mức thuế suất phổ thông 10% theo lộ trình, theo Ủy ban Tài chính Ngân sách, Chiến lược cải cách thuế đến năm 2030, Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, Phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025) trong Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đều đưa ra phương hướng, nhiệm vụ nghiên cứu tăng thuế suất thuế GTGT theo lộ trình. Mức thuế suất phổ thông 10% của Việt Nam hiện nay là thấp so với các nước trong khu vực và thế giới, tạo ra dư địa để tăng thuế như nhiều nước đã làm để nâng cao hiệu quả thu ngân sách từ sau đại dịch.
Xu thế chính sách tài khoá giai đoạn hiện nay là tăng thuế gián thu đánh vào tiêu dùng một cách hợp lý để có điều kiện giảm thuế trực thu đánh vào đầu tư, góp phần giải quyết bài toán về số thu ngân sách, đồng thời khuyến khích đầu tư cho tăng trưởng, nhất là trong bối cảnh khó có thể ban hành sắc thuế mới như thuế tài sản trong giai đoạn trước mắt. Việc sửa đổi Luật thuế GTGT lần này là cơ hội để thực hiện nhiệm vụ đã đặt ra qua nhiều giai đoạn và là nội dung cơ bản để triển khai định hướng mở rộng cơ sở thu.
Tiếp thu ý kiến Đại biểu Quốc hội, đa số ý kiến trong Thường trực Uỷ ban Tài chính Ngân sách đề nghị bổ sung vào khoản 3 Điều 9 dự thảo Luật lộ trình tăng thuế suất thuế GTGT từ mức 10% lên 11% vào 1/1/2028 và lên mức 12% vào 1/1/2030 (dự báo tác động tăng thu từ lộ trình tăng thuế vào khoảng 40.100 tỷ đồng vào năm 2028 và 43.400 tỷ đồng vào năm 2030). Lộ trình này không ảnh hưởng đến mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế trong thời gian 4-5 năm tới và bảo đảm sự rõ ràng, minh bạch để các DN có thể tính toán, hoạch định kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp. Cơ quan soạn thảo đề nghị không quy định lộ trình tăng thuế mà sẽ tiếp tục nghiên cứu để Chính phủ trình Quốc hội trong giai đoạn tiếp theo của Chiến lược cải cách thuế.
Đối với định hướng tăng thuế suất thuế GTGT, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý cần bám sát định hướng tại Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững; bám sát Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm giai đoạn 2021 – 2030; Phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; Chiến lược cải cách thuế đến năm 2030… để xác định lộ trình, tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam còn khó khăn. Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị cân nhắc không quy định lộ trình tăng thuế GTGT trong Luật mà giao Chính phủ nghiên cứu trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Tin liên quan
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
16:53 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
EU "chia rẽ" về việc áp thuế xe điện Trung Quốc
07:59 | 16/09/2024 Xe - Công nghệ
Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
09:46 | 13/09/2024 Tài chính
Chile chính thức cấp C/O mẫu VC bản điện tử từ ngày 1/11/2024
15:03 | 16/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa Luật thuế TTĐB để giảm tỷ lệ tiêu thụ các mặt hàng có hại cho sức khoẻ
08:49 | 14/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá đảm bảo hài hòa lợi ích doanh nghiệp - nông dân - nhà nước
15:16 | 13/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tiếp tục lấy ý kiến về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
09:44 | 13/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bổ sung điều kiện được miễn thuế trong dự thảo Luật Thuế TNDN sửa đổi
08:15 | 11/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sử dụng tiền ký quỹ đối với hoạt động khai thác khoáng sản như thế nào?
07:45 | 11/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tăng chế tài xử phạt để hạn chế vi phạm trong kiểm toán độc lập
00:00 | 10/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa Luật để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp nhà nước
08:38 | 09/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thông tin về đề xuất bỏ quy định miễn thuế GTGT đối với hàng hóa có trị giá nhỏ
09:41 | 08/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tăng thuế rượu bia, thuốc lá cần đi đôi với phòng, chống buôn lậu, trốn thuế
16:41 | 06/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất bổ sung 2 chính sách cho Luật Dự trữ quốc gia
09:14 | 06/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vinamilk khẳng định thương hiệu sữa Việt trên thị trường quốc tế
09:10 | 05/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tranh thủ cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài từ sửa đổi Luật Kế toán
18:04 | 02/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
bawns cas h5
Tin mới
Ngành Tài chính khẩn trương hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, lũ
Xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá, ổn định tâm lý người tiêu dùng sau bão lũ
Nhóm Truyền cảm hứng ủng hộ, tặng quà học sinh vùng bão lũ
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
Nợ thuế, Dịch vụ Bưu chính viễn thông Sài Gòn bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan 1 năm
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform