Ngoài thiên tai, nhân tai cũng đang là vấn đề lớn
Ông có thể đánh giá tổng quan về tình hình thiên tai, bão lũ trong thời gian vừa qua?
Trong một số năm gần đây, các nước trên thế giới, trong khu vực và nhất là Việt Nam đang phải chịu những đợt thiên tai rất nặng nề, trái với quy luật và đã gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản.
Trước tác động của biến đổi khí hậu, trong năm 2017, trên địa bàn cả nước đã liên tiếp xảy ra các trận lũ quét, sạt lở đất, bão mạnh số 10. Đáng chú ý, ở đây chúng ta phải điểm đến những đợt mưa lũ lớn trái mùa, có những khu vực tổng lượng mưa đã lên tới 5.000ml, rất nhiều khu vực trên 3.000ml đến xấp xỉ 4.000ml và hầu hết các đợt mưa này rơi vào thời điểm các hồ chứa của chúng ta đã đầy nước. Rồi các cơn bão với cường độ rất mạnh đổ bộ vào những khu vực như Khánh Hòa – là địa phương rất nhiều năm nay không có bão hoặc sự hình thành áp thấp nhiệt đới đúng thời điểm, vị trí như cơn bão Linda đổ bộ vào năm 1997. Và còn rất nhiều loại hình thiên tai khác như sạt lở đất khủng khiếp ở khu vực Mù Căng Chải, Mường La, Hòa Bình…
Nhiều ý kiến cho rằng việc phải đối mặt với các hình thái thời tiết bất thường trong năm nay không chỉ do thiên tai mà còn do nhân tai. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Đúng là chúng ta đang phải đối mặt với tình hình thiên tai đang rất dữ dội. Nhưng ngoài nguyên nhân khách quan do biến đổi khí hậu gây ra những đợt mưa lũ bất thường, còn có cả nguyên nhân chủ quan như phong tục tập quán của người dân thường sinh sống ở các triền đồi, dưới chân núi hay gần các dòng sông, khi có lũ lớn rất dễ xảy ra thiệt hại về người. Bên cạnh đó, tình hình phát triển kinh tế-xã hội của chúng ta ngày càng lớn, số lượng dân cư ngày càng đông chính vì vậy mà các hoạt động liên quan đến các rủi ro về thiên tai ngày càng nhiều hơn. Đồng thời, các quốc gia ở thượng nguồn sử dụng chung tài nguyên với chúng ta, nhất là sử dụng chung nước sông Mê Kông và sông Hồng, cũng đang làm gia tăng rủi ro thiên tai đối với chúng ta.
Chúng ta cũng phải thấy rằng nguy cơ xảy ra rủi ro thiên tai gia tăng do việc hoạt động của kinh tế - xã hội. Chính chúng ta đang gây ra những hiểm họa thiên tai. Vì vậy, trong Luật Phòng chống thiên tai đã đề cập đến và ở các quốc gia khác đang thực hiện việc này rất nghiêm đó là lồng ghép công tác phòng chống thiên tai trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và kế hoạch phát triển của các bộ, ngành.
Tuy nhiên, trên thực tế, những tuyến đường của chúng ta từ Bắc vào Nam đã hình thành nên những con đập chắn lũ, các khu vực sạt lở ở những tuyến đường mở mới, việc san lấp những vùng thấp trũng và người dân làm nhà thiếu kiểm soát ở hầu hết lòng sông, kênh rạch khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực bị sạt lở lũ quét ở miền núi, việc khai thác khoáng sản thiếu quy hoạch. Ở nhiều vùng việc khai thác cát sỏi đã trở thành tệ nạn đang làm trầm trọng thêm nguy cơ sạt lở và ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội. Như vậy ngoài thiên tai thì vấn đề về nhân tai cũng đang là vấn đề lớn mà chúng ta phải đối mặt và việc này cần phải thực hiện một cách nghiêm chỉnh, quyết liệt từ Trung ương cho đến địa phương và nhất là chính quyền ở các cơ sở.
Theo ông, trong thời gian tới chúng ta cần hành động gì để ứng phó với biến đổi khí hậu đang ngày càng khắc nghiệt?
Trong thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã có các hành động quyết liệt, nếu không với một quốc gia có nhiều thiên tai xảy ra triền miên từ đầu năm đến cuối năm hết tất cả các vùng miền thì chắc chắn thiệt hại sẽ không chỉ dừng lại ở con số như vừa qua. Từ những người đứng đầu Chính phủ như Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, chỉ đạo về việc xây dựng cơ chế chính sách, quan tâm trong việc đầu tư, bố trí nguồn vốn cho xây dựng công trình cũng như là đến tận các vùng mà thiên tai xảy ra; rồi các bộ, ngành nhất là Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cũng đã thường xuyên theo dõi, cảnh báo thông tin, hướng dẫn cũng như bổ khuyết thêm những kế hoạch hành động cụ thể trong từng đợt thiên tai và tổng hợp thiệt hại để hướng dẫn cho việc tái thiết. Sự tham gia tích cực của các bộ, ngành địa phương, đặc biệt là lực lượng Quân đội và Công an đã có những chương trình triển khai bài bản, cụ thể và chủ động đối phó với thiên tai.
Chúng ta chỉ bị thiệt hại nặng nề của hai đợt thiên tai lớn, đó là đợt sạt lở đất lũ quét sau hoàn lưu của cơn bão số 10 cũng như thiệt hại sau cơn bão số 12 và hoàn lưu của cơn bão này đối với khu vực Nam Trung bộ. Còn lại hầu hết ở các đợt thiên tai khác, như cơn bão số 10 ở khu vực miền Trung thiệt hại về người ít, chính là thành quả từ việc hoàn thiện thể chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật. Bên cạnh đó, khả năng chống chịu của công trình cũng ngày càng tăng lên và các kịch bản ứng phó với các loại hình thiên tai cũng đang từng bước được hoàn thiện; sự huy động của các tổ chức, các cộng đồng xã hội, đào tạo nâng cao năng lực của cộng đồng và hệ thống truyền thông của các địa phương đang ngày càng hoàn thiện, tích cực truyền tải thông tin về thiên tai đến với người dân.
Tuy nhiên, chúng ta cũng còn rất nhiều việc cần phải làm. Thứ nhất, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong công tác dự báo, cảnh báo nhưng đây còn là vấn đề giữa thực tiễn với đòi hỏi của cuộc sống đang còn rất lớn, cần phải nâng cao. Thứ hai, năng lực chống chịu của các cơ sở hạ tầng và của các công trình dân cư và của các doanh nghiệp hiện nay cần phải nâng cấp lên. Bởi trên thực tế nhiều khu vực dân cư sau một cơn bão đã trở nên xơ xác do khi chúng ta xây dựng không tính đến chuyện sẽ phải ứng phó với các cơn bão thường xuyên xảy ra. Ở các khu vực nuôi trồng thủy sản, người dân cũng như chính quyền chưa có quy hoạch cũng như xây dựng các lồng bè chưa đáp ứng được yêu cầu để đảm bảo chống bão.
Những nội dung như 4 tại chỗ - là một kinh nghiệm quý báu của Việt Nam mà quốc tế đang phải học tập, thế nhưng hiện nay ở nhiều vùng 4 tại chỗ vẫn đang còn hình thức, bão vừa đổ bộ xong, mới ngập úng trong 1, 2 ngày đã kêu là không còn bất kì cái gì để đảm bảo cho cuộc sống nữa trong khi theo quy định phải đảm bảo cho đủ 7 ngày.
Và một vấn đề rất quan trọng là cơ quan chuyên trách cho phòng chống thiên tai ở các địa phương hiện chưa chuyên trách, chưa chuyên nghiệp nên kinh phí cho việc ứng phó với thiên tai sẽ rất lớn và hiệu quả không được cao. Đây là vấn đề đang tồn tại, bởi hầu hết ở các địa phương là cả hệ thống chính trị đều vào cuộc nhưng những vấn đề cốt lõi căn cơ, cơ sở dữ liệu, những kịch bản, phương án phải là những cơ quan chuyên trách, cơ quan chuyên môn tham mưu cho chính quyền thì mới có thể có những giải quyết bài bản.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
21:17 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
08:41 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics