Người Nhật “bày cách” phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt
Sản phẩm linh kiện điện tử của Công ty TNHH 4P ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên cung cấp cho nhiều tập đoàn trên thế giới. Ảnh: Kiên Nguyễn |
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 130,94 tỷ USD, tăng 30,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện tăng 19,6%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 26%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng tới 74,8%.
Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đánh giá, kết quả trên có sự tham gia tích cực của lĩnh vực CNHT tại Việt Nam. Những năm qua, doanh nghiệp CNHT của Việt Nam đã phát triển cả về số lượng và chất lượng, cải thiện năng lực sản xuất và tham gia ngày càng sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu.
Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành CNHT chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, tạo việc làm cho hơn 600.000 lao động, chiếm 8% lao động toàn ngành chế biến, chế tạo. Doanh thu sản xuất, kinh doanh đạt hơn 900.000 tỷ đồng, đóng góp gần 11% tổng doanh thu toàn ngành chế biến, chế tạo.
Một số doanh nghiệp sản xuất linh kiện Việt Nam có năng lực khá tốt tại những lĩnh vực như: Sản xuất khuôn mẫu các loại; linh kiện xe đạp, xe máy; linh kiện cơ khí tiêu chuẩn; dây cáp điện; linh kiện nhựa - cao su kỹ thuật; săm lốp các loại. Các sản phẩm này đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và được xuất khẩu tới các quốc gia trên thế giới, trong đó có Nhật Bản.
Tại Hội nghị giao thương trực tuyến CNHT Việt Nam – Nhật Bản 2021 vừa diễn ra, bên cạnh những kết quả đã đạt được, phân tích thách thức của doanh nghiệp CNHT Việt Nam, ông Akutsu Michio, chuyên gia tư vấn Hiệp hội Các nhà tư vấn kinh doanh quốc tế Nhật Bản nêu rõ, năng suất doanh nghiệp còn khá thấp.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn thiếu nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao; việc cấp vốn để đầu tư trang thiết bị còn khó; thiếu thông tin của các nhà cung cấp nguyên vật liệu chất lượng và giá rẻ ở nước ngoài…
“Các doanh nghiệp CNHT của Việt Nam cần nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm; có biện pháp hỗ trợ để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao”, ông Akutsu Michio nhấn mạnh.
Ngoài ra, vị này cũng lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam, sản phẩm công nghiệp được tạo thành từ hàng nghìn bộ phận, nếu thiếu một bộ phận, dây chuyền lắp ráp sẽ bị dừng. Do vậy, các doanh nghiệp CNHT Việt Nam phải xác định được khả năng cung cấp sản phẩm CNHT thường xuyên.
Ở góc độ nguồn vốn, theo ông Akutsu Michio cần thiết phải cải thiện cơ chế cấp vốn để doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể dễ dàng tiếp cận.
Trên thực tế, ngoài cung cấp sản phẩm CNHT cho các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có nhiều cơ hội cung cấp cho những doanh nghiệp lắp ráp chế tạo cuối cùng tại nước ngoài.
Xác định ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ là động lực phát triển kinh tế, thời gian qua, Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện, cơ chế để phát triển nhóm ngành này.
Bộ Công Thương đã triển khai thành lập 3 Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp tại 3 vùng kinh tế trọng điểm khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
Mục tiêu đặt ra là hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và CNHT đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ sản xuất thử nghiệm, nâng cao năng suất chất lượng, tạo giá trị gia tăng cũng như tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan xung quanh câu chuyện phát triển CNHT tại Việt Nam nói chung, TS. Lê Quốc Phương, nguyên Phó giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, vấn đề này thời gian qua đã có nhiều hô hào phát triển, nhiều chính sách, giải pháp nhưng chưa làm được như kỳ vọng, đặt ra đòi hỏi cần cách làm quyết liệt hơn trong thời gian tới.
“Phát triển mạnh CNHT mới giúp Việt Nam nâng cao giá trị giá tăng trong xuất khẩu, tăng hàm lượng nội địa từ đó giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu, linh phụ kiện, bớt phụ thuộc nước ngoài. Việt Nam sẽ dần chuyển từ nền kinh tế gia công, lắp ráp xuất khẩu sang trình độ sản xuất cao hơn”, chuyên gia Lê Quốc Phương nhấn mạnh.
Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp Nhật Bản trong việc tìm kiếm đối tác cung cấp sản phẩm CNHT của Việt Nam, tháng 6/2020, Bộ Công Thương đã khai trương Hệ thống cơ sở dữ liệu các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và CNHT Việt Nam. Theo đó, hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin này đã có hơn 3.600 doanh nghiệp đầy triển vọng của Việt Nam trong các lĩnh vực cơ khí chế tạo, ô tô, điện tử, dệt may, da giày. Những dữ liệu này đã tạo thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh. |
Tin liên quan
Nhật Bản sẽ tăng cường hỗ trợ các dự án sản xuất pin xe điện trong nước
07:52 | 12/09/2024 Xe - Công nghệ
Việt Nam hướng đến du lịch xanh, bền vững
14:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024: Nhiều chỉ số cải thiện đáng kể
20:39 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
bawns cas h5
Tin mới
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
5 giải pháp chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Xuất cấp các mặt hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang
Sửa Luật thuế TTĐB để giảm tỷ lệ tiêu thụ các mặt hàng có hại cho sức khoẻ
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform