Người nước ngoài đến Việt Nam hoạt động cho vay nặng lãi trên 1.000%/năm
HDBank bổ sung 5.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất cho vay doanh nghiệp Người nước ngoài vào Việt Nam tạo vỏ bọc doanh nghiệp để buôn bán ma túy |
Các khách mời trao đổi về giải pháp xóa sổ tín dụng đen |
Đó là thông tin được Thượng tá Lê Vinh Tùng, Phó phòng Trọng án, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an đưa ra tại hội thảo “Xóa sổ tín dụng đen bằng cách nào?” do báo Tuổi Trẻ tổ chức ngày 30/11.
Ba phương thức hoạt động của tín dụng đen
Theo Thượng tá Lê Vinh Tùng, tội phạm tín dụng đen được thể hiện trên ba phương thức. Thứ nhất là tội phạm tín dụng đen truyền thống như quảng cáo cho vay dán ở cột điện, ở tường, trên phố.
Thứ hai là tội phạm tín dụng đen truyền thống kết hợp công nghệ với các thủ đoạn thành lập các cơ sở kinh doanh cầm đồ hoặc biến tướng, các doanh nghiệp kinh doanh tài chính. Sau đó, sử dụng mạng xã hội, website, ứng dụng quản lý cầm đồ hoặc ứng dụng cho vay để quảng cáo, tiếp cận người vay.
Đặc biệt, gần đây đã phát hiện thủ đoạn các đối tượng thành lập doanh nghiệp gồm công ty tài chính, doanh nghiệp, công ty luật rồi mua lại các khoản nợ xấu, nợ khó đòi, sau đó gọi điện, nhắn tin đe dọa nhằm cưỡng đoạt tài sản.
Thứ ba là tội phạm tín dụng đen sử dụng thủ đoạn công nghệ cao hoàn toàn. Đối tượng hoạt động qua mạng xã hội hoặc tạo lập các ứng dụng giả, nhái của ngân hàng, tổ chức tín dụng để dụ dỗ, mời chào vay tiền. Các đối tượng yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin cá nhân, sau đó nhắn tin, đe dọa, đòi nợ. Thậm chí các đối tượng lừa đảo yêu cầu người vay tiền đặt cọc rồi chiếm đoạt.
Qua đấu tranh triệt phá tội phạm tín dụng đen, cơ quan công an phát hiện các đối tượng người nước ngoài (Trung Quốc, Nam Phi, Nga, Latvia) đến Việt Nam thành lập, thu mua, thuê người đứng tên doanh nghiệp có chức năng cầm đồ, tư vấn, kinh doanh tài chính. Các đối tượng này tuyển dụng nhân viên để sử dụng các ứng dụng, website cho vay lãi nặng lên đến trên 1.000%/năm. Sau đó móc nối với một số nhân viên ngân hàng, công ty trung gian thanh toán, ví điện tử để giải ngân, thu hồi các khoản vay.
Theo đó, một số vụ việc đã bị phát hiện và triệt phá tại Hà Nội, Lào Cai, TPHCM, Cần Thơ, Quảng Nam… Điển hình như Cục Cảnh sát hình sự đã phối hợp với Công an TPHCM, Tiền Giang, Hà Nội để đấu tranh triệt phá hàng loạt doanh nghiệp với thủ đoạn đòi nợ với 3 cấp độ: thứ nhất, gọi điện chửi bới, đe dọa khách hàng trả tiền; thứ hai, gọi điện đe dọa sẽ giết người thân, ghép hình tung lên mạng xã hội để bôi nhọ, đe dọa cho mất việc làm; thứ ba, mang quan tài đến nhà, cơ quan, tổ chức, đặt bình ga, xăng dọa cho nổ cơ quan, nhà ở…
Cần tăng mức chế tài
Theo Thượng tá Lê Vinh Tùng, sau khi lực lượng Công an đã triệt phá hàng loạt các doanh nghiệp núp bóng và xử lý về hành vi cưỡng đoạt tài sản thì các đối tượng có dấu hiệu tan rã, co cụm, hoạt động cầm chừng, tình trạng gọi điện, nhắn tin khủng bố đã giảm rõ rệt, tác động mạnh đến tình hình tội phạm liên quan, hiệu quả răn đe rất lớn.
Tuy nhiên, lợi dụng việc cơ quan Công an trấn áp, xử lý quyết liệt các hành vi gọi điện, nhắn tin đe dọa đòi nợ để cưỡng đoạt tài sản như trên, xuất hiện tình trạng một số đối tượng vay vốn của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty tài chính chính thống… cố tình “chây ỳ” trả nợ, làm phát sinh nhiều chi phí, tăng nợ xấu. Thậm chí trên mạng xã hội xuất hiện nhiều hội nhóm kín, đăng tải các bài viết, video hướng dẫn, lôi kéo cách “bùng nợ” khi vay qua ứng dụng của các ngân hàng, công ty tài chính. Điều này đã gây ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng chính thống, phát sinh các chi phí để đảm bảo an toàn và bù đắp nguồn vốn, khó thu hồi nợ dẫn đến giảm lợi nhuận kinh doanh, thu hẹp diện đối tượng được vay vốn...
Ông Marcin Figlus, Giám đốc khối quản trị rủi ro Công ty tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC cho biết, công ty đang gặp phải những khó khăn trong hoạt động cho vay tín dụng như: người vay không thể chi trả, đối tượng cho vay không đúng luật pháp, đối tượng bùng nợ vay…
Ông Marcin Figlus cũng bày tỏ bức xúc về tình trạng nhân viên thu hồi nợ của doanh nghiệp thường bị hiểu lầm đến từ những công ty bất chính. Trong khi các tổ chức tín dụng đen sử dụng chiêu thức bất hợp pháp để tấn công người vay, thì nhân viên của công ty chính thống lại bị tấn công từ chính người vay, bị đưa thông tin lên Facebook và các phương tiện truyền thông khác. Trong giai đoạn 2019 - 2020, SMBC ghi nhận 2 trường hợp nhân viên thu hồi nợ bị tấn công bởi người vay. Tuy nhiên, từ tháng 1-2022 đến nay, doanh nghiệp có tới 24 nhân viên bị tấn công.
Từ thực tế này, tiến sĩ Lê Thị Hoàng Thanh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự kinh tế, Bộ Tư pháp kiến nghị cần xây dựng khung khổ pháp lý nhằm nâng cao nghĩa vụ của người đi vay với tổ chức tín dụng và có các biện pháp hữu hiệu, chặt chẽ để bên đi vay phải thực hiện đúng nghĩa vụ, không thể chây ỳ.
Cụ thể, cần có quy định giới hạn trần lãi suất cho vay và giới hạn các loại phí quản lý khoản vay để cân bằng quyền lợi chính đáng giữa bên vay và bên cho vay. Tham khảo kinh nghiệm quốc tế cho thấy như tại Nhật Bản, trần lãi suất vay tiêu dùng là 20%/năm. Còn ở Ấn Độ, lãi vay tiêu dùng dao động trong khoảng 12-48%/năm; tại Brazil là 30-70%; tại Mỹ, chỉ khoảng 8-36%/năm; Trung Quốc áp dụng từ 10-40%/năm.
Thượng tá Lê Duy Sâm, Phó phòng Cảnh sát hình sự, Công an TPHCM cũng cho rằng, quy chế chế tài với tội cho vay lãi nặng hiện còn quá nhẹ, nhất là chỉ quy định hai khung: thu lợi bất chính từ 30 - 100 triệu và khung trên 100 triệu đồng. Như vậy, người thu nợ bất chính 100 triệu đồng nếu xử kịch khung thì cũng chỉ bị tối đa 3 năm tù, trong khi người thu nợ bất chính hàng chục tỷ hay trăm tỷ thì cũng chỉ bị tối đa 3 năm tù. Thượng tá Lê Duy Sâm cho rằng cần nâng cao mức xử phạt để đủ sức răn đe với tội phạm này tín dụng đen.
Tin liên quan
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm Mông Cổ, Ireland, Pháp
08:01 | 30/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tây mà là… của ta
06:12 | 29/09/2024 Người quan sát
Duy trì thông suốt hoạt động Hải quan, Thuế, Kho bạc... để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại do bão số 3
20:17 | 28/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phấn đấu tăng trưởng sau bão, Thủ tướng kêu gọi "mỗi người làm việc bằng hai"
19:28 | 28/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cuba trao tặng Huân chương Jose Marti cho Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
20:17 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công
19:26 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước hội đàm với Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba
14:34 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Cuba diễn ra trọng thể
08:15 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng kỳ vọng Bình Dương bứt phá, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
21:29 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III đã vượt mốc 20.000 đồng/lít
15:20 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương ban hành Thông tư hướng dẫn cơ cấu lại nợ bị ảnh hưởng bởi bão số 3
14:57 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba
14:04 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden
14:04 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Phá vụ buôn lậu bạch kim trị giá gần 32 tỷ đồng
Hàn-Trung nhất trí hợp tác, thúc đẩy quan hệ song phương
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm Mông Cổ, Ireland, Pháp
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics