Nguy cơ Chính phủ Mỹ đóng cửa vẫn rình rập
Bầu cử Mỹ: Đảng Cộng hòa đã giành đủ 218 ghế để kiểm soát Hạ viện Bầu cử Mỹ 2024: Cựu Phó Tổng thống Mike Pence tuyên bố ra tranh cử Lần đầu tiên trong lịch sử, Chủ tịch Hạ viện Mỹ bị bãi nhiệm |
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson |
Nhưng sau đó, gần 100 thành viên đảng Cộng hòa tại Hạ viện một lần nữa bỏ phiếu chống dự luật ngân sách tạm thời ngăn Chính phủ đóng cửa vì không hài lòng với việc dự luật không đề cập việc cắt giảm nhiều trợ cấp trong nước. Hơn nữa, những thành viên cực hữu này dọa sẽ đóng cửa Chính phủ một lần nữa vào đầu năm tới nếu họ không đạt được điều họ muốn.
Nhưng thay vì khuất phục trước những thành phần cực đoan nhất trong cuộc họp kín của đảng Cộng hòa, các nhà lãnh đạo đảng tại Hạ viện có thể nhận thấy đảng Dân chủ đã đồng ý giảm ngân sách hồi đầu năm nay và nỗ lực thông qua các dự luật lưỡng đảng, với cùng một liên minh lưỡng đảng vừa bỏ phiếu để duy trì Chính phủ hoạt động.
Hồi mùa Hè, nhằm thuyết phục các thành viên đảng Cộng hòa tại Hạ viện tránh để nước Mỹ vỡ nợ, chính quyền của Tổng thống Joe Biden và các thành viên đảng Dân chủ trong Quốc hội đã đồng ý về mức trợ cấp tổng thể trong hai năm tới, trong đó có những cắt giảm mạnh đối với các khoản phân bổ ngân sách. Thỏa thuận đó đặt ra giới hạn về tổng số tiền phân bổ cho quốc phòng và tất cả các khoản cấp ngân sách khác. Những giới hạn đó có nghĩa là nguồn tài trợ thực tế cho các hoạt động ngoài quốc phòng trong năm 2024 và 2025 sẽ ít hơn so với năm 2023.
Trên thực tế, Thượng viện đã soạn thảo các dự luật phân bổ ngân sách lưỡng đảng phần lớn phù hợp với thỏa thuận mà hai đảng đạt được. Nếu các thành viên đảng Cộng hòa tại Hạ viện cũng làm như vậy, nước Mỹ không đối mặt với nguy cơ Chính phủ bị đóng cửa như hiện nay. Nhưng thay vào đó, các hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa phớt lờ thỏa thuận lưỡng đảng và theo đuổi một quy trình đảng phái nghiêm ngặt, cúi đầu trước những thành phần cực đoan nhất trong cuộc họp kín của đảng và nhất quyết giảm lớn hơn những gì đã thỏa thuận trước đó. Yêu cầu của họ bao gồm giảm 80% ngân sách giáo dục cho các trường có tỷ lệ nghèo cao, giảm trợ cấp cho cơ sở hạ tầng nước sạch, hỗ trợ dinh dưỡng, nghiên cứu về bệnh ung thư... Những cắt giảm này không nhận được đủ sự ủng hộ ngay cả trong cuộc họp kín của chính đảng Cộng hòa tại Hạ viện.
Về cơ bản, việc cắt giảm như thế không cần thiết. Tổng ngân sách hàng năm, không bao gồm ngân sách quốc phòng, trên thực tế đã giảm dần tính theo phần trăm của tổng nền kinh tế trong vài thập kỷ qua. Dù nguồn ngân sách trong các tài khóa 2022 và 2023 đã tăng nhẹ so với mức rất thấp của những năm trước, tổng chi tiêu hiện nay vẫn thấp hơn mức trung bình trong 50 năm qua.
Tuy nhiên, sự thật là nợ công tăng nhanh hơn dự kiến trong 25 năm qua. Nhưng thủ phạm không phải là việc tăng phân bổ ngân sách, thậm chí không phải là các cam kết lớn của liên bang như An sinh xã hội, Medicare và Medicaid. Nguồn tài trợ cho các chương trình đó thực tế tăng chậm hơn dự kiến trong 2 thập kỷ qua. Trên thực tế, nguyên nhân chính của việc nợ công ngày càng tăng là do việc cắt giảm thuế liên tục, khiến nước Mỹ thiệt hại khoảng 10.000 tỷ USD kể từ năm 2001.
Mùa ngân sách lẽ ra có thể tốt hơn nếu các hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa chấp nhận những nhượng bộ mà họ đã đạt được và tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận mà họ đã đồng ý, giống như Thượng viện đã làm. Chừng nào họ chưa thức tỉnh, người dân Mỹ sẽ tiếp tục phải trả giá.
Tin liên quan
IMF quan ngại về chính sách thuế quan của Mỹ
14:01 | 03/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nước Nga chuẩn bị cho một cuộc đối đầu lâu dài với Mỹ
08:43 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Upbit: Lĩnh vực tiền điện tử sẽ tiếp tục phát triển hậu bầu cử Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Cục diện "khó lường" ở Trung Đông
08:57 | 05/10/2024 Nhìn ra thế giới
WCO và ESA hợp tác ứng phó khủng hoảng và an ninh thông qua công nghệ không gian
15:50 | 04/10/2024 Hải quan thế giới
Châu Âu giảm dần sự phụ thuộc vào khí đốt Nga
08:41 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất trong tháng 10
07:59 | 01/10/2024 Nhìn ra thế giới
Phá vụ buôn lậu bạch kim trị giá gần 32 tỷ đồng
08:23 | 30/09/2024 Hải quan thế giới
Hàn-Trung nhất trí hợp tác, thúc đẩy quan hệ song phương
08:01 | 30/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và than đá
08:16 | 27/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Trung Quốc thảo luận về những thách thức và các mối đe dọa
14:04 | 26/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ siết kiểm soát thông tin mô tả hàng hóa
13:41 | 26/09/2024 Hải quan thế giới
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
16:16 | 24/09/2024 Hải quan thế giới
Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh
09:14 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
EC kiện Trung Quốc lên WTO liên quan các biện pháp phòng vệ thương mại
09:13 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tăng thấp hơn dự báo, BoE có khả năng giữ nguyên lãi suất
08:10 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Nợ thuế gần 4,8 tỷ đồng, Công ty CP XNK và dịch vụ tổng hợp Nghệ An bị cưỡng chế
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
Hợp tác phát triển giữa TPHCM và 9 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ
Tập trung xử lý các khoản nợ thuế trong những tháng cuối năm
Cục diện "khó lường" ở Trung Đông
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics