Nhà báo Lê Anh: “Nhiều thước phim chúng tôi sử dụng có thể phải trả bằng máu của các đồng nghiệp đi trước”
Tổng Kịch bản, nhà báo Lê Anh (thứ hai từ trái qua) phỏng vấn nguyên Đại sứ Hiệp Chúng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam. |
Vào dịp kỷ niệm 96 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2021), Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XV năm 2020 đã chọn được 112/150 tác phẩm xuất sắc để trao giải, trong đó có 1 giải Đặc biệt. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên sau 15 năm tổ chức, đã có tác phẩm tiêu biểu, nổi trội để Hội đồng chọn trao giải Đặc biệt.
Đó là tác phẩm phim tài liệu “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình” của Báo Nhân dân. Nhân dịp này, Tạp chí Hải quan đã có cuộc trao đổi với Nhà báo Lê Anh, Tổng kịch bản - Giám đốc sản xuất phim tài liệu nhiều tập “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh-Biên niên sử truyền hình”.
Trước hết xin chúc mừng ông và các tác giả Nhóm thực hiện Dự án phim tài liệu 90 tập “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình” vừa đoạt giải thưởng Đặc biệt Giải Báo chí quốc gia năm 2020. Đây là giải thưởng cao nhất của Giải Báo chí quốc gia từ trước đến nay. Cảm xúc của ông thế nào khi đón nhận tin vui này?
- Vâng, xin cảm ơn đồng nghiệp. Chúng tôi những người thực hiện bộ phim vô cùng vinh dự được nhận giải thưởng đặc biệt “Giải Báo chí quốc gia” năm 2020. Đây là giải đặc biệt, lần đầu tiên sau 15 năm Giải báo chí quốc gia tổ chức.
Để gặt hái được giải thưởng cao quý này, là sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ ban ngành địa phương và các tổ chức, cá nhân, đồng nghiệp trong và ngoài nước đã chỉ đạo, phối hợp giúp đỡ.
Đặc biệt là sự quan tâm, theo dõi, hưởng ứng cũng như những đóng góp quý báu của đông đảo công chúng, người xem đối với bộ phim, là động lực giúp chúng tôi gặt hái được thành công ngày hôm nay.
Bộ phim nhiều tập “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình” vừa được trao giải đặc biệt, ông có thể nói rõ hơn bộ phim này đặc biệt như thế nào?
- Đây là bộ phim khá đặc biệt về nội hàm và nội dung của nó bao quát cả một giai đoạn lịch sử rất dài. Bộ phim phản ánh một cách có hệ thống, đầy đủ xuyên suốt về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công đến nay.
Ngoài năm tập đầu tiên của phim là sự dẫn dắt cho khởi đầu sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam có nội dung phản ánh dòng chảy lịch sử từ năm trước 1930 đến năm 1944 với tên gọi "Khát vọng độc lập tự do"…
Bắt đầu từ năm 1945 đến năm 2020, mỗi năm là một tập phim, một số năm có nhiều sự kiện được thực hiện trong 2 tập phim. Điều đặc biệt nữa đây là bộ phim tài liệu dài 90 tập, đồ sộ nhất từ trước đây nay với sự tham gia của 10 ekip.
Mỗi ekip có sự sáng tạo riêng nhưng đều thống nhất và quan niệm sự hấp dẫn của phim nằm ở tính chính xác, tính lịch sử, tính sự kiện, tính vấn đề và vai trò của Đảng.
Như ông vừa cho biết thì Dự án phim tài liệu này là một dự án lớn, với khối lượng nội dung đồ sộ, nhiều hình ảnh, tư liệu liên quan đến mọi lĩnh vực trong cả một quá trình lịch sử dài, tổ chức sản xuất trên diện rộng trong và ngoài nước. Vậy cái khó nhất trong quá trình thực hiện dự án phim biên niên sử này là gì, thưa ông?
- Đây là một đồ sộ nên khâu chuẩn bị và tổ chức sản xuất rất quan trọng. Vì thế phim đã được chuẩn bị kỹ từ gần 5 năm, trước khi bước vào giai đoạn sản xuất thực tế. Dự án phim đã huy động đội ngũ những người làm phim giàu kinh nghiệm và uy tín về nghề nghiệp từ các Hãng phim, các Đài truyền hình, các chuyên gia điện ảnh, nhà khoa học, viện nghiên cứu và các đơn vị truyền thông… tham gia bộ phim này.
Có được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Bí thư và các cấp lãnh đạo nên những người làm phim đã gặp khá nhiều thuận lợi trong quá trình tiếp cận tư liệu, khai thác tài liệu ở các đầu mối. Nhưng khó khăn cũng rất nhiều, khó khăn đầu tiên là tìm và khai thác tư liệu vì nhiều tư liệu tìm không dễ dàng và phải đi lại nhiều lần mới có được...
Tiếp đó là khâu làm thế nào để tổ chức sản xuất với nhiều ê kíp, chắp nối làm sao để các ê kíp đi vào sản xuất; Chúng tôi cũng xác định phải tạo được tiếng nói chung trong quá trình làm phim để khi sâu chuỗi nội dung cũng như sự kiện tạo nên sự hài hòa, vì những người làm nghề có tính độc lập cao.
Tổng Kịch bản, nhà báo Lê Anh phỏng vấn Bí thư Toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp Fabien Roussel. |
Biên niên sử truyền hình này được ghi nhận có nhiều tư liệu, hình ảnh, tài liệu quý lần đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam. Cơ duyên nào đưa các ông tiếp cận và có được những hình ảnh, tư liệu quý đó?
- Một bộ phim đồ sộ như vậy đòi hỏi khối lượng tư liệu khổng lồ. Khó khăn lớn nhất của đội ngũ làm phim là tìm kiếm nhiều nguồn và xác thực tư liệu.
Tuy nhiên, đúng là cơ duyên trong quá trình tìm những tư liệu quý, may mắn là những người làm phim chúng tôi đã được tạo điều kiện tiếp cận nhiều trung tâm lưu trữ, cơ quan điện ảnh truyền hình trong và ngoài nước như: Viện phim Việt Nam, Thư viện Quốc hội Mỹ, Trung tâm Việt Nam tại Mỹ, Trung tâm lưu trữ Đảng Cộng sản Pháp và Trung tâm Điện ảnh Pháp, các trung tâm lưu trữ tại Nga và một số nước khác… Nhờ đó, bộ phim có một số tư liệu quý lần đầu được giới thiệu tại Việt Nam.
“Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình” được dư luận đánh giá không chỉ góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, mà còn góp phần tuyên truyền, phản bác các âm mưu thủ đoạn xuyên tạc sự thật, chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ý kiến của Tổng kịch bản - Giám đốc sản xuất như thế nào?
- Đúng thế. Có thể nói, bộ phim có sức lan tỏa, khơi gợi được lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, mọi người như đều thấy mình trong đó. Điều đặc biệt phim phát sóng không chỉ những người lớn tuổi mà lớp trẻ cũng rất quan tâm.
Đồng thời, không cần “đao to búa lớn” mà qua bộ phim đã góp phần phản bác lại các thế lực thù địch, xuyên tạc lịch sử bằng các sự kiện chân thực của lịch sử được nhìn nhận nhiều chiều trong dòng chảy vô cùng tự hào của lịch sử dân tộc trong Thời đại Hồ Chí Minh.
Được biết, ông là một nhà báo được đào tạo chính quy về báo chí, chuyên ngành truyền hình, đã thực hiện và tham gia thực hiện nhiều phim truyền hình. Nhưng hỏi thật, khi được giao dự án phim đồ sộ thế này, ông mừng nhiều hay lo lắng nhiều hơn?
- Mặc dù tôi cũng được đào tạo bài bản về chuyên ngành truyền hình, và may mắn được làm Tổng đạo diễn phim tài liệu “54 dân tộc Việt Nam cộng đồng bản sắc” dài 54 tập đã phát sóng và được đánh giá tốt, nhưng đó cũng chỉ là kinh nghiệm cá nhân.
Còn với bộ phim này, tôi với vai trò là Tổng kịch bản và Giám đốc sản xuất, mừng vì sự tin tưởng được giao trọng trách này nhưng cũng có sự lo lắng rất nhiều. Bởi chúng tôi phải dành thời gian rất nhiều để đọc, đi tìm những chuyên gia để trao đổi.
Chúng tôi phải sử dụng lực lượng đa dạng, nhiều nơi, tổ chức một lúc nhiều kíp sản xuất khác nhau để đẩy nhanh tiến độ. Có những thủ pháp nghề nghiệp lần đầu tiên thực hiện nên có khi vừa làm vừa tìm hiểu từ các chuyên gia, các đồng nghiệp…
Có thể nói, những người tham gia sản xuất phải nỗ lực rất nhiều để theo đuổi dự án. Qua đây chúng tôi cũng học hỏi được rất nhiều về nghề nghiệp, chuyên môn về làm phim, cũng như tiếp cận được những kiến thức về lịch sử.
Được biết, trong quá trình phát sóng các tập đầu, dự án phim vẫn tiếp tục sản xuất “cuốn chiếu” các tập còn lại. Việc làm này có khi nào ông và nhóm làm phim nghĩ tới sẽ phải thay đổi lịch phát sóng không? Ông có thể chia sẻ đôi chút về sức ép công việc thực hiện dự án phim này?
- Phim “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình” quá trình chuẩn bị như đã nói trong vòng 4-5 năm, nhưng thực tế bắt tay vào sản xuất đến khi phát sóng chỉ có 1 năm. Vì vậy, bộ phim phải vừa sản xuất vừa phát sóng nhằm đảm bảo thời gian đặt ra. Đến khi phát sóng, ekip sản xuất mới chuẩn bị nội dung được khoảng 60% (50 tập). Việc thay đổi lịch phát sóng thì không (cười), nhưng nên dù sức ép đến đâu chúng tôi vẫn phải đảm bảo. Chúng tôi phải “gồng mình” lên để thực hiện.
Sau mỗi tập phim phát sóng, ông nhận được thông tin phản hồi thế nào? Những thông tin phản hồi ấy giúp gì cho các ông thực hiện những tập phim tiếp theo?
- Trong quá trình phát sóng bộ phim chúng tôi cũng nhận được những ý kiến đóng góp mang tính xây dựng của độc giả. Sau khi bộ phim được phát sóng xong vào tháng 2 năm 2021, chúng tôi sẽ dành thời gian tiếp tục chỉnh sửa một số chi tiết ngay trong năm để bộ phim hoàn chỉnh, đầy đủ và chính xác hơn.
Ngoài ra, tôi thật sự biết ơn những thế hệ đi trước kể cả của Việt Nam cũng như nước ngoài đã để lại những tư liệu quý giá này. Tôi biết rằng có nhiều thước phim chúng tôi sử dụng có thể phải trả bằng máu của các đồng nghiệp đi trước, những phóng viên chiến trường của cả hai phía chiến tuyến. Vì vậy, tôi luôn nhắc nhở bản thân và cộng sự rằng, chúng ta may mắn được sử dụng tư liệu thì phải có trách nhiệm trung thực và phải làm tất cả những gì để có thể đưa được những điều giá trị ấy lên trên màn ảnh...
Sau khi hoàn thành dự án phim tài liệu này, ông có dự tính sẽ cho ra một cuốn sách hoặc sổ tay kỹ năng sản xuất phim tài liệu nhiều tập để bổ sung vào chương trình đào tạo phóng viên truyền hình của Việt Nam?
- Việc ra sổ tay kỹ năng sản xuất phim tài liệu nhiều tập là một ý tưởng hay. Chúng tôi với những kinh nghiệm sẵn sàng trao đổi với các đồng nghiệp, phóng viên truyền hình nếu có quan tâm đến làm phim tài liệu, đặc biệt là phim dài tập. Hoặc có thể đúc rút ra những kinh nghiệm làm phim để chia sẻ với các bạn sinh viên đang học về báo chí truyền hình. Nhưng trước mắt, Hãng phim đã và đang chuẩn bị ra mắt bộ sách điện tử Tổng hợp từ nền của bộ phim “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh – biên niên sử truyền hình”.
Dự kiến cuốn sách sẽ phát hành vào cuối năm 2021. Cuốn sách có cái hay là tích hợp toàn bộ lời bình của bộ phim được sửa thành lời của cuốn sách và có bổ sung ảnh; từng tập phim, mỗi tập có thời lượng 25-30 phút sẽ được chọn những sự kiện chính để làm các clip ngắn đưa vào sách sẽ giúp khán giả tiếp cận dễ hơn, thu hút đông đảo người xem thông qua các thiết bị điện tử thông dụng.
Thế nên tôi cũng hy vọng rằng, thời gian tới, ngành giáo dục sẽ quan tâm và đưa những bộ phim này phổ cập trong các chương trình ngoại khóa, làm tư liệu tham khảo trong các bài học lịch sử cho thế hệ trẻ. Hiện nay, rất vui mừng là bộ phim đã được một số thầy cô tải về làm tư liệu để giảng dạy cho các sinh viên trong trường.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023
10:44 | 22/06/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
19:32 | 06/05/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Nhân Dân giới thiệu Đợt thông tin đặc biệt về Chiến thắng Điện Biên Phủ
13:51 | 21/03/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khẩn trương giúp người dân ảnh hưởng bão số 3 vượt khó
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga
09:01 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão Yagi làm 1 người chết, 3 người bị thương, 2.500 cây đổ, 17 trạm bơm mất điện tại Hà Nội
07:29 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, gây thiệt hại nặng nề
05:37 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 hoành hành, gây nhiều thiệt hại tại Quảng Ninh và Hải Phòng
05:35 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3: Bốn người tử vong, 78 người bị thương
20:01 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phải nỗ lực hơn trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh
19:52 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Lạng Sơn: Hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu ổn định sau bão Yagi
Hải quan nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3, thông quan thông suốt tại Hải Phòng, Quảng Ninh
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics