Nhà công vụ không nên chỉ phục vụ cho số ít đối tượng
Nhà công vụ hướng tới đối tượng nào?
Thời gian qua, việc quản lý, sử dụng nhà công vụ còn nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng sử dụng nhà công vụ không đúng đối tượng, sai mục đích hoặc nhiều người không đủ tiêu chuẩn vẫn được ở nhà công vụ. Điều này đã gây dư luận không tốt trong xã hội.
Thảo luận ý kiến về vấn đề này, đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) đưa ra nhận định, nhà công vụ hiện nay thực chất là bao cấp cho một số ít đối tượng với giá rẻ, trong khi số đông cán bộ, công chức, nhất là cán bộ, công chức trẻ ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có nhu cầu thực sự thì không được đáp ứng.
“Tại sao chúng ta không tiếp cận vấn đề phát triển nhà công vụ nhằm hướng tới mọi đối tượng thực hiện công vụ, thay vì chỉ phục vụ một số đối tượng nhất định? Tôi thấy hình như chính sách phát triển nhà công vụ trong dự thảo Luật có xu hướng hướng tới phục vụ cho một số ít đối tượng chứ không nhằm vào đối tượng phổ thông”- Đại biểu đặt ra câu hỏi.
Trường hợp ngân sách Nhà nước chưa đáp ứng được việc hướng vào đối tượng phổ thông, đại biểu Trần Ngọc Vinh đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu chỉ nên quy định đối tượng được hưởng chế độ nhà công vụ là lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.
Đại biểu cũng đề nghị không phải duy trì một cơ quan quản lý về nhà ở công vụ vừa tiết kiệm chi phí, vừa để chấm dứt tình trạng biến tướng nhà công vụ chuyển thành nhà ở cá nhân.
Cũng có ý kiến về nhà công vụ, đại biểu Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc) cho rằng, đối với nhà ở công vụ và một phần nhà ở xã hội được Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách là tài sản công do Nhà nước làm chủ sở hữu, các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội làm đại diện chủ sở hữu. Vì vậy, dự Luật cần nghiên cứu bổ sung đối tượng cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội là đối tượng sở hữu nhà ở.
“Quy định như vậy sẽ tạo hành lang pháp lý cho các cơ quan Nhà nước xây dựng nhà để bán giá rẻ hoặc cho thuê mang tính công ích, phí lợi nhuận ở các địa bàn mà doanh nghiệp không đầu tư. Quy định này cũng phù hợp với Điều 10 về công nhận quyền sở hữu nhà ở và Khoản 1, Điều 54 về các hình thức phát triển nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua của dự thảo luật”- Đại biểu nêu ý kiến.
Không nên quy định Nhà nước trực tiếp hỗ trợ vốn
Thảo luận về nhà ở xã hội tại Chương IV, đại biểu Đinh Thị Mai Lan (Cao Bằng) cho rằng, mục tiêu phát triển nhà ở xã hội tại dự thảo Luật cho thấy chính sách đúng đắn về nhà ở trong việc quan tâm đến nhóm người yếu thế trong xã hội, mở ra cơ hội cho người thu nhập thấp, người có hoàn cảnh khó khăn có chỗ ở.
Tuy nhiên, theo đại biểu Đinh Thị Mai Lan, những quy định cụ thể trong luật rất khó áp dụng vào thực tế. Bằng cách nào bảo đảm được mục tiêu phát triển nhà bằng ngân sách Nhà nước, trong khi nguồn ngân sách và quỹ đất quá hạn hẹp so với số đối tượng có nhu cầu. Làm sao thu hút được các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trong khi lợi nhuận không cao mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Làm thế nào hỗ trợ cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn ở nông thôn, miền núi, hải đảo khi chưa xác định đối tượng và mức hỗ trợ rõ ràng. Đại biểu cho rằng đây là những vấn đề cần tính đến trước khi luật được ban hành.
“Ban soạn thảo cần cân nhắc kỹ tính khả thi của các quy định từ đó lược bỏ những quy định mang tính hình thức, những quy định mang tính cào bằng, chung chung, nhấn mạnh hơn trách nhiệm, vai trò của Nhà nước cũng như trách nhiệm của các nhà đầu tư thương mại trong đầu tư nhà ở xã hội, đồng thời đề ra cơ chế áp dụng nghiêm túc”- Đại biểu Đinh Thị Mai Lan đề nghị. Đại biểu cho rằng nếu không quy định rõ ràng, nhà ở xã hội sẽ chỉ là một chế định cho các nhà đầu tư và các đối tượng trung gian tìm kiếm ưu đãi trong khi người thực sự có nhu cầu lại không có cơ hội.
Thảo luận về một số quy định mới theo hướng nới rộng quy định, điều kiện cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, người nước ngoài có quyền sử dụng nhà ở tại Việt Nam, nhiều ý kiến đại biểu đồng tình với sự mở rộng này.
Tuy nhiên, theo đại biểu Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc), dự thảo Luật cần quy định chặt chẽ để tránh sự cạnh tranh với các đối tượng trong nước có nhu cầu về nhà ở thực sự cũng như để đảm bảo về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Đề nghị bỏ quy định Nhà nước hỗ trợ vốn
Điều 14, Khoản 3 dự thảo Luật quy định Nhà nước chủ động hỗ trợ vốn để thực hiện chính sách nhà ở cho các đối tượng có khó khăn về nhà ở. Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Minh Quang (Hà Nội), quy định này chưa phù hợp, không có tính khả thi, bởi lẽ ngân sách Nhà nước có giới hạn và Nhà nước chủ yếu hỗ trợ thông qua các chính sách ưu đãi về tiền sử dụng đất, cơ chế cho vay, lãi suất ... chứ Nhà nước không trực tiếp hỗ trợ vốn. Do đó, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo xem xét, điều chỉnh hoặc bỏ quy định này.
Theo ý kiến các đại biểu, về vấn đề tài chính cho phát triển nhà ở, quy định như tại khoản 5 Điều 66 của dự thảo Luật cũng chưa phù hợp. Dự Luật quy định, vốn Nhà nước cấp bao gồm cả vốn trung ương và vốn địa phương để hỗ trợ cho các đối tượng thuộc diện thực hiện chính sách nhà ở xã hội. Nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, đây không phải là nguồn vốn cho phát triển nhà ở mà là ngân sách Nhà nước bảo đảm cho việc thực hiện các chương trình nhà ở quốc gia nhằm cải thiện nhà ở cho các đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội. Do đó, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo điều chỉnh quy định này.
Tin liên quan
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khẩn trương giúp người dân ảnh hưởng bão số 3 vượt khó
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga
09:01 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão Yagi làm 1 người chết, 3 người bị thương, 2.500 cây đổ, 17 trạm bơm mất điện tại Hà Nội
07:29 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, gây thiệt hại nặng nề
05:37 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 hoành hành, gây nhiều thiệt hại tại Quảng Ninh và Hải Phòng
05:35 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3: Bốn người tử vong, 78 người bị thương
20:01 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phải nỗ lực hơn trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh
19:52 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kéo dài thêm thời gian tạm đóng cửa 3 sân bay do bão số 3
19:48 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 mạnh nhất trong 30 năm qua, Quảng Ninh thiệt hại rất nặng nề
19:46 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch UBND TP Hà Nội khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà để tránh rủi ro thiên tai
16:26 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Tạm dừng hoạt động hai tuyến đường sắt đô thị để tránh bão số 3
16:02 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Cảnh giác trước chiêu lừa “Hải quan bán xe thanh lý”
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khẩn trương giúp người dân ảnh hưởng bão số 3 vượt khó
Thông tin về đề xuất bỏ quy định miễn thuế GTGT đối với hàng hóa có trị giá nhỏ
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics