Nhật Bản thay đổi quan niệm về kinh tế tiêu dùng và an ninh quốc gia
Bảo đảm thanh khoản của tổ chức tín dụng và nền kinh tế | |
Quỹ Tiền tệ Quốc tế hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 | |
Mỹ tái khẳng định cam kết bảo vệ Hàn Quốc và Nhật Bản |
Nhật Bản khuyến khích người dân sử dụng thẻ “my number”. |
Người Nhật vốn được đánh giá là có tư duy bảo thủ, nên những áp lực từ bên ngoài thường là động lực quan trọng nhất để họ thay đổi tư duy, bãi bỏ các quy định lỗi thời và thúc đẩy cải cách.
Cuộc khủng hoảng toàn diện liên quan đại dịch Covid-19 đã phơi bày thực tế một xã hội Nhật Bản chậm chạp trong quá trình số hóa, bao gồm cả trong cơ quan chính quyền. Có thể thấy các thủ tục hành chính yêu cầu người dân phải có mặt hoặc việc nộp văn bản giấy vẫn tồn tại khá phổ biến tại Nhật Bản ngay khi Internet phát triển rộng rãi.
Ngoài ra, “văn hóa dùng tiền mặt” vẫn chưa thể được thay thế bằng các hình thức thanh toán trực tuyến. Chính phủ Nhật Bản đã nhận thấy những bất tiện này và đang nỗ lực đẩy nhanh chương trình số hóa. Tiêu biểu nhất cho nỗ lực này là việc phát hành thẻ “my number”. Theo Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, hiện đã có 85 triệu người đăng ký sử dụng thẻ “my number” (67,7% dân số nước này). Tốc độ tăng khá nhanh so với tỷ lệ chỉ 16% ở thời điểm tháng 4/2020. Trước đó, sự thiếu quyết liệt của Chính phủ và dư luận xã hội về việc vi phạm quyền riêng tư chính là rào cản lớn khiến quá trình số hóa tại Nhật Bản diễn ra chậm hơn so với các nước phát triển.
Một vấn đề khác được chỉ ra là Nhật Bản có quá nhiều “huyền thoại sản xuất”, khiến nước này tụt hậu so với quá trình chuyển đổi cơ cấu tư bản chủ nghĩa được hỗ trợ bởi công nghệ số. Theo Giáo sư Toru Morodomi của trường Đại học Kyoto, Nhật Bản đã bị bỏ lại phía sau trong vòng quay phi vật chất hóa của chủ nghĩa tư bản. Theo đó, trung tâm của giá trị kinh tế đã chuyển dịch đáng kể từ hàng hóa vật chất đơn thuần sang giá trị phi vật chất như thông tin, dịch vụ và tiện ích.
Xu hướng phi vật chất giá trị kinh tế của sản phẩm không chỉ giới hạn trong ngành dịch vụ mà còn tiến triển nhanh chóng ở các ngành sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Điều này đến từ tình trạng bão hòa sản xuất đơn thuần và các tiện ích kèm theo mới là điểm quyết định. Trong khi đó, Nhật Bản vẫn “bám trụ” với các “huyền thoại sản xuất” trong quá khứ. Ví dụ điển hình là ngành sản xuất ô tô đang có xu hướng hội nhập mạnh hơn với ngành dịch vụ. Xu hướng tương lai là xe ô tô không chỉ là phương tiện di chuyển thông thường mà còn được phát triển như một phương tiện dịch vụ như sử dụng chế độ lái tự động thông qua ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT) cũng như cung cấp các loại hình giải trí như âm nhạc, xem video. Có nghĩa là giá trị vật chât của xe ô tô sẽ giảm đi và giá trị phi vật chất tăng dần.
Ở khía cạnh an ninh, xung đột Nga-Ukraine đang tạo ra áp lực thay đổi mới về quan điểm an ninh của Nhật Bản. Tháng 12/2022, Chính phủ Nhật Bản đã công bố 3 văn kiện an ninh mới nhằm tăng cường năng lực phòng thủ. Sự kiện này không dẫn đến những cuộc biểu tình quy mô lớn tương tự thời điểm ban hành Luật An ninh năm 2015. Điều này cho thấy quan điểm của người Nhật Bản về vấn đề an ninh đã thay đổi khi cái nhìn thực tế về an ninh quốc gia hoàn toàn không mâu thuẫn với quan điểm một quốc gia yêu chuộng hòa bình.
Tin liên quan
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
Những dấu hiệu đáng ngại về triển vọng chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ
12:17 | 02/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 9 tại LB Nga
19:36 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hong Kong (Trung Quốc) mở rộng chương trình tạo thuận lợi cho hàng hóa trung chuyển
19:36 | 03/09/2024 Hải quan thế giới
Tại sao đồng NDT không thể “soán ngôi” của USD?
14:41 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Khai mạc Diễn đàn Hải quan-Doanh nghiệp 2024: “10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp”
Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ với Liên bang Nga trên tất cả các kênh
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
Sức bật mới cho Cái Mép - Thị Vải
Dấu ấn chuyển đổi số tại Hải quan thành phố mang tên Bác
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics