Nhật-Hàn trước thách thức cải thiện quan hệ
Hàn Quốc coi sự nổi lên về kinh tế của Trung Quốc là cơ hội kinh doanh, trong khi Nhật Bản coi tham vọng cường quốc biển của Trung Quốc là mối đe dọa quân sự tiềm tàng.
Sau khi bà Park Geun-hye nhậm chức tổng thống, Hàn Quốc không chỉ sắp xếp lại ưu tiên chính sách đối ngoại của mình: từ “Mỹ, Nhật, Trung sang Mỹ, Trung, Nhật” mà còn theo đuổi chính sách ngoại giao G2 với nét đặc trưng phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Những lời chỉ trích của bà Park về quan điểm lịch sử của Nhật Bản trong chuyến thăm của bà tới Washington và Bắc Kinh đã gây sốc cho Nhật Bản.
Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã ủng hộ chính sách tái cân bằng châu Á của Mỹ và cài đặt lộ trình củng cố liên minh Nhật-Mỹ. Thủ tướng Abe đã đưa ra một số quyết định gây tranh cãi làm leo thang căng thẳng như đệ trình một dự luật lên Quốc hội cho phép Nhật Bản thực thi có giới hạn quyền phòng vệ tập thể; xem xét lại tiến trình “xin lỗi của Nhật Bản năm 1993 về tình trạng lạm dụng ‘phụ nữ giải khuây’ của quân đội Nhật trong thời chiến”.
Tranh cãi về "phụ nữ giải khuây" đã gia tăng căng thẳng trong năm 2011 dưới thời Tổng thống Lee Myung-bak và Thủ tướng Yoshihiko Noda. Tiếp tục cuộc tranh cãi này, không lâu sau khi trở thành tổng thống, bà Park Geun-hye đã có một bài phát biểu trong buổi lễ kỷ niệm Phong trào ngày 1-3 - một phong trào đòi độc lập của Hàn Quốc khỏi ách thống trị của thực dân Nhật vào năm 1919 - kêu gọi chính phủ Nhật Bản phải "có những thay đổi tích cực và dám chịu trách nhiệm".
Nhìn chung, những khác biệt về chính sách Trung Quốc và vấn đề "phụ nữ giải khuây" đã trở nên rõ ràng hơn trong kỷ nguyên Abe/Park và đụng độ giữa lãnh đạo hai nước ngày càng căng thẳng. Phản ứng của ông Abe trước những câu hỏi trong Quốc hội về định nghĩa của từ "xâm lược" ("shinryaku" cũng được dịch là "hiếu chiến") đã không được các học giả chấp nhận, cũng như chuyến thăm của ông Abe đến Đền thờ Yasukuni đã làm tăng sự mất lòng tin từ phía Hàn Quốc. Sự ngờ vực lẫn nhau ở cấp lãnh đạo đã khuyến khích chủ nghĩa dân tộc lên cao trong các phương tiện truyền thông đại chúng.
Căng thẳng được đẩy lên cao chủ yếu do các bất đồng xuất phát từ ký ức lịch sử, truyền thống văn hóa và chủ nghĩa dân tộc - đó là xung đột về bản sắc - chứ không phải là mâu thuẫn về cấu trúc hay xung đột về giá trị. Hệ thống thay đổi đã tạo ra mâu thuẫn của giới lãnh đạo, làm cho xung đột về bản sắc trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong bối cảnh trên, các nhà phân tích cho rằng để cải thiện quan hệ hai nước, nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay là phải xác định các đặc tính của hệ thống quốc tế mới đang nổi lên, trên hết là sự phát triển của mối quan hệ Mỹ-Trung, rồi sau đó mới cài đặt lại quan hệ Nhật - Hàn cho phù hợp với hệ thống này. Nhật Bản và Hàn Quốc nên tái khẳng định những lợi ích chung và bắt đầu một quá trình mới.
Nhìn chung, Nhật Bản và Hàn Quốc chia sẻ nhiều yếu tố quan trọng. Về mặt địa chính trị, cả hai nước đều nằm trong tầm ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc. Hai nước có lợi ích chung trong việc duy trì mối quan hệ liên minh vững chắc với Mỹ và về lâu dài sẽ khuyến khích sự nổi lên của Trung Quốc như một cường quốc có trách nhiệm. Đối thoại chiến lược giữa Nhật Bản và Hàn Quốc về vấn đề này là điều cần thiết. Hội nghị thượng đỉnh Nhật-Trung-Hàn có thể sẽ được tổ chức tại Seoul vào cuối năm 2015.
Một hội nghị thượng đỉnh Nhật-Hàn cũng nên được sắp xếp trong thời gian tới. Nếu hội nghị Nhật-Hàn thành công, cả hai nhà lãnh đạo Abe và Park phải quyết tâm giải quyết các vấn đề quan trọng như vấn đề "phụ nữ giải khuây". Bất kỳ sự cải thiện nào trong quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chỉ là một phần nhỏ trừ khi họ đạt được một giải pháp toàn diện./.
Tin liên quan
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 9 tại LB Nga
19:36 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 74 phát hành ngày 13/9/2024
Tổng cục Hải quan trao học bổng cho 15 sinh viên Khoa Thuế và Hải quan
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới
Ước tính ban đầu chi trả 7.000 tỷ đồng bồi thường bảo hiểm do bão số 3 và lũ lụt
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics