Nhiều mối lo với thanh khoản ngân hàng
Thanh khoản ngân hàng sẽ gặp khó nếu dịch bệnh kéo dài. Ảnh: ST. |
Giảm nguồn cung
Với tình hình dịch bệnh căng thẳng, nhiều lĩnh vực kinh tế bị đình trệ phát triển thì việc giữ được tiền gửi của người dân cũng đã là điều khó khăn. Số liệu do Tổng cục Thống kê công bố cho biết, tính đến thời điểm 20/3/2020, tổng phương tiện thanh toán tăng 1,55% so với cuối năm 2019 (cùng kỳ năm trước tăng 2,54%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 0,51% (cùng kỳ năm 2019 tăng 1,72%). Tuy là có tăng trưởng nhưng mức tăng lại chỉ bằng một nửa hoặc 1/3 cùng kỳ năm ngoái. Điều này đã cho thấy thực trạng người dân và doanh nghiệp phải rút tiền hoặc không thể gửi tiền vào ngân hàng như mọi năm.
Nguyên nhân của tình trạng trên một phần do đã thành thông lệ, những tháng đầu năm, doanh nghiệp phải rút mạnh tiền để trả lương thưởng cuối năm cho nhân viên. Nhưng khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều DN không thể sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận bằng không hoặc về mức âm, nên để trả tiền văn phòng, kho bãi, lương công nhân viên, nhiều cá nhân và doanh nghiệp phải rút tiền về. Minh chứng cho điều này là theo số liệu 2 tháng đầu năm 2020 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm 4,84% so với cuối năm 2019, còn hơn 3,77 triệu tỷ đồng, tương đương rút ròng hơn 190.000 tỷ đồng.
Cùng với đó, thị trường tiền tệ trên thế giới nhiều xáo động cũng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới các ngân hàng. Dù trong quý I, NHNN khẳng định vẫn điều hành ổn định chính sách tiền tệ, trong đó có tỷ giá ngoại tệ dù thị trường thế giới có nhiều biến động, nguyên nhân chủ yếu nhờ lượng dự trữ ngoại hối hiện đã đạt 84 tỷ USD, nên có thể sẵn sàng can thiệp thị trường khi cần thiết. Nhưng trong quý I, tiền đồng đã giảm xấp xỉ 1%, nên nếu dịch bệnh kéo dài thì tiền đồng còn có thể mất giá nhiều hơn.
Về vấn đề này, PGS.TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng, Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) nhận định, tiền đồng có thể mất giá mạnh hơn do nguồn cung thị trường thiếu hụt, bởi khách du lịch sụt giảm, nhiều thị trường xuất khẩu lớn bị gián đoạn. Hơn nữa, các quỹ đầu tư nước ngoài bán tài sản trên thị trường cổ phiếu để rút tiền về cũng làm tăng sức ép đối với tỷ giá VND. Bên cạnh đó, nguồn cung ngoại tệ còn khó khăn hơn khi lượng kiều hối năm nay sẽ không đạt như năm trước, do kiều bào cũng gặp khó khăn khi làm ăn, sinh sống ở vùng dịch.
Có đáng lo?
Có thể thấy, hệ thống ngân hàng đang gặp nhiều lo ngại trước tác động của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, do nhu cầu tín dụng giảm thấp hơn nên hiện thanh khoản ngân hàng vẫn ổn định. PGS.TS. Phạm Thế Anh cho rằng, tín dụng ra nền kinh tế trong năm nay chủ yếu dưới dạng hỗ trợ DN, người mất việc, hộ gia đình dừng sản xuất. Do đó, tín dụng được thực hiện qua Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ lớn hơn nguồn tín dụng qua các ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng khá cũng có thể tác động đến thanh khoản ngân hàng, bởi với tình hình kinh tế hiện nay, việc vay nợ và trả nợ đều khó khăn. Trong báo cáo gửi Chính phủ mới đây, NHNN cho biết, theo đánh giá sơ bộ, dư nợ dự kiến bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đã lên tới 2 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 23% dư nợ toàn hệ thống, tiềm ẩn rủi ro đối với hoạt động ngân hàng. Như vậy, nếu con số này rơi vào nhóm “nợ xấu” thì “sức khỏe” của toàn hệ thống sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, các ngân hàng sẽ phải tăng thêm gánh nặng trích lập chi phí dự phòng.
Với những tác động như đã phân tích nêu trên, chuyên gia tài chính – ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, hiện nay, thanh khoản các ngân hàng vẫn đang dư dả, nhưng nếu cuối tháng 6 chưa kiểm soát được dịch bệnh, thì tính thanh khoản của ngân hàng sẽ chịu tác động mạnh, lượng tiền sẽ càng bị rút ra nhiều hơn trước nhu cầu chi trả cho cuộc sống hàng ngày.
“Nếu nền kinh tế ngày càng lún sâu vào dịch bệnh thì những gói hỗ trợ cũng không đủ, hoặc xảy ra nguy cơ lạm phát cao, nợ công Chính phủ tăng sẽ khiến thanh khoản của ngân hàng thiếu hụt rất lớn", vị chuyên gia này phân tích.
Trước những khó khăn này, trong một báo cáo gần đây, các chuyên gia của Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, việc hỗ trợ cần sự kết hợp hài hòa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Trong điều kiện không thuận lợi khi ngân sách thâm hụt, cần kiên trì theo đuổi chính sách tài khóa bền vững bằng việc duy trì tỷ lệ nợ công/GDP ổn định. Chính phủ có thể phát hành trái phiếu để huy động nguồn vốn trong dân.
Tin liên quan
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
18:19 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
19:10 | 09/09/2024 Kinh tế
Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí được bổ sung chức năng thanh tra chuyên ngành
15:47 | 12/09/2024 Tài chính
Xuất cấp hơn 37 nghìn tấn gạo hỗ trợ học sinh khó khăn học kỳ I
15:23 | 12/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
11:06 | 12/09/2024 Tài chính
Chứng khoán có khởi sắc trong tháng 9?
15:46 | 11/09/2024 Tài chính
Bổ sung quy định trách nhiệm của công chức thuế trong giải quyết hồ sơ thuế
14:38 | 11/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính ủng hộ 1 tỷ đồng giúp đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
19:24 | 10/09/2024 Tài chính
Doanh nghiệp bảo hiểm sẵn sàng chi trả bồi thường thiệt hại do bão số 3
18:18 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thanh toán vốn đầu tư công qua KBNN bằng 39,4% kế hoạch sau 8 tháng
14:29 | 10/09/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Dự trữ sẵn sàng xuất cấp hàng dự trữ cứu hộ, cứu nạn
10:07 | 10/09/2024 Tài chính
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
22:27 | 09/09/2024 Tài chính
Khẩn trương bố trí ngân sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra
19:09 | 09/09/2024 Tài chính
VN-Index phục hồi hơn 13% trong 8 tháng, các quỹ mở có lợi nhuận ra sao?
15:55 | 09/09/2024 Tài chính
Đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm chủ động tạm ứng, bồi thường thiệt hại do bão số 3
14:34 | 09/09/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Cục Hải quan TPHCM: Trao trên 700 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
TP Hồ Chí Minh: Thanh tra, xử phạt 3 doanh nghiệp thực phẩm
Ngành Hải quan đã nỗ lực tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Hàn Quốc
Thiết lập các kênh thông tin trao đổi giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp
Hải quan TPHCM mong doanh nghiệp đồng hành thực hiện phương châm “5 cùng”
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics