Nhiều thương hiệu mạnh làm nên quốc gia mạnh
Người ta thường nói, xây dựng thương hiệu là yếu tố sống còn. Ông nghĩ gì về điều này?
Phải khẳng định, thương hiệu là yếu tố quyết định đến sự phát triển của DN và thậm chí là một quốc gia. Nay, khi nói đến Toyota là người ta nhớ đến Nhật Bản, nói đến Coca-Cola là nghĩ đến Mỹ, nói đến Việt Nam là gợi nhớ đến lúa gạo, phở, bánh chưng bánh dầy.
Trước đây, thời bao cấp, vấn đề xây dựng thương hiệu chưa được chú ý đến mà người ta chỉ làm theo kế hoạch ở trên cấp xuống, cứ thế làm, phân phối rồi bán nên ít chú ý đến xây dựng thương hiệu. Nhưng giờ là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thời của hội nhập toàn cầu nên chúng ta phải vào cùng sân chơi chung của cả thế giới, phải chấp nhận sự cạnh tranh hết sức quyết liệt trên thương trường, mà trong sự cạnh tranh đó, DN nào có thương hiệu, chất lượng, giá thành tốt và có uy tín thì DN đó mới tồn tại được, còn nếu không chắc chắn DN đó phải từ bỏ thương trường. Vì lẽ đó, việc xây dựng thương hiệu là hết sức cần thiết. Sự cần thiết này cần được thực hiện ngay từ khi khởi sự DN đến khi là những DN nhỏ rồi lớn mạnh dần thành những tập đoàn, trong giai đoạn nào, vai trò thương hiệu cũng quan trọng. Thương hiệu có mạnh mới làm tăng doanh số, doanh thu và lợi nhuận của DN.
Theo quan sát của ông, hiện nay có những ngành, lĩnh vực nào các DN đã quan tâm đến vấn đề này?
Hiện giờ hầu hết các DN đã thấy được vai trò của thương hiệu là quan trọng nên đã quan tâm việc xây dựng thương hiệu của mình, nhất là những DN lớn, bởi nếu sở hữu một thương hiệu có uy tín, chiếm được lòng tin của người tiêu dùng thì họ có tất cả. Ngược lại nếu sở hữu một thương hiệu không có uy tín thì không thể phát triển, bán hàng và tăng doanh số được. Do đó đối với DN, không những xây dựng mà việc bảo vệ thương hiệu rất đáng được quan tâm. Việc bảo vệ thương hiệu chính là bảo vệ lòng tin mà DN đã xây dựng, chăm chút và duy trì. Phải tìm ra những phương pháp để thương hiệu không ngừng được nâng uy tín trên thương trường, từ uy tín của thương hiệu sẽ nâng lên đẳng cấp của DN đó, thậm chí trong nhiều cuộc xác định giá trị DN, thương hiệu có giá trị lớn gấp nhiều lần giá trị cơ sở vật chất của DN ấy.
Để cụ thể hóa việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu, DN cần chú ý, quan tâm những vấn đề gì, thưa ông?
DN cần quan tâm đến vấn đề đăng ký sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa, cần làm đầy đủ thủ tục có liên quan đến việc bảo hộ cho thương hiệu. Từ việc làm tốt thương hiệu sẽ tạo uy tín với thị trường và có uy tín với ngân hàng, các ngân hàng có thể tìm đến DN có uy tín, có thương hiệu để mời vay vốn, đồng thời khi DN mạnh, cổ phiếu của DN sẽ lớn mạnh hơn rất nhiều. Có một vấn đề đáng quan tâm nữa là chính hình ảnh mà mỗi DN làm tốt đến một mức nhất định sẽ trở thành thương hiệu quốc gia, khi đó, ở chiều ngược lại, tầm thương hiệu quốc gia sẽ góp phần làm thương hiệu DN ấy mạnh hơn nhiều lần, đời sống của cán bộ nhân viên sẽ tốt hơn. Đây là điều tốt cho bản thân DN và cho đất nước. Nếu chúng ta có nhiều thương hiệu mạnh, thế giới sẽ biết nhiều đến Việt Nam hơn. Một quốc gia mạnh phải có nhiều thương hiệu mạnh mà nhiều thương hiệu mạnh sẽ làm cho một quốc gia mạnh.
Dễ thấy những sản phẩm của Việt Nam được thế giới biết đến thiên về mảng nông nghiệp bởi chúng ta là một quốc gia nông nghiệp. Vậy chúng ta có nên xác định nông nghiệp là một mũi nhọn hay nền tảng để xây dựng thương hiệu quốc gia không, thưa ông?
Việt Nam là một quốc gia được đánh dấu trên bản đồ thế giới bởi trước tiên là một đất nước đã đánh thắng hai đế quốc xâm lược và hình ảnh đậm nét thứ hai là nền nông nghiệp Việt Nam. Đất nước chúng ta đã phát triển đàng hoàng to, đẹp như hôm nay là một quá trình. Chúng ta có thế mạnh về đất đai, nông nghiệp, khí hậu, tự nhiên, sông ngòi, nguồn nước, tuy nhiên hiện nay năng suất lao động và chất lượng chưa được như mong muốn mặc dù đã đạt được kết quả nhất định. Trước đây là nước thiếu lương thực nhưng giờ không những đã XK được lúa gạo ra thị trường thế giới mà còn chiếm lĩnh thứ hạng cao trong bản đồ gạo XK. Tuy nhiên so với các quốc gia khác, nền nông nghiệp của chúng ta chưa được như kỳ vọng. Chất lượng, năng suất, giá thành chưa đáp ứng được nên cần chú ý đầu tư phát triển. Đó chính là phát triển công nghiệp trong nông nghiệp, đưa thiết bị công nghệ tiên tiến để tăng năng suất lúa, đây là yếu tố để XK được những sản phẩm tinh, có giá trị cao hơn những sản phẩm xuất thô hiện nay. Nếu chưa đầu tư thì hình ảnh của nông nghiệp chưa có sức cạnh tranh với các quốc gia khác. Nên thương hiệu mảng nông nghiệp rất quan trọng.
Do đó, cần có chính sách làm sao để các nhà đầu tư bỏ vốn vào nông nghiệp. Tôi rất mừng một số tập đoàn lớn đã có sự nhìn nhận, đánh giá được tiềm năng của nông nghiệp Việt Nam. Đó là FPT, Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai, họ đang chú ý đầu tư vào nông nghiệp theo hình thức hiện đại, xây dựng thương hiệu mạnh về lúa gạo Việt Nam, về nông sản và các yếu tố liên quan đến nông nghiệp.
Thế giới đã biết đến Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, đó là lợi thế, giờ đưa thêm công nghệ vào chắc chắn sẽ cạnh tranh được với nước ngoài. Israel là nước không có lợi thế về nông nghiệp, người dân phải khoan sâu hàng nghìn mét để có nước hay nhiều quốc gia phần lớn đất đai là sa mạc nhưng được đầu tư hiện đại, sản phẩm của họ có chất lượng, năng suất cao hơn Việt Nam. Như vậy, giờ DN và người nông dân phải chú ý xây dựng thương hiệu sản phẩm của mình một cách bài bản. Bên cạnh đó là sự hậu thuẫn của Nhà nước thông qua cơ chế, chính sách, đó là sửa đổi một loạt văn bản luật theo tinh thần của Hiến pháp, có cơ chế thông thoáng từ giải phóng mặt bằng đến tiếp cận vốn, từ đó mới hấp dẫn được các nhà đầu tư.
Với những việc làm đồng bộ như vậy, tôi hoàn toàn tin tưởng chúng ta sẽ có nhiều thương hiệu mạnh không thua kém các quốc gia trên thế giới. Chúng ta đã làm rồi nhưng mới chỉ với số ít, giờ phải làm sao để có nhiều thương hiệu DN mạnh XK ra nước ngoài. Chúng tôi sang California thấy một số sản phẩm bia của Việt Nam thấy tự hào lắm. Chúng ta đã làm thành công, giờ là lúc cần liên kết lại và có nhiều DN ý thức được việc xây dựng thương hiệu là yếu tố sống còn.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh, xăng RON95-III vượt 21.000 đồng/lít
15:52 | 10/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu vấn đề Biển Đông và giải pháp cho Myanmar
20:58 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phụ san panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ của Báo Nhân Dân nhận giải thưởng quốc tế
17:36 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Dư địa để đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm vẫn còn khá nhiều
14:06 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lãnh đạo Việt Nam-Lào nhất trí tập trung thực hiện hiệu quả các thỏa thuận
11:50 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
WB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam
14:39 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng ra công điện hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
10:56 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung Việt-Pháp về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
19:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất cơ sở pháp lý lập sàn giao dịch dữ liệu
18:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
5 nhiệm vụ cấp thiết, phấn đấu GDP năm 2024 tăng trên 7%
18:45 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Sửa đổi các vấn đề cần thiết, cấp bách trong lĩnh vực tài chính, ngân sách
Kỳ vọng nhịp phục hồi tích cực trên thị trường bất động sản
Giải pháp phát triển đại lý thủ tục hải quan trong bối cảnh mới
Thị trường bất động sản đã có sự hồi phục nhất định
Hơn 30 mẫu xe có mặt tại triển lãm riêng của Mercedes-Benz Việt Nam
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics