Nhức nhối "giải cứu" nông sản
Sầu Riêng "giải cứu" hiện vẫn đang xuất hiện khá nhiều trên đường phố Hà Nội Ảnh: S.T |
Điệp khúc "giải cứu"
Những ngày gần đây, trên nhiều con phố của Hà Nội, TP HCM... không khó để bắt gặp các điểm bán hàng nông sản treo biển "giải cứu". Mặt hàng "giải cứu" chủ yếu ở thời điểm này là dưa hấu với giá khá rẻ chỉ khoảng 7.000-8.000 đồng/kg. Trước đó, mặt hàng thanh long cũng được kêu gọi “giải cứu” rầm rộ. Ngay mới đây, thậm chí tôm hùm cũng được "giải cứu" với mức giá giảm mạnh chỉ khoảng 500.000 - 900.000 đồng/kg thay vì mức giá 1,5-2 triệu đồng/kg như trước đây.
Theo Bộ Công Thương: Trước diễn biến phức tạp, khó lường và dự kiến dịch bệnh Covid-19 có thể còn kéo dài, các lô hàng nông sản và trái cây của Việt Nam, mặc dù có thể được làm thủ tục thông quan XK nhưng tiến độ đã và đang chậm hơn rất nhiều so với thời gian trước do phải thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Để giảm thiểu tối đa những nguy cơ, tác động tiêu cực, Bộ Công Thương đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp, chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn, đặc biệt là Sở NN&PTNT, Sở Công Thương khẩn trương rà soát, thống kê cụ thể, chi tiết sản lượng từng loại hàng nông sản, trái cây đã, đang và sắp thu hoạch, tiêu chuẩn chất lượng, năng lực cạnh tranh của các loại hàng hóa nêu trên để đánh giá khả năng và xây dựng kế hoạch chuyển hướng tiêu thụ. Bên cạnh đó, đánh giá lại tình hình và chủ động kế hoạch điều chỉnh sản xuất phù hợp với diễn biến dịch bệnh Covid-19. Cụ thể, đối với các loại nông sản, trái cây đang dựa mạnh vào XK theo hình thức trao đổi cư dân biên giới (như thanh long và dưa hấu), có biện pháp khuyến nghị người nông dân điều tiết sản lượng, ít nhất là không sử dụng các cách thức để gia tăng sản lượng vào thời điểm này. Đối với những diện tích chưa gieo trồng, xem xét chuyển sang các loại nông sản khác dễ tiêu thụ hơn. Ngoài ra, chủ động nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản, trái cây, đồng thời triển khai tốt các quy định về truy xuất nguồn gốc, kê khai vùng trồng, quy cách đóng gói (bao bì, nhãn mác) cũng như các yêu cầu liên quan nhằm đáp ứng quy định, tiêu chuẩn đã thỏa thuận với các nước NK để tạo thuận lợi cho các bộ, ngành liên quan thực hiện công tác chuyển hướng thị trường thay thế một cách hiệu quả, kịp thời... |
Không chỉ các cơ quan, tổ chức, đoàn thể tham gia "giải cứu", các hệ thống siêu thị lớn như Vinmart, Big C... cũng tích cực tham gia công cuộc đó, cam kết bán hàng không lợi nhuận. Thậm chí, trong một cuộc họp mới đây với Bộ Công Thương bàn về giải pháp tháo gỡ khó khăn tiêu thụ cho hàng nông sản, có đại diện DN còn chia sẻ, DN chấp nhận bù lỗ chi phí vận chuyển hàng hóa để về tận địa phương thu mua nông sản cho nông dân.
Nông sản đã và đang được "giải cứu" ngay những tháng đầu tiên của năm 2020 chủ yếu do dịch Covid-19 làm gián đoạn giao thương với thị trường Trung Quốc. Điều đáng bàn là nếu như dịch Covid-19 chỉ là nhất thời, rồi sẽ dần được khống chế, nhưng "căn bệnh giải cứu" nông sản của Việt Nam vẫn cứ trầm kha, kéo dài từ năm này sang năm khác, từ mặt hàng này đến mặt hàng khác. Hàng loạt mặt hàng như hành tím, dưa hấu, thanh long, củ cải, su hào, tỏi... đều đã tham gia vào danh sách "giải cứu".
Ví dụ điển hình minh chứng cho điều đó có thể kể đến như đầu năm 2018, khắp các mặt báo ngập tràn thông tin "giải cứu" su hào, củ cải. Hàng nghìn tấn su hào, củ cải tại Mê Linh (Hà Nội) và Tứ Kỳ (Hải Dương) ế ẩm, giá giảm sâu vài nghìn đồng/kg, thậm chí không bán nổi, nông buộc phải nhổ bỏ. Tại thời điểm đó, để “giải cứu”, nhiều siêu thị cùng các tổ chức, đoàn, hội đã hưởng ứng, lập điểm bán hàng không lợi nhuận giúp bà con nông dân.
Phụ thuộc thị trường Trung Quốc
Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp và có nhiều mặt hàng nông sản XK đứng hàng đầu thế giới, song tại sao điệp khúc "giải cứu" lại cứ đeo đẳng từ năm này qua năm khác?
Theo PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá (Bộ Tài chính), việc lệ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc là nguyên nhân chính khiến ngành nông sản Việt đối mặt rủi ro. Việt Nam đã tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA), về lý thì nông sản Việt sẽ có không ít cơ hội thúc đẩy XK. Tuy nhiên, rào cản điển hình là nông sản chưa đảm bảo tiêu chuẩn của nhiều thị trường khó tính trên thế giới.
Nói thêm về thị trường Trung Quốc, không ít quan điểm cho rằng việc hạn chế XK chính ngạch mà chỉ tập trung XK tiểu ngạch, hưởng những ích lợi trước mắt cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tiêu thụ nông sản Việt dễ rơi vào cảnh lao đao khi thị trường có biến động. Trong đợt dịch Covid-19 hoành hành hiện nay, thực tế là dù tiến độ chậm, song hàng nông sản XK chính ngạch sang Trung Quốc vẫn có "cửa" để đi, chỉ hàng XK theo lối tiểu ngạch là hoàn toàn bế tắc, phải tìm hướng quay đầu tiêu thụ thị trường nội địa hoặc gấp rút kiếm tìm thị trường tiêu thụ mới.
Bộ Công Thương phân tích: XK theo hình thức trao đổi cư dân, nhất là XK trái cây do được ưu đãi về thuế Giá trị gia tăng khi NK vào Trung Quốc nên vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn, dù Bộ Công Thương đã khuyến nghị các DN chuyển nhanh, chuyển mạnh sang XK chính ngạch trong suốt hai năm qua. Các chủ hàng ngại khi được đề nghị chuyển sang XK chính ngạch bởi chuyển sang XK chính ngạch đồng nghĩa với việc mất thêm chi phí, chưa kể phải đáp ứng các yêu cầu khác về bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc...
"Giải cứu" nông sản về bề nổi thì do phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, tuy nhiên xét ở góc độ nguồn cơn sâu xa, phải khẳng định rằng một trong những lý do điển hình dẫn tới tình trạng nêu trên bắt nguồn từ tư duy sản xuất bất ổn. Quy mô sản xuất của nông nghiệp Việt vẫn chủ yếu manh mún, nhỏ lẻ, thiếu liên kết. Không ít nơi nông dân còn thiếu thông tin thị trường, sản xuất theo lối cũ, "bán cái mình có mà chưa thực sự bán cái thị trường cần"...
Chuyển sản xuất quy mô lớn
Đánh giá "giải cứu" một số mặt hàng nông sản thời gian qua chỉ là giải pháp tình thế, không giải quyết được gốc rễ vấn đề, PGS.TS Ngô Trí Long nhấn mạnh, về dài lâu thậm chí biện pháp này còn làm nảy sinh tâm lý ỷ lại, trong khi chất lượng sản phẩm nông sản không được nâng lên.
Làm sao để nông sản Việt hết cảnh "giải cứu"? TS Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) nêu quan điểm: Vấn đề lo lắng nhất của nông sản Việt Nam và người nông dân vẫn là thị trường. Về dài hạn cần thực sự đa dạng hóa thị trường, xây dựng chuỗi giá trị từ nơi sản xuất đến tiêu thụ cuối cùng, chuyển sản xuất manh mún sang quy mô lớn…
Liên quan tới vấn đề này, ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) phân tích: Cần có những chính sách cho bà con nông dân liên kết thành từng nhóm, tổ, hợp tác xã để sản xuất hàng hóa không chỉ bán cho Trung Quốc mà còn bán cho các nước phát triển. Đây là sản xuất hàng hoá, cần có những chính sách thúc đẩy sản xuất. "Ví dụ, chương trình 15.000 hợp tác xã của Bộ NN&PTNT, hình thành hợp tác xã kiểu mới, có đầu ra ổn định. Việc đưa tiến bộ kỹ thuật, tiến bộ sản xuất vào cũng khá thuận lợi. Đây là hướng mà Trung Quốc, Thái Lan đang đi. Việt Nam cũng cần làm mạnh hơn để có nông sản tốt phục vụ XK cũng như thị trường nội địa", ông Dương nói.
Một số chuyên gia đánh giá, hiện nay việc nghiên cứu, dự báo, cung cấp thông tin thị trường trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Người sản xuất thiếu thông tin hoặc không được cung cấp thông tin kịp thời. Bởi vậy, thời gian tới ngoài việc sản xuất quy mô lớn, đảm bảo chất lượng hàng hóa, khâu dự báo thị trường cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp nông sản Việt thoát cảnh "giải cứu".
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Bộ Công Thương khuyến cáo người dân dự trữ nhu yếu phẩm đủ dùng
13:45 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông minh từ thang máy kết nối kỹ thuật số
Bắt đối tượng vận chuyển 25,5 kg pháo nổ qua cửa khẩu Cha Lo
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform