Những ẩn số trong phương trình Nga-Ukraine
Căng thẳng Nga – Ukraine có thể đẩy giá vàng tiếp tục lập đỉnh | |
Phái đoàn Nga và Ukraine nhất trí tiến hành đàm phán vòng hai | |
Phái đoàn của Ukraine đã đến Belarus để đàm phán với Nga |
BBC nhận định viễn cảnh đối đầu hạt nhân giữa Nga và NATO vẫn còn xa. |
Theo Reuters, đây là chiến dịch quân sự quy mô lớn nhất xảy ra trên lãnh thổ một quốc gia châu Âu kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và có nguy cơ đảo lộn trật tự châu Âu thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Hiện Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho biết liên minh này đã củng cố lực lượng ở sườn Đông. Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa thông qua gói hỗ trợ vũ khí cho Ukraine, trong khi Đức đã thay đổi chính sách không xuất khẩu vũ khí cho vùng chiến sự và cho biết sẽ chuyển vũ khí chống tăng và tên lửa đất đối không cho Kiev. Đó là chưa kể đến việc Mỹ và các đối tác tung ra "quân bài SWIFT".
"Phương trình Nga-Ukraine" hiện nay được thêm một biến số mới nghiêng về Kiev khi Mỹ và các đồng minh châu Âu hôm 26/2 tuyên bố một loạt đòn trừng phạt mới nhằm vào Moscow, bao gồm việc loại các ngân hàng chủ chốt của Nga ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Washington và các đối tác châu Âu cho biết họ sẽ áp đặt những giới hạn đối với ngân hàng trung ương Nga nhằm "trói tay" ngân hàng này không thể cung cấp tài chính cho chiến sự của Putin. Tuyên bố chung của Mỹ và các đối tác có đoạn nêu rõ: "Khi các lực lượng của Nga tấn công Kiev và các thành phố khác của Ukraine, chúng tôi quyết tiếp tục áp đặt đòn trừng phạt đối với Nga, khiến Moscow bị cô lập hơn nữa trong hệ thống tài chính quốc tế và các nền kinh tế của chúng tôi". Tham gia đòn trừng phạt mới này gồm Mỹ, Pháp, Canada, Italy, Anh và Ủy ban châu Âu (EC). Tuyên bố chung cho biết các đòn trừng phạt này sẽ được triển khai trong vài ngày tới.
Mặc dù không nêu cụ thể tên những ngân hàng nào của Nga sẽ chịu đòn trừng phạt này, song đây là một bước đi cứng rắn của Mỹ và phương Tây sau khi ban đầu do dự sử dụng "con bài SWIFT" do lo ngại những cú đòn "ngược dòng" đối với nền kinh tế của Washington và các đồng minh. Số liệu của Reuters cho hay việc trừng phạt ngân hàng trung ương Nga sẽ "trói tay" Putin trong việc sử dụng khoản dự trữ quốc tế trị giá hơn 630 tỷ USD - khoản tiền được ví như "đệm giảm sóc" trước những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế Nga.
Riêng về khả năng đụng độ hạt nhân, "Le Monde" cũng cho biết Tổng thống Putin đã hối thúc Belarus sửa đổi Hiến pháp trong một thời gian ngắn để có thể triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ nước này. Đêm 24/2, ông Putin đã có phát biểu ám chỉ rằng các lực lượng hạt nhân Nga đang ở trong tình trạng báo động cao và khẳng định: “Nước Nga ngày nay vẫn là một trong những cường quốc hạt nhân hùng mạnh nhất". Đài BBC cho biết trước đó ông Putin nói rằng ai đe dọa Nga sẽ "lãnh hậu quả chưa từng có" - điều khiến các báo châu Âu bình luận đây là cách ông Putin cảnh báo Nga sẵn sàng dùng vũ khí hạt nhân đối với các nước ủng hộ Ukraine.
Mặc dù vậy, BBC nhận định viễn cảnh đối đầu hạt nhân giữa Nga và NATO vẫn còn xa. Điều gây lo ngại lớn hiện nay là việc hình thành "chiến tuyến" giữa Nga và các nước Liên minh châu Âu (EU) thuộc NATO. Bình luận trên kênh BBC Radio 4, Tướng Anh Sir Richard Shirreff - cựu Phó Tổng Tư lệnh NATO - cho rằng các lãnh đạo Phương Tây đã “quá chủ quan trước suy tính của Putin”. Theo ông, ý định của các lực lượng Nga là không chỉ chiếm toàn bộ Ukraine mà còn muốn “tái lập một phiên bản của Liên Xô”.
Tin liên quan
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hong Kong (Trung Quốc) mở rộng chương trình tạo thuận lợi cho hàng hóa trung chuyển
19:36 | 03/09/2024 Hải quan thế giới
Tại sao đồng NDT không thể “soán ngôi” của USD?
14:41 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những dấu hiệu đáng ngại về triển vọng chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ
12:17 | 02/09/2024 Nhìn ra thế giới
Dấu ấn Obama trong chiến dịch của Kamala Harris
08:19 | 02/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
Vinamilk hỗ trợ gần 3 tỷ đồng sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân miền Bắc
Sân golf Văn Lang Empire T&T Golf Club chính thức được vận hành theo chuẩn quốc tế
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 74 phát hành ngày 13/9/2024
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics