Nồi cơm điện tách đường: Bác sĩ cảnh báo trò “bịp bợm"
Lời quảng cáo đánh trúng tâm lí người tiêu dùng
Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện tại các siêu thị điện máy, cửa hàng bán đồ điện gia dụng hay tại các trang mạng xã hội, chợ thương mại điện tử đều quảng cáo bán sản phẩm nồi cơm điện tử có chức năng tách đường.
Theo đó, nồi cơm điện tử tách đường đang được bán trên thị trường có nguồn gốc, xuất xứ từ Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc… Giá của sản phẩm này cũng đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Tại một số siêu thị điện máy, nồi cơm điện tử tách đường có giá khoảng 3-4 triệu đồng/sản phẩm. Nhiều trang mạng xã hội, loại nồi này được quảng cáo nhập khẩu từ Nhật Bản có 7-10 triệu đồng/sản phẩm.
Theo như lời quảng cáo của một số trang mạng xã hội, nồi cơm tách đường tốt cho người bị bệnh tiểu đường, giảm lượng đường trong máu, không béo phì, không tăng cân. Nguyên lí hoạt động của nồi cơm này hoạt động theo 4 bước, cụ thể: Bước 1, là gia nhiệt, khi gạo được nấu trong môi trường nước với nhiệt độ vừa phải nhất, giúp loại bỏ nhiều nhất lượng đường từ tinh bột xấu mà vẫn giữ được chất dinh dưỡng của cơm. Bước 2, phân tách hoàn toàn tự động kiểm soát được nhiệt độ, làm giảm lượng Amylopectin tự phân tách ra khỏi từng hạt gạo và vẫn giữ được hàm lượng Amylose trong gạo. Bước 3, loại bỏ nhờ hệ thống thoát nước thông minh được tích hợp trong nồi cơm điện tách đường sẽ tự động loại bỏ và ngăn hoàn toàn nước và tất cả tinh bột tiêu hóa nhanh trở lại vào cơm. Bước 4, sau khi đã loại bỏ được lượng tinh bột xấu ra khỏi nồi cơm, việc tiếp theo là nồi cơm sẽ làm chín gạo và tạo ra phần thơm ngon và an toàn cho người dùng.
Những lời quảng cáo trên đã đánh vào tâm lí của người tiêu dùng, đặc biệt những người mắc bệnh tiểu đường, người ăn kiêng. Do vậy, không ít người tiêu dùng đã sẵn sàng “rút hầu bao” để mua nồi cơm tách đường về sử dụng, song chất lượng và tính năng của sản phẩm có thực sự đáp ứng được những “mong mỏi” của người tiêu dùng.
Công dụng thật ra sao?
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan về những tính năng, công dụng của nồi cơm điện tử tách đường, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, nguyên lý hoạt động của chiếc nồi cơm điện tách đường là cần phải cho nhiều nước vào gạo hơn bình thường. Nhờ nguyên lý gạn nước mà lượng đường lẫn trong nước gạo sẽ được tách riêng ra khỏi cơm để chảy vào một ngăn chứa. Nhưng thực chất việc gạn nước để tách đường trong tinh bột cơm gạo lại không như mọi người vẫn đang nghĩ, nguyên nhân là hàm lượng đường trong cơm rất ít.
PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh phân tích, trong gạo có hàm lượng đường rất ít, khoảng 0,4% đường, thành phần tinh bột là chính. Theo như lời quảng cáo của đơn vị cung cấp cấp sản phẩm, nồi cơm điện tách đường tách được khoảng 20-30% lượng đường trong gạo (30% của 0,4% lượng đường trong gạo). Như vậy, nồi cơm này chỉ tách được lượng đường không đáng kể. Hơn nữa, cơ chế tách đường của nồi cơm điện này thực chất chỉ là để gạn nước cơm đi. Đối với việc gạn nước cơm đi là đang bỏ đi một lượng dinh dưỡng trong cơm, đặc biệt là các vitamin nhóm B, chất béo có trong gạo. Những người ăn cơm theo cách nấu như thế này, có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, thiếu hụt năng lượng cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng thông tin, cơm khi ăn vào cơ thể được tiếp xúc với enzyme tiêu hóa mới chuyển hóa thành đường. Vì vậy, người tiêu dùng, đặc biệt những người mắc các bệnh về tiểu đường không nên nghĩ rằng có thể ăn bao nhiêu cơm nấu bằng nồi cơm điện tách đường cũng được. Bởi người bị tiểu đường ăn nhiều cơm gạo nấu bằng chiếc nồi này cũng sẽ bị tăng lượng đường huyết trong máu bình thường.
Trước những thông tin quảng cáo về nồi cơm tách đường, bác sĩ Phan Quốc Sỹ, Khoa Nội khoa- Tiểu đường (Bệnh viện Bạch Mai) cũng đưa ra lời cảnh báo người dân trên trang cá nhân với nội dung: "Hiện tại trên fecabook đang lan truyền quảng cáo loại nồi cơm điện tách, giảm đường dành cho người bệnh tiểu đường, thừa cân. Đây là một trò lừa đảo bịp bợm, lấy danh nghĩa khoa học để móc túi mọi người".
Bác sĩ Phan Quốc Sỹ phân tích, cơm chín hoặc bánh mỳ chứa 50% gluxit phức hợp dưới dạng tinh bột amidon. Khi vào đường tiêu hóa sẽ được các men tiêu hóa như amylase..., thủy phân thành đường đơn glucose để được hấp thụ thấm vào máu tĩnh mạch cửa rồi dự trữ ở gan dưới dạng glycogen, để dùng dần giữa các bữa ăn trong ngày, lấy năng lượng cho tế bào cơ và não hoạt động.
Nếu tách và loại đường trong tinh bột thì không có năng lượng cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Thật là hoang đường khi nói có thể loại hoặc tách gluxit trong cái được gọi là “nồi cơm điện tách đường”.
"Gạo càng trắng và càng được nấu chín thì đường càng được hấp thụ nhanh sau ăn, không tốt. Muốn cho đường máu đỡ tăng cao sau bữa ăn thì chỉ có cách ăn cơm với số lượng vừa phải và lẫn với rau xanh (nhiều xơ), vận động thể lực nhiều (làm việc chân tay, đi bộ, leo cầu thang bộ...)", bác sĩ Phan Quốc Sỹ nói thêm.
Tin liên quan
Xuất khẩu thực phẩm sang Singapore lưu ý về phụ gia bị cấm
15:47 | 13/08/2024 Kinh tế
Tiếp tục cảnh báo các hình thức lừa đảo người nộp thuế
21:22 | 10/07/2024 Thuế - Kho bạc
Hải quan TPHCM cảnh báo thủ đoạn mới vận chuyển ma túy
20:26 | 07/07/2024 An ninh XNK
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON95-III xuống dưới 20.000 đồng/lít
15:41 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5 triệu khách hàng ảnh hưởng bão số 3
15:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT
10:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Cấm tuyệt đối hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa
09:04 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Doanh nghiệp lớn phải tiên phong giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp xây dựng một luật để sửa nhiều luật
20:13 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hơn 320 người chết, mất tích do ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ
20:08 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Toàn bộ tiền bán vé chương trình “BOND Live In Vietnam” sẽ dành ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
19:50 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội tiếp tục báo động lũ cấp 1 trên sông Đà, cấp 2 trên sông Hồng
19:45 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hạn chế các phương tiện lưu thông trên tuyến đường 70 đoạn Hà Đông do ngập sâu
13:49 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Báo động lũ cấp II trên sông Hồng
13:47 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương khuyến cáo người dân dự trữ nhu yếu phẩm đủ dùng
13:45 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
Cục Hải quan TPHCM: Trao trên 700 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
TP Hồ Chí Minh: Thanh tra, xử phạt 3 doanh nghiệp thực phẩm
Ngành Hải quan đã nỗ lực tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Hàn Quốc
Thiết lập các kênh thông tin trao đổi giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics