Nông sản đi Trung Quốc "méo mặt" vì virus corona
Đẩy mạnh chế biến, thúc đẩy XK sang thị trường mới là hướng đi khả thi giúp nông sản Việt hạn chế phụ thuộc thị trường Trung Quốc, giảm thiểu thiệt hại. Ảnh: N.Thanh. |
Hàng tồn kho, DN điêu đứng
Hoạt động XK hàng hóa sang thị trường Trung Quốc qua các tỉnh biên giới phía Bắc vào thời điểm trước và sau tết Nguyên đán hàng năm thường rất sôi động, trong đó có các mặt hàng nông sản, thực phẩm và trái cây.
Theo lịch đã được thông báo từ trước tết Nguyên đán Canh Tý 2020, phía Trung Quốc sẽ chính thức mở cửa khẩu để thực hiện hoạt động XNK hàng hóa vào ngày 31/1/2020. Tuy nhiên, mới đây Ủy ban hiệp điều mậu dịch kinh tế đối ngoại thị Bằng Tường (Trung Quốc) đã có thông báo về việc đóng cửa giao dịch mua bán tại các cặp chợ thuộc địa bàn thị Bằng Tường từ ngày 31/1/2020 đến hết ngày 8/2/2020 và sẽ chính thức mở cửa vào ngày 9/2/2020 (trừ cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị Quan sẽ mở cửa vào ngày 3/2/2020) với lý do đảm bảo công tác phòng chống dịch cúm corona.
Đánh giá về tác động của bệnh dịch viêm phổi do virus corona gây ra đến hoạt động XNK Việt Nam-Trung Quốc, theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương): Hiện đã có thông tin về việc nhu cầu tiêu thụ một số sản phẩm nông sản tại Trung Quốc chững lại do diễn biến phức tạp của bệnh dịch. Mặt khác, do công tác chống dịch đang được thực hiện nghiêm ngặt nên việc vận chuyển giao nhận hàng hóa giữa các tỉnh, thành của Trung Quốc cũng hết sức khó khăn.
Trên thực tế, trước diễn biến phức tạp của bệnh dịch viêm phổi do virus corona gây ra, lo ngại tác động tới XK mặt hàng thanh long sang Trung Quốc, mới đây, 23 nhà kho mua thanh long ở tỉnh Tiền Giang và Long An đã tổ chức cuộc họp khẩn bàn cách khắc phục những khó khăn trong phân phối và tiêu thụ thanh long. Theo đó, do diễn biến phức tạp của virus corona ở Trung Quốc, việc phân phối và tiêu thụ thanh long vào quốc gia này gặp nhiều khó khăn. Phần lớn khách hàng ở Trung Quốc đều không nhận hàng do các quy định về hạn chế đi lại và đóng cửa một số cửa khẩu nhằm ngăn chặn sự lan rộng của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây ra. Để giải quyết tình trạng trên, các nhà kho đã đi đến thống nhất, từ ngày mùng 3 đến mùng 10 Tết (tức từ ngày 27/1/2020 đến ngày 3/2/2020) không nhận thanh long của thương lái và nông dân mà các nhà kho đã đặt cọc thu mua trước đó. Tuy không nhận mua nhưng các nhà kho ở Tiền Giang và Long An sẽ hỗ trợ cho thương lái và nông dân (đã ký hợp đồng bán sản phẩm trước đó và có thời gian thu hoạch từ ngày 27/1 đến 3/2) 5.000 đồng/kg thanh long. Khi có thông tin mới về tình hình tiêu thụ thanh long ở Trung Quốc cũng như dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây ra, các nhà kho sẽ thông báo nhanh cho thương lái và nông dân được biết.
Đứng từ góc độ DN XK trái cây, bà Nguyễn Thị Hồng Thu, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu nhấn mạnh: Virus corona bùng phát, những DN như Chánh Thu rơi vào cảnh điêu đứng bởi kế hoạch thu mua cũng như những hợp đồng khách hàng Trung Quốc đã ký kết đều bị hủy bỏ. “Thậm chí, có những lô hàng sản phẩm đã cắt rồi dự định xuất đi hoặc đang trên đường xuất đi Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng. Không chỉ thanh long, ngay cả xoài hay sầu riêng là những loại trái cây chưa được Trung Quốc cấp phép cho NK chính ngạch cũng bị ảnh hưởng lớn. DN bị tồn kho, tổn thất nặng nề", bà Thu nói.
Chủ động ứng phó
Cục Xuất nhập khẩu đánh giá: Nếu dịch viêm phổi do virus corona gây ra kéo dài, việc thông thương, đi lại tại các cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc bị hạn chế thì chắc chắn lưu lượng hàng hóa thông qua các cửa khẩu sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn trong thời gian tới. Các DN Việt Nam, đặc biệt là DN kinh doanh nông sản cần lường trước tình huống DN Trung Quốc không thể nhận hàng để có giải pháp thay đổi phương thức giao hàng, chuyển hướng XK hoặc tiêu thụ trong nước cho phù hợp. Bên cạnh đó, các DN cần bám sát tình hình, trao đổi thường xuyên với đối tác để nắm được những thay đổi phát sinh trong trường hợp bất khả kháng do dịch bệnh gây ra. Các địa phương có đường biên giới với Trung Quốc cũng cần theo dõi chặt chẽ hoạt động giao thương của cư dân biên giới để đảm bảo có biện pháp quản lý đồng bộ với hoạt động thương mại thông qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia.
Cục Xuất nhập khẩu đề nghị các địa phương, hiệp hội ngành hàng, DN, thương lái, hộ nông dân cũng như các tổ chức, cá nhân liên quan theo dõi sát diễn biến hoạt động XK nông, thủy sản nói chung và trái cây nói riêng qua các tỉnh biên giới phía Bắc như Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Cao Bằng… nhằm chủ động kế hoạch sản xuất, đóng gói, giao nhận, XK hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới, tránh để phát sinh ùn ứ và các tác động bất lợi khác; thực hiện nghiêm túc hoạt động XK sang thị trường Trung Quốc theo thông lệ quốc tế, nâng cao chất lượng, triển khai tốt các quy định về truy xuất nguồn gốc, kê khai vùng trồng, cơ sở đóng gói cũng như các yêu cầu liên quan nhằm đáp ứng quy định, tiêu chuẩn đã thỏa thuận với nước NK, tránh phát sinh rủi ro và giảm thiểu thiệt hại trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Một số chuyên gia trong ngành nông nghiệp nhìn nhận, dịch bệnh viêm phổi do virus corona từ Trung Quốc không chỉ gây khó khăn tới tình hình XK hàng hóa, đặc biệt là nông sản sang Trung Quốc mà còn tác động đến các thị trường châu Âu, châu Mỹ khi người tiêu dùng nhiều nước trên thế giới hạn chế đi lại mua sắm, ảnh hưởng đến sức tiêu thụ. Vì vậy, bên cạnh sự thận trọng, DN cần thực sự có giải pháp tự ứng cứu, không thể hoàn toàn trông chờ vào việc mở cửa trở lại từ thị trường Trung Quốc. Điển hình như, các mặt hàng rau quả, trái cây... có thể nỗ lực hơn nữa thúc đẩy XK sang các thị trường khác, tránh phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc...
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Ấn Độ tăng 102%
10:57 | 27/08/2024 Xuất nhập khẩu
3 nhóm hàng xuất khẩu mang về hơn 100 tỷ USD
09:08 | 24/08/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu đạt hơn 473 tỷ USD tính đến trung tuần tháng 8
13:46 | 23/08/2024 Xuất nhập khẩu
TPHCM: Hàng hóa XNK tăng hơn 6 tỷ USD
13:45 | 23/08/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu tôm đạt kỷ lục trong tháng 7
17:06 | 20/08/2024 Xuất nhập khẩu
Sầu riêng đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc cần đảm bảo những quy định gì?
10:36 | 20/08/2024 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất nhập khẩu 7 tháng đạt hơn 440 tỷ USD
18:56 | 16/08/2024 Xuất nhập khẩu
Lần đầu tiên xuất nhập khẩu đạt hơn 70 tỷ USD/tháng trong năm 2024
14:21 | 12/08/2024 Xuất nhập khẩu
Campuchia là thị trường xuất khẩu xăng dầu lớn nhất của Việt Nam
14:18 | 12/08/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông minh từ thang máy kết nối kỹ thuật số
Bắt đối tượng vận chuyển 25,5 kg pháo nổ qua cửa khẩu Cha Lo
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform