Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: Đầu tư sân bay không nên chỉ dừng ở "lỗ hay lãi"
Ồ ạt xin đầu tư sân bay | |
Hải quan sân bay Vân Đồn sẵn sàng đón chuyến bay trở lại |
Ông Phan Đức Hiếu. |
Thưa ông, hiện nay nhiều địa phương đang đề xuất xây dựng sân bay. Ông đánh giá như thế nào về thực trạng này?
Việc các địa phương đề xuất là nhu cầu chính đáng với mong muốn phát triển địa phương và phải tôn trọng việc đó. Như tỉnh Lào Cai, rất nhiều lãnh đạo qua các thời kỳ đều trăn trở đầu tư xây dựng sân bay để phát triển tỉnh, kết nối với cả vùng, kết nối quốc tế.
Tuy nhiên quyết định có xây dựng hay không còn phải trải qua quá trình thẩm định khoa học, có hệ thống và dài hạn. Các địa phương có thể tham vấn từ sớm các chuyên gia về hàng không và nhà đầu tư xây dựng cụm cảng hàng không. Thậm chí, các địa phương khi có sân bay nằm trong tầm quy hoạch gần nhau sẽ hợp tác xây dựng kế hoạch để bổ trợ cho nhau cùng phát triển. Càng tính toán kỹ, sai sót càng giảm bớt.
Từ bài học quốc tế, chúng ta nhìn nhận lợi ích của sân bay không chỉ dừng lại hiệu quả sân bay có lỗ hay có lãi mà có lợi ích trực tiếp, gián tiếp và phát triển kinh tế - xã hội. Tôi cho rằng, để quyết định đánh giá phát triển sân bay cần nhìn theo lợi ích tổng thể, và lợi ích tiềm năng và các vấn đề xã hội khác (thiên tai bão lũ, hỗ trợ).
Vậy theo ông, tiêu chí nào để lựa chọn xây dựng sân bay tại các địa phương?
Tiêu chí lựa chọn sân bay đã có, tuy nhiên tôi mong muốn mọi vấn đề cần minh bạch, công bằng để làm sao địa phương này được và địa phương khác không được, tránh có sự ấm ức. Nên có tiêu chí xác định ưu tiên. Và quy hoạch cũng cần được sớm thông qua để địa phương căn cứ vào đó thực hiện nhu cầu của họ.
Theo tôi, nên tính toán làm sao có mô hình kế hoạch đầu tư khai thác càng rõ ràng, càng chi tiết càng tốt. Có thể tham vấn từ sớm các chuyên gia về hàng không và nhà đầu tư xây dựng cụm cảng hàng không. Các địa phương có sân bay có thể ngồi lại tham vấn với nhau, thảo luận kỹ vì các sân bay có thị trường khác nhau, có thị trường bổ trợ nhau.
Ngoài ra, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội để phát triển sân bay địa phương cũng là vấn đề quan trọng. Có hai bài toán cần giải, thứ nhất là bài toán về nhu cầu địa phương và thứ hai là bài toán tổng thể quy hoạch quốc gia.
Trong thời gian tới, việc đầu tư sân bay tại các địa phương cần được triển khai như thế nào, thưa ông?
Ngoài nỗ lực của địa phương, quốc gia cũng cần có chính sách thuận lợi cho sớm khai thác và cơ hội phát triển của sân bay nhỏ khi tận dụng máy bay nhỏ, máy bay bằng động cơ điện trong tương lai.
Hiện nay, có nhiều “hòn ngọc” vẫn chưa có đầy đủ cơ hội tỏa sáng hết mình trên bản đồ du lịch Việt Nam, trải dài từ địa đầu Tổ quốc đến cực Nam đất nước. Nhiều trang tư vấn du lịch tên tuổi trong và ngoài nước và rất nhiều nhân vật trải nghiệm nổi tiếng đều đã gọi tên hàng loạt điểm đến hấp dẫn, mà trong số đó có không ít những danh lam, thắng cảnh, địa danh lịch sử nằm ở những địa bàn xa xôi cách trở, chưa được kết nối với mạng lưới cao tốc, đường không và đường sắt.
Theo đó, có thể kể đến ở đây Đảo ngọc Phú Quốc, trong vòng một thập niên qua, kể từ khi sân bay quốc tế tại đây chính thức đi vào hoạt động, từ hình ảnh một huyện đảo nghèo vào năm 2010 thì nay đã trở thành một đô thị đảo sầm uất, hiện đại, phát triển. Đây chính là hình ảnh gợi ý rất nhiều về vai trò của hàng không trong sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương này.
Hay như câu chuyện của Hà Giang, theo các nhà chuyên môn, trong bối cảnh việc đầu tư các tuyến cao tốc kết nối địa phương này với Thủ đô có chi phí đầu tư rất lớn, thời gian xây dựng kéo dài cả chục năm, thì việc đầu tư ngay một sân bay có quy mô hợp lý với chi phí chỉ bằng vài chục cây số đường cao tốc có thể mang lại cú hích rất lớn trong thu hút đầu tư, đánh thức các tiềm năng, lợi thế du lịch.
Những câu chuyện tương tự cũng sẽ không khó để tìm ra ở những địa bàn miền núi phía Bắc, Tây Nguyên hay Đồng bằng sông Cửu Long.
Xin cảm ơn ông!
TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương: Xây sân bay giống như một điểm nhấn của hệ sinh thái. Do đó nhu cầu chính đáng xây dựng sân bay của các địa phương cần được ủng hộ và tìm cách hiện thực hóa thông qua những công cụ, thể chế khuyến khích mà các địa phương có thể sử dụng được, và các nhà đầu tư có thể cảm nhận được sự hấp dẫn của cơ hội đầu tư, được tạo điều kiện tham gia, tạo cho địa phương dư địa đủ mức để linh hoạt, tận dụng cơ chế để phát triển kinh tế. Quy hoạch không hợp lý sẽ thành điểm nghẽn phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy nên có quy hoạch mở. Theo đó, không định vị 28 sân bay đến năm 2030 hay 31 sân bay đến năm 2050 mà nên có “phần cứng”, "phần mềm” để không mất thời gian điều chỉnh, tạo cơ chế xin cho. Ngoài ra cũng không nên đặt trình tự xây dựng theo năm mà nên linh hoạt để địa phương tự quyết định theo nhu cầu. Cần phân cấp 2/3 số sân bay về cho địa phương triển khai. Ông Hong Sun, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam: Sân bay rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương. Việc phát triển sân bay nên được xem xét cẩn thận các yếu tố như nhu cầu thị trường, khoảng cách giữa các địa phương, dân số, khả năng tài chính, chi phí vận hành... Việt Nam có kế hoạch tăng số lượng sân bay lên con số 28 vào năm 2030 và 31 vào năm 2050. Để đạt mục tiêu này, thu hút đầu tư tư nhân bằng phương thức đối tác công - tư (PPP) là một giải pháp hiệu quả cho Việt Nam nhằm giảm áp lực ngân sách nhà nước, gia tăng hiệu quả và tính khả thi. Lựa chọn mô hình phát triển sân bay nội địa hay quốc tế cũng là một yếu tố quan trọng khi chúng ta xem xét phát triển trong dài hạn. Bài học từ các nước khác cũng đã chứng minh tầm quan trọng của điều này. Ở Hàn Quốc, nhiều địa phương có sân bay và việc này hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển của địa phương. Phát triển sân bay nhỏ sẽ thật sự cần thiết và hữu ích nếu các sân bay nhỏ có thể hỗ trợ các sân bay lớn hơn. Ở nhiều nước, sân bay được phát triển như những thành phố nhỏ, đáp ứng các nhu cầu của hành khách, từ đó giúp tăng cường sức mua, thúc đẩy phát triển du lịch. Ngoài ra, phát triển sân bay cũng cần lưu ý phát triển hạ tầng kết nối như đường bộ, giúp kết nối sân bay với hạ tầng khác. Ông Kenneth Atkinson, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Anh tại Việt Nam: Để phát triển sân bay, hạ tầng kết nối đóng vai trò rất quan trọng, bao gồm kết nối đường bộ, đường sắt và đường biển. Trong 20 năm qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều ví dụ điển hình về phát triển kinh tế - xã hội, giao thông kết nối đến các tỉnh, thành phố đã được cải thiện đáng kể. Tầm quan trọng của sân bay thực sự phụ thuộc vào chiến lược phát triển của tỉnh, thành phố. Ví dụ, tỉnh Hà Giang ở miền núi phía Bắc, muốn phát triển du lịch nhằm tận dụng lợi thế vẻ đẹp thiên nhiên. Hà Giang cách Hà Nội khoảng 300 km và di chuyển bằng đường bộ đến đây mất vài giờ đồng hồ, nên khó hấp dẫn du khách quốc tế. Do vậy, phát triển sân bay là cần thiết để tạo thuận lợi hơn cho du khách. Khách du lịch tăng sẽ kéo theo phát triển khách sạn và các hạ tầng hỗ trợ khác như cửa hàng, nhà hàng. Vấn đề chính ở đây là vốn đầu tư xây dựng sây bay. Những yếu tố cần xem xét khi xây dựng sân bay là ước tính chi phí đầu tư ban đầu, đội vốn do trì hoãn thi công, quản lý... Tiếp theo, cần có kế hoạch làm thế nào để tối đa hoá doanh thu từ các khu vực thương mại trong và xung quanh sân bay. Các công ty tư vấn quốc tế có thể hỗ trợ việc này. Mô hình thường được sử dụng và đã được áp dụng ở một số sân bay như Cam Ranh (Việt Nam), Phnom Penh, Siem Riep (Campuchia) là mô hình PPP. X.T (ghi) |
Tin liên quan
Máy vi tính, sản phẩm điện tử đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia
19:45 | 26/09/2024 Kinh tế
Điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm ván sợi gỗ nhập từ Thái Lan, Trung Quốc
19:44 | 26/09/2024 Kinh tế
Chung sức hỗ trợ ngành dệt may và da giày phát triển bền vững
16:03 | 26/09/2024 Kinh tế
Chi hàng chục tỷ đô nhập nguyên liệu dệt may, da giày, chất dẻo
15:59 | 26/09/2024 Xuất nhập khẩu
Hỗ trợ tốt hoạt động thanh toán với mô hình ngân hàng mở
15:15 | 26/09/2024 Kinh tế
Bến Tre: Tầm nhìn hướng Đông và tiềm năng phát triển bền vững
14:49 | 26/09/2024 Kinh tế
TPHCM tổ chức 19 phiên livestream kết nối cung cầu hàng hóa của 45 tỉnh, thành phố
14:38 | 26/09/2024 Kinh tế
Thu hơn 2 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng
09:44 | 26/09/2024 Xuất nhập khẩu
Chính sách đột phá để thu hút FDI thế hệ mới
20:15 | 25/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng
16:00 | 25/09/2024 Infographics
Ngành công nghiệp chiếm hơn 50% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc
15:15 | 25/09/2024 Kinh tế
39 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên
14:38 | 25/09/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
11:41 | 25/09/2024 Kinh tế
Không nên điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ sau bão lũ
10:47 | 25/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
(PHOTO) Tổng cục Hải quan chia sẻ khó khăn với đồng bào xã biên giới Lào Cai
Thủ tướng kỳ vọng Bình Dương bứt phá, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Công nghệ giúp gia tăng nền tảng ngân hàng, số vụ lừa đảo giảm 50%
Máy vi tính, sản phẩm điện tử đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia
Điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm ván sợi gỗ nhập từ Thái Lan, Trung Quốc
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform