PEMNA: Việt Nam cần tiếp tục cải cách hệ thống thuế, tạo thuận lợi cho đầu tư và tăng trưởng
PEMNA: Nhiều bài học về quản lý tài chính chi tiêu công cho Việt Nam | |
Bộ Tài chính đăng cai tổ chức PEMNA năm 2019 tại Quảng Ninh |
Ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. |
Đó là chia sẻ của ông Ousmane Dione – Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) bên lề phiên khai mạc Hội nghị toàn thể Mạng lưới quản lý chi tiêu công tại châu Á (PEMNA) năm 2019 ngày 22/5.
Từ ngày 22 đến ngày 24/5, Hội nghị toàn thể Mạng lưới quản lý chi tiêu công tại Châu Á (PEMNA) năm 2019 diễn ra tại Quảng Ninh. Đây là Hội nghị toàn thể lần thứ 8 của Mạng lưới và là Hội nghị đầu tiên do Bộ Tài chính Việt Nam đăng cai tổ chức, với chủ đề “Cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững”, ông đánh giá như thế nào về chủ đề lần này?
Tôi thấy rằng chủ đề lần này của PEMNA rất quan trọng và là chủ đề rất đúng và trúng bởi vì qúa trình hỗ trợ phát triển của PEMNA cũng sẽ giúp cho các quốc gia thành viên có thể đẩy mạnh hơn nữa quá trình phát triển trong khu vực.
Những vấn đề như: quản trị kinh tế và quản lý nợ bền vững và an toàn là những vấn đề quan trọng mà các thành viên của PEMNA sẽ cùng trao đổi trong 2 ngày tới đây.
PEMNA cũng sẽ là một khuôn khổ thiết yếu để cùng đảm bảo các quốc gia thành viên có thể chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.
Khuôn khổ Hội nghị PEMNA có thể đảm bảo cho các thành viên có thể đảm bảo tính bền vững nợ mà còn đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động liên quan đến quản trị kinh tế và các vấn đề khác nữa. Đồng thời cũng sẽ giải quyết vấn đề làm thế nào để các quốc gia có thể định chuẩn, so sánh mức độ phát triển trong lĩnh vực này với nhau, đồng thời học hỏi kinh nghiệm từ quốc tế cũng như các quốc gia trong PEMNA với nhau.
Nội dung này đang được WB hết sức quan tâm vì chúng tôi thấy rằng đây là định hướng hoàn toàn đúng đắn để có thể đảm bảo sử dụng các nguồn lực kinh tế một cách bền vững bởi vì chỉ khi đảm bảo được điều này thì chúng ta sẽ có những phương án đầu tư hiệu quả và đó sẽ là cách để cho các quốc gia có thể phát triển một cách bền vững và bao trùm.
Với PEMNA, WB có vai trò như thế nào để hỗ trợ các quốc gia, thưa ông?
WB đang thực hiện vai trò của mình nhằm hỗ trợ các quốc gia xử lý những thách thức trên. Tại nhiều quốc gia, WB cung cấp tài chính để hỗ trợ các mục tiêu phát triển và tăng cường năng lực thể chế của các quốc gia. Nhưng không chỉ vậy, nhiều người có thể không nhận thấy rằng WB còn thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ tư vấn kỹ thuật cho Chính phủ.
Chúng tôi có các chuyên gia kinh tế vĩ mô, chuyên gia về quản lý công và quản trị nhà nước đang phối hợp với các cán bộ của Chính phủ để chia sẻ thông lệ quốc tế tốt, để phản hồi các phương án chính sách đề xuất. Chúng tôi có những chuyên gia về kế toán dồn tích, chính sách thu, chính sách nợ, quản lý ngân sách, quản lý kết quả thực hiện công việc – đều là những chủ đề được bàn trong hai ngày tới đây.
Vì vậy WB không chỉ là ngân hàng hỗ trợ các chính sách hỗ trợ phát triển tài chính mà còn là ngân hàng trí thức. Chúng tôi đã hỗ trợ PEMNA trong suốt 10 năm qua. Có những hoạt động khác nhau tại PEMNA và điều đó sẽ giúp cho các nước thành viên phát triển được quản lý chi tiêu công của mình và có thể học hỏi từ các quốc gia khác.
Trong vòng 10 năm qua chúng tôi đã đồng hành từ khi PEMNA được thành lập và WB cũng như Bộ Kinh tế Tài chính của Hàn Quốc đã phối hợp chặt chẽ với nhau. Trong bối cảnh thế giới đang thay đổi thì chúng tôi cho rằng những vấn đề đó đang ngày càng quan trọng như: đảm bảo nền tài chính an toàn bền vững, quản lý chi tiêu công…
Ông có khuyến nghị gì cho các quốc gia PEMNA nói chung và Việt Nam nói riêng về tái cơ cấu ngân sách và quản lý nợ để đảm bảo bền vững tài khóa trong bối cảnh hiện tại?
Dĩ nhiên, không có lời khuyên chung nào phù hợp cho tất cả và áp dụng chung cho tất cả các quốc gia PEMNA.
Các quốc gia PEMNA rất đa dạng, điều đó phản ánh qua hiện trạng tài khóa của họ. Chúng ta có 10 nước thành viên và mỗi nước lại có bối cảnh khác nhau và không có một mô hình nào phù hợp với tất cả các quốc gia. Mỗi nước lại có những điểm khác biệt.
Chẳng hạn, tỷ lệ huy động thu trên GDP của Indonesia chỉ vào khoảng 13% so với Trung Quốc là trên 25%. Tương tự, mức nợ cũng rất khác nhau. Vì vậy mỗi quốc gia đều khác nhau và phải tự đối mặt với những thách thức tài khóa của riêng mình.
Tôi nghĩ điểm chung giữa các nước là một số nguyên tắc căn bản định hướng cho quản lý và chính sách tài khóa lành mạnh. Đó là độ tin cậy của ngân sách, minh bạch, hiệu suất phân bổ và thực hiện, và kỷ cương tài khóa tổng thể.
Đối với Việt Nam, Chính phủ đã bắt tay thực hiện lộ trình củng cố tình hình tài khóa với mục tiêu giảm bội chi và ổn định nợ công. Để đảm bảo bền vững trong dài hạn, Việt Nam cần tiếp tục cải cách hệ thống thuế để vừa ổn định về huy động thu vừa tạo ra môi trường thuế thuận lợi cho đầu tư và tăng trưởng.
Về chi tiêu, chi thường xuyên đã và đang tăng nhanh và cần giảm tốc, bao gồm cả qua nâng cao hiệu suất chi. Đồng thời, hiệu suất đầu tư công cũng cần được tăng cường. Quan trọng nhất là tiếp tục củng cố tình hình tài khóa sẽ giúp nâng cao lòng tin của nhà đầu tư đặc biệt trong thời kỳ hội nhập toàn cầu.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Ngành Tài chính khẩn trương hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, lũ
18:44 | 16/09/2024 Tài chính
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
16:08 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính yêu cầu không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
19:13 | 13/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm tạo niềm tin và sự an tâm cho khách hàng chịu thiệt hại bởi bão số 3
07:40 | 17/09/2024 Tài chính
Xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá, ổn định tâm lý người tiêu dùng sau bão lũ
18:43 | 16/09/2024 Tài chính
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
16:53 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Cơ quan Thuế xử lý 9,6 tỷ hoá đơn điện tử
15:05 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Xuất cấp lương thực, vật tư cho 4 tỉnh khắc phục hậu quả bão số 3
21:50 | 15/09/2024 Tài chính
Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước đã vượt dự toán năm 2024
09:50 | 15/09/2024 Thuế - Kho bạc
Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán
06:42 | 15/09/2024 Chứng khoán
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
16:05 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Xuất cấp các mặt hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang
08:57 | 14/09/2024 Tài chính
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
20:00 | 13/09/2024 Thuế - Kho bạc
Ngân hàng dẫn đầu trong phát hành và mua lại trái phiếu trước hạn
16:36 | 13/09/2024 Tài chính
Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
09:46 | 13/09/2024 Tài chính
Tổng cục Hải quan trao học bổng cho 15 sinh viên Khoa Thuế và Hải quan
20:45 | 12/09/2024 Hải quan
bawns cas h5
Tin mới
TPHCM: Tuyển dụng nhiều lao động những tháng cuối năm
Các tập đoàn, tổng công ty nhanh chóng khôi phục sản xuất sau bão lũ
Sữa đậu nành Soya Canxi kết nối các thế hệ cùng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp toàn diện
Proparco nâng mức tài trợ cho HDBANK lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững
Hải quan TPHCM: Đóng góp ủng hộ đồng bào miền Bắc trên 1,2 tỷ đồng
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform