Phải có chế tài xử cán bộ "hành" DN, người dân
Khi làm việc với các cơ quan, địa phương bà có cảm nhận thấy rằng môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam đã tốt hơn trước?
Chúng tôi không chỉ làm việc với các cơ quan mà còn làm việc với các DN, các bên có liên quan. Theo đánh giá của cá nhân, tôi thấy rõ ràng nỗ lực của các cơ quan đã được ghi nhận, tuy nhiên, giữa hiệu quả thực thi chính sách còn khoảng cách lớn giữa trên giấy tờ và thực tiễn. Văn bản ban hành chất lượng tốt nhưng cán bộ thực thi lại nay giải thích thế này, mai giải thích thế khác. Có thể đó là do năng lực của cán bộ thực thi nhưng cũng có thể do đạo đức của người thi hành công vụ. Vì thế, tuy văn bản tốt, chính sách tốt song thực thi kém khiến DN, người dân còn chưa hài lòng, có nhiều bức xúc kể cả khi họ cảm nhận thấy có sự thay đổi về chính sách thuận lợi hơn cho DN. Chẳng hạn về nộp thuế, chúng ta thấy hiện nay DN không cần phải đến cơ quan thuế để nộp thuế hay kê khai thuế, thay vào đó thực hiện nộp thuế điện tử.
Chúng ta mới chỉ tập trung vào phần xây dựng, ban hành chính sách. Chúng ta cũng cần phải quan tâm đến hiệu quả thực thi chính sách, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của những người thi hành công vụ.
Thực tế, DN rất quan tâm đến việc thực thi chính sách xem có bị làm phiền, nhũng nhiễu hay không. Báo chí cũng từng phản ánh nhiều trường hợp cán bộ đăng ký kinh doanh yêu cầu phải “lót tay” thì thủ tục mới trơn. Liệu điều này có thay đổi, thưa bà?
Nhiều bộ, ngành báo cáo cải thiện tốt thủ tục hành chính nhưng Ngân hàng Thế giới ghi nhận lại rất hạn chế. Đó là vì thực thi chưa tốt. Không có một luật nào quy định DN phải lót tay chừng này tiền mới được đăng ký kinh doanh cả. Nhưng một số cán bộ công vụ lại vòi vĩnh để gây khó khăn cho DN, người dân. Cho nên cần phải có chế tài nghiêm khắc đối với những hành vi này. Những chế tài này phải được các Bộ chuyên ngành chỉ đạo xuống. Ví dụ trong lĩnh vực XNK, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính phải phối hợp để có các chế tài liên quan, đơn vị liên quan.
Những chế tài đó phải do ngành dọc đưa ra, ví dụ không cho cán bộ vi phạm làm ở vị trí đó, bị kỷ luật. Tất nhiên liên quan chế tài cần phải có nghiên cứu cụ thể, kỹ lưỡng để xác định được chế tài phù hợp với từng hành vi. Nhưng nhìn chung cần phải có những chế tài với việc gây cản trở, khó khăn cho DN trong việc thực hiện thủ tục hành chính, giảm thiểu những chi phí phi chính thức đó đi.
Một số DN vẫn than phiền là không có cải thiện gì về môi trường kinh doanh. Bà nghĩ sao về điều này?
Nếu nói không có cải thiện gì thì cũng không hẳn đúng. Rõ ràng có sự cải thiện và có một bộ phận DN ghi nhận. Có thể những DN lớn thấy rằng cải thiện thủ tục hành chính tạo ra hữu ích cho họ, nhưng DN nhỏ chưa nhận thấy điều ấy. Chẳng hạn bản thân DN nhỏ còn bé nên nếu làm chữ ký số gây lãng phí, tốn kém cho DN. Cho nên họ thấy không có sự cải thiện. Dù vậy, bên cạnh sự quyết liệt chúng ta vẫn cần phải có thời gian để có sự thay đổi đồng bộ từ chính sách cho đến phần thực hiện. Bởi vì đạo đức nghề nghiệp không phải thay đổi trong một sớm một chiều. Họ chỉ thay đổi khi được đào tạo bài bản, có chế tài xử lý cụ thể gây áp lực buộc cán bộ phải thực hiện đúng và hỗ trợ DN.
Nhưng dường như thời gian không phải là điều Việt Nam có nhiều khi các hiệp định thương mại tự do đã và sẽ có hiệu lực thời gian tới, bởi những hiệp định này đòi hỏi Việt Nam phải thay đổi mạnh mẽ môi trường kinh doanh để được hưởng lợi từ hội nhập, thưa bà?
Đúng là thời gian cho sự thay đổi không kéo dài vô hạn mà chỉ có mức độ nhất định để Việt Nam chuyển đổi các hành vi phi quy tắc thị trường sang các hành động theo luật lệ, theo quy định. Thời gian không phải là dài, nhưng cần đủ để từng cán bộ kịp thời cập nhật các thông tin, tiến bộ về công nghệ kỹ thuật. Bởi vì khi muốn giảm thời gian làm thủ tục hành chính, cần áp dụng công nghệ, đòi hỏi con người phải được đào tạo. Do đó cần có thời gian để họ thao tác được những kỹ năng đó. Ngoài ra, họ phải được đào tạo về đạo đức công vụ. Thời gian đào tạo, làm quen với các kỹ thuật đó không vô tận, có thể kéo dài 6 tháng hay 1 năm, không nhất thiết phải kéo dài đến 5 năm.
Khi các hiệp định đi vào cuộc sống, vấn đề này đòi hỏi các cơ quan phải giáo dục đạo đức cho cán bộ. Hiện vẫn tồn tại quan điểm cho rằng là cơ quan công quyền tôi có quyền xử lý hay không xử lý, gây khó khăn cho DN. Cán bộ cũng không mang tính chất hỗ trợ DN ngay cả khi biết rằng DN không biết đến vấn đề đó. Vì sự không hiểu biết của DN dẫn đến các cán bộ công quyền càng có cơ hội để thực hiện những hành vi không đúng mực.
Bản thân DN cũng cần cập nhật thông tin, chính sách, tìm hiểu quy định mới, nhất là DN vừa và nhỏ cập nhật chính sách rất chậm. Cho nên dẫn tới các cán bộ còn cơ hội nhũng nhiễu DN. Việc đăng ký kinh doanh cũng vậy. Nếu DN biết được quy trình, thủ tục ra sao, DN có quyền đối chất với cán bộ thực hiện công vụ thay vì phải “đút lót”. Đáng tiếc tâm lý người dân vẫn còn quan niệm đến cơ quan công quyền là nhờ cậy họ dù thủ tục đúng và đầy đủ. Đây là điểm khác so với các quốc gia. Ở Nhật Bản cán bộ công vụ của họ rất gần gũi người dân. Khi cán bộ của họ làm thủ tục chậm trễ họ có văn bản xin lỗi, giải thích vì sao bị chậm. Đây là điều khác hẳn ở Việt Nam, cán bộ làm chậm trễ thủ tục không có một lời giải thích nào cho người dân, DN.
Chúng ta hoàn toàn có thể làm được như Nhật Bản nếu thay đổi được tác phong của mỗi cán bộ. Ví dụ, ở Thành phố Hồ Chí Minh, ngành Bảo hiểm xã hội đã làm được. Nếu giải quyết thủ tục bảo hiểm xã hội không kịp thời, họ có thư xin lỗi gửi đến DN. Đó là điển hình tốt mà hiếm địa phương nào của Việt Nam có được. Tất cả ý kiến góp ý của DN họ tiếp thu với thái độ rất cầu thị.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khẩn trương giúp người dân ảnh hưởng bão số 3 vượt khó
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga
09:01 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão Yagi làm 1 người chết, 3 người bị thương, 2.500 cây đổ, 17 trạm bơm mất điện tại Hà Nội
07:29 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, gây thiệt hại nặng nề
05:37 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 hoành hành, gây nhiều thiệt hại tại Quảng Ninh và Hải Phòng
05:35 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3: Bốn người tử vong, 78 người bị thương
20:01 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phải nỗ lực hơn trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh
19:52 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Lạng Sơn: Hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu ổn định sau bão Yagi
Hải quan nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3, thông quan thông suốt tại Hải Phòng, Quảng Ninh
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics