Phải xác định rõ mục tiêu khi thành lập đặc khu kinh tế
Xin ông cho biết hiệu quả của mô hình đặc khu kinh tế đã được áp dụng tại các quốc gia trên thế giới và lưu ý cho Việt Nam?
Đề nghị không áp dụng cơ chế khu phi thuế quan đối với toàn địa bàn đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt vì sẽ khó khăn cho công tác quản lý do không có hàng rào cứng bao quanh dẫn đến việc lợi dụng chính sách thuế để gian lận thương mại và buôn lậu. Chỉ thực hiện khu phi thuế quan tại một số nơi trên địa bàn như bến cảng, sân bay,... trong phạm vi khu hành chính - kinh tế đặc biệt. Chính sách bán hàng miễn thuế cho khách tham quan du lịch, cả người Việt Nam và người nước ngoài tại khu phi thuế quan: Được mua hàng miễn thuế NK với tổng giá trị hàng hóa không quá 2 triệu đồng/người/ngày. Ưu đãi này cao hơn so với chính sách hiện hành đang áp dụng cho cửa hàng bán hàng miễn thuế tại khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu hiện hành là 1 triệu đồng/người/ngày”. (Trích công văn của Bộ Tài chính về xây dựng Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt) |
Một cách tổng quát, khu kinh tế đặc biệt thông thường được sử dụng như một công cụ để thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung, thông qua việc thúc đẩy mạnh mẽ hơn một số hoạt động kinh tế đặc biệt. Chính sách chung trong nước về phát triển kinh tế quốc gia thường không đủ để thúc đẩy những hoạt động kinh tế theo mục tiêu mong muốn, do đó cần có những đặc khu với những chính sách đặc thù, nới lỏng hơn, khác với những chính sách chung.
Tuy nhiên, phải nhấn mạnh là không phải đặc khu kinh tế nào cũng đem lại hiệu quả kinh tế vượt trội như mục tiêu đặt ra ban đầu. Thực tế cho thấy, bên cạnh thành công thì cũng có nhiều đặc khu kinh tế không đạt được kết quả như mục tiêu đề ra.
Nhiều ý kiến cho rằng, nếu chỉ nặng về ưu đãi thuế, phí thì đặc khu kinh tế không khác mấy so với các khu công nghiệp, khu kinh tế đã có từ trước đến nay. Ý kiến của ông như thế nào?
Tôi đồng ý với quan điểm này. Điều quan trọng trước khi nói đến ưu đãi hoặc chính sách “đặc biệt” nào đó hay việc tổ chức bộ máy thì cần phải xác định được rất rõ mục tiêu thành lập khu kinh tế đặc biệt đó là gì? Nếu không thảo luận kỹ, không thống nhất được hoặc không xác định được rõ ràng mục tiêu thành lập đặc khu kinh tế thì cũng không có cơ sở để xác định ưu đãi thuế hoặc phí cụ thể là gì. Theo thông lệ thì các đặc khu kinh tế được thành lập thường nhằm các mục tiêu sau đây. Một là, thu hút đầu tư nước ngoài hoặc tập đoàn đa quốc gia, tuy nhiên cũng cần phải xác định rõ nhóm đối tượng mà khu kinh tế đặc biệt hướng tới. Hai là, giúp giải quyết công ăn việc làm, thu hút lao động trình độ cao. Ba là, thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu. Bốn là, nơi thử nghiệm chính sách cải cách mới trước khi áp dụng đại trà trong toàn quốc. Với mục tiêu cụ thể, thì các chính sách khuyến khích không chỉ là ưu đãi thuế, phí mà còn cả chính sách khác như nhập cư, visa, lao động, giấy phép kinh doanh....
Theo ông, việc thành lập các đặc khu kinh tế sẽ tác động như thế nào tới phát triển kinh tế của Việt Nam?
Để trả lời câu hỏi việc thành lập các đặc khu kinh tế này sẽ tác động như thế nào tới phát triển kinh tế của Việt Nam là không dễ, bởi hiện nay các bên rất ít thảo luận xem chúng ta thành lập các đặc khu kinh tế để làm gì, nghĩa là mục tiêu của việc thành lập là như thế nào? Như tôi đã nói, phải xác định, thống nhất với nhau mục tiêu thành lập các đặc khu kinh tế một cách cụ thể thì lúc đó mới bàn đến vấn đề hiệu quả.
Mục tiêu đó theo tôi phải đủ rõ, đủ cụ thể chứ không thể nói chung chung là thành lập các đặc khu kinh tế để góp phần phát triển đất nước. Phải cụ thể hóa hơn nữa hoạt động kinh tế nào muốn thúc đẩy, phát triển, ví dụ mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài, hoạt động nghiên cứu phát triển, thu hút nhân lực lớn, thúc đẩy XK (nhắm tới thị trường cụ thể)… Hiện nay mục tiêu của việc thành lập 3 đặc khu kinh tế này như là bóng đêm, bắn mũi tên nào vào cũng trúng, rất chung chung, không cụ thể. Do đó, thông điệp của tôi là phải làm rõ chúng ta cần các đặc khu đó để làm gì và các mục tiêu cần phải được cụ thể hóa. Theo đó, cần làm rõ hiện nay hoạt động kinh tế nào sẽ có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ, đột phá cho nền kinh tế, không thể thu hút đại khái, tràn lan được.
Để 3 đặc khu kinh tế phát huy hiệu quả như kỳ vọng, theo ông cần lưu ý vấn đề gì?
Ngoài việc phải thảo luận rất kỹ và xác định được một cách rõ ràng mục tiêu của từng đặc khu kinh tế ở nước ta, tôi cho rằng cần tính đến mục tiêu các đặc khu kinh tế là nơi thử nghiệm chính sách phát triển kinh tế, ở đó khung khổ kinh tế thị trường được phát triển đầy đủ, hoàn hảo. Trường hợp thành công thì chúng ta có thể nhân rộng, nhưng phải theo dõi sát, nếu thấy bất cập thì phải điều chỉnh để chính sách đó được hoàn chỉnh hơn, với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân thực sự. Để làm rõ mục tiêu, tôi cho rằng các bên liên quan cần thiết phải ngồi lại, thảo luận với nhau. Mục tiêu được xây dựng trên cơ sở đánh giá được chính xác lợi thế tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng khu. Rà soát toàn bộ các thể chế có liên trên cơ sở mục tiêu đã xác định, tìm ra những điểm nghẽn chính sách để từ đó xác định các chính sách mới, chính sách đặc biệt cho đặc khu. Cuối cùng việc thành lập đặc khu phải tính đến mối liên hệ giữa các đặc khu cũng như tác động lan tỏa của đặc khu cho phát triển kinh tế nói chung của cả nước. Đồng thời, yếu tố phát triển bền vững và môi trường phải được tính đến và đảm bảo khi xây dựng luật về đặc khu kinh tế.
Xin cảm ơn ông!
GS. Nguyễn Mại, Chuyên gia kinh tế: “Tôi đã từng được mời tham gia nghiên cứu thành lập các đặc khu kinh tế, đầu tiên là Phú Quốc. Có thể nói với đặc khu Phú Quốc, chúng ta đã bỏ lỡ thời cơ lớn nhất của mình, đáng lẽ chúng ta đã hình thành được đặc khu kinh tế cách đây gần 20 năm. Khi đó, kinh tế các nước xung quanh và Việt Nam chưa phát triển, việc thành lập đặc khu sẽ tạo ra môi trường hấp dẫn và có điều kiện thuận lợi nhất. Bây giờ chúng ta bắt đầu tính chuyện xây dựng đặc khu là đã khá hơn trước, nhưng quá chậm”. Về việc thành lập đặc khu kinh tế, nhiều người cho rằng cần xây đặc khu. Ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT: “Đặc khu kinh tế phải có những cái đặc biệt, cụ thể là hệ thống chính sách, pháp luật, cơ sở hạ tầng, ưu đãi về thuế, sử dụng đất đai, đảm bảo tự do kinh doanh… Trong một số trường hợp có thể có bảo lãnh của Nhà nước đối với một số dự án. Những ưu đãi phải lớn hơn nhiều so với ưu đãi dành cho các khu kinh tế. Vấn đề là hiện nay để tạo thành đặc khu cần nguồn vốn khủng để xây dựng cơ sở hạ tầng như sân bay quốc tế, đường giao thông... Ngân sách Nhà nước không đủ để đáp ứng, vì thế nếu không có các chính sách đặc biệt và cam kết của Chính phủ về lâu dài thì không có nhà đầu tư nào dám bỏ vốn khủng ra đầu tư vào chỗ mà họ không nhìn thấy gì phía trước". Hoài Anh (ghi)
Tin liên quan
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
21:17 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
08:41 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics