Phép thử đối với EU
Châu Âu điêu đứng vì đại dịch Covid-19 |
Trước việc số ca mắc Covid-19 không ngừng tăng tại các nước thành viên, EU đã nhất trí quyết định đóng cửa biên giới trong 30 ngày đối với những người không phải là công dân của khối. Các nhà lãnh đạo đã thống nhất áp đặt lệnh cấm nhập cảnh vào EU, trừ một vài ngoại lệ nhỏ. Cùng với đó, EU thống nhất thiết lập các "tuyến đường xanh" ưu tiên cho giao thông thiết yếu để đảm bảo vận chuyển hàng hóa và trang thiết bị y tế được thông suốt. Lãnh đạo các nước EU cũng phê duyệt một tuyên bố do Nhóm bộ trưởng Tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurogroup) đưa ra, trong đó có nội dung sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để đối phó với những khó khăn kinh tế do dịch bệnh gây ra.
Không phải dễ gì mà EU có thể đưa ra được kế hoạch hành động chung này. Ngay khi đại dịch bùng phát tại Italy và bắt đầu lây lan sang các nước châu Âu, 27 nước thành viên EU chỉ đưa ra những phản ứng riêng rẽ, không đồng bộ, vẽ ra một bức tranh rối loạn với những hành động đơn lẻ vì đất nước mình. Lãnh đạo EU cũng như các nước thành viên rơi vào bối rối và đã chần chừ khi đánh giá thấp sự bùng nổ của bệnh dịch và những hậu quả tiêu cực đến kinh tế. Hầu như không thành viên nào có biện pháp hỗ trợ cụ thể dành cho Italy - ổ dịch lớn nhất châu Âu.
Bản thân việc thiết lập lại kiểm soát biên giới cũng có vấn đề. Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều quốc gia như Áo, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Đức, Hungary, Litva và Ba Lan, cũng như Na Uy và Thụy Sĩ, Tây Ban Nha đã thông báo quyết định thiết lập lại kiểm soát biên giới với tất cả hoặc một số nước láng giềng. Đức dù lo lắng muốn bảo tồn khu vực Schengen, vốn đã lung lay do cuộc khủng hoảng di cư và các cuộc tấn công khủng bố trong những năm gần đây, cũng đã thông báo đóng cửa biên giới với 5 nước láng giềng. Những biện pháp này đã gây hậu quả thực sự và ngay lập tức cho dòng chảy hàng hóa trong EU. Hàng dài xe tải nối đuôi nhau tại các khu vực biên giới của nhiều quốc gia, làm dấy lên nỗi lo ngại về việc chậm trễ nguồn cung của các công ty châu Âu, vốn đã quen với việc lưu thông hàng hóa trơn tru trong EU, thường duy trì hoạt động với việc lưu trữ hàng hóa ở mức tối thiểu. Trên thực tế, giữa các quốc gia thành viên cùng chia sẻ một thị trường chung và khu vực đi lại tự do chung (Schengen) như EU, biện pháp này tạo ra thách thức không nhỏ trong quá trình phối hợp cùng nhau, đặc biệt để đảm bảo các bệnh viện được tiếp cận với các trang thiết bị điều trị bệnh Covid-19 và sự lưu thông hàng hóa cần thiết cho hoạt động thường nhật của nền kinh tế.
Việc phân phối trang thiết bị y tế tại EU cũng đang trong tình trạng mạnh ai nấy làm. Khi tình hình bệnh dịch ở Italy trở nên đáng báo động, Pháp và Đức ngày 4/3 đã quyết định không xuất khẩu các trang thiết bị bảo vệ trong ngành y tế. Trong khi EC phải đấu tranh để yêu cầu hai nước hành động có lý hơn, với kết quả là Berlin tuyên bố giao 1 triệu khẩu trang cho Italy, thì các nước khác như Cộng hòa Séc, Bulgaria và... ngay cả Italy cũng lại thông báo ý định cấm xuất khẩu thiết bị bảo vệ y tế.
Trước thực trạng này, Chủ tịch EC Usula Von der Layen đã kêu gọi 27 nước nêu cao tinh thần liên minh, bày tỏ hy vọng rằng trên cơ sở xem xét tác động hằng ngày của các biện pháp, các quốc gia thành viên sẽ hiểu ra rằng lợi ích lớn nhất mà họ có được là nhờ sự hợp tác và áp dụng cách tiếp cận thống nhất. Theo bà, với một liên minh như EU, việc các quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp đơn phương là điều hoàn toàn không tốt cho nỗ lực chung để chống lại dịch bệnh vốn không có biên giới. Và điều này còn tạo ra những hiệu ứng domino. Những biện pháp đơn phương đó đã ngăn cản thiết bị y tế đến với bệnh nhân, bệnh viện và nhân viên y tế đang có nhu cầu khẩn cấp. Trong bối cảnh đoàn kết giữa các quốc gia thành viên đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, việc áp đặt các biện pháp kiểm soát đơn lẻ có thể gây tác dụng ngược. Trong nỗ lực hành động vì cộng đồng, Ủy ban châu Âu cũng đã tìm cách phối hợp mua thiết bị y tế chung cho EU.
Kế hoạch hành động chung được EU nhất trí cho thấy các nước thành viên đã thực sự nhận thức được sự nguy hiểm của đại dịch Covid-19 và việc kiềm chế dịch lây lan đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Bên cạnh kế hoạch chung này, mỗi quốc gia cũng quyết định dựa trên thực tế của nước mình, nhưng nhìn chung đều cho thấy sự lo lắng của các chính phủ với hàng loạt biện pháp cứng rắn như đóng cửa trường học, nhà hàng, quán bar và các địa điểm công cộng, hủy bỏ các hoạt động văn hóa thể thao….
Chắc chắn châu Âu chưa thể đẩy lùi đại dịch Covid-19 trong ngày một ngày hai, nhưng việc người dân bắt đầu hành động với ý thức trách nhiệm cao, tuân thủ và thực hiện các biện pháp kiên quyết của chính phủ đề ra, đã tạo cơ sở để hy vọng rằng EU sẽ cùng nhau vượt qua được thử thách lần này.
Tin liên quan
EU và Trung Quốc thảo luận về những thách thức và các mối đe dọa
14:04 | 26/09/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD
15:03 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD
09:25 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nga chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và than đá
08:16 | 27/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ siết kiểm soát thông tin mô tả hàng hóa
13:41 | 26/09/2024 Hải quan thế giới
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
16:16 | 24/09/2024 Hải quan thế giới
Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh
09:14 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
EC kiện Trung Quốc lên WTO liên quan các biện pháp phòng vệ thương mại
09:13 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
Upbit: Lĩnh vực tiền điện tử sẽ tiếp tục phát triển hậu bầu cử Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN-Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Giá dầu thị trường thế giới nối dài đà phục hồi mạnh mẽ
08:02 | 20/09/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tăng thấp hơn dự báo, BoE có khả năng giữ nguyên lãi suất
08:10 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Cục Dự trữ liên bang cắt giảm lãi suất mạnh mẽ
08:09 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cùng các đối tác ra mắt mạng giao dịch tiền kỹ thuật số mới
07:47 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
07:46 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
Hải quan cảng Bình Thuận: Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics