Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp
Theo “Báo cáo Môi trường kinh doanh toàn cầu- Doing Business 2018” được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 31/10/2017, Việt Nam tiếp tục được nâng hạng lên vị trí 68/190 quốc gia được đánh giá, tăng 14 bậc so với xếp hạng năm 2016. Thưa Phó Thủ tướng, điều gì đã tạo nên sự thay đổi đáng chú ý này?
Không chỉ cộng đồng doanh nghiệp, người dân mà các tổ chức uy tín của quốc tế tiếp tục có đánh giá cao về những giải pháp chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ trong nỗ lực, quyết tâm xuyên suốt từ đầu nhiệm kỳ là xây dựng “Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp”. Bước vào năm 2017, tình hình kinh tế - xã hội phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trước tình hình đó, Chính phủ kiên định mục tiêu tăng trưởng, chỉ đạo xây dựng kịch bản hàng quý cho từng ngành, lĩnh vực; thảo luận, thống nhất tại phiên họp Chính phủ hàng tháng và yêu cầu các cấp, ngành điều hành quyết liệt, có biện pháp cụ thể, phát triển mạnh các ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ, du lịch,...
Cùng với đó là việc tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo mọi thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh; tổ chức Hội nghị Chính phủ với DN và nhiều hội nghị, diễn đàn về phát triển kinh tế ngành, vùng, xúc tiến thương mại, đầu tư, khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, tăng cường thu hút đầu tư tư nhân và nước ngoài; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; phòng chống tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm…
Thực hiện các Nghị quyết Trung ương 4, Trung ương 5, khóa XII, Chính phủ cũng đã tập trung xây dựng, hoàn thiện pháp luật, hoàn thiện các dự án Luật, chỉ đạo rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định trong các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, đất đai, xây dựng, nhà ở, đầu tư công.
Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; khắc phục một bước tình trạng thiếu kỷ luật kỷ cương, “nói không đi đôi với làm”. Tổ chức tiếp nhận thông tin, lắng nghe và giải quyết kiến nghị, phản ánh của người dân, doanh nghiệp qua Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ.
Công tác hiện đại hóa nền hành chính, ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan hành chính được triển khai theo hướng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử, nổi bật là mô hình Trung tâm hành chính công, Cổng dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương, hệ thống thông tin một cửa hiện đại...
Công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, viên chức có nhiều đổi mới, từng bước đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập. Tập trung chỉ đạo, xử lý những sai phạm của CBCC, viên chức trên tinh thần kiên quyết, khách quan, công khai minh bạch; trong đó đã xử lý nghiêm một số cán bộ lãnh đạo và công khai kết luận, tạo niềm tin cho xã hội và nhân dân.
Với quyết tâm cao, nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Năm 2017, Việt Nam đã có gần 127 nghìn DN thành lập mới - con số kỷ lục từ trước tới nay, gần 26,5 nghìn DN khó khăn đã quay trở lại hoạt động; vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký mới, bổ sung ước đạt 29,7 tỷ USD, tăng 44,2%. Môi trường kinh doanh của Việt Nam trong 2 năm qua đã tăng 23 bậc, đứng 68 trên 189 nền kinh tế; năng lực cạnh tranh quốc gia cũng tăng 5 bậc so với năm 2016, đứng thứ 55 trên tổng số 137 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng. Và năm 2017 là năm đầu tiên sau nhiều năm nước ta đạt và vượt tất cả 13/13 chỉ tiêu về kinh tế - xã hội, trong đó GDP đạt 6,81% vượt mục tiêu tăng trưởng đã đề ra (6,7%), nhiều chỉ số khác về kinh tế đạt được rất ấn tượng.
Các tổ chức quốc tế cũng ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong năm 2017. Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá Việt Nam đã thực hiện đồng đều nhiều biện pháp cải cách kinh tế hợp lý, nhất là các chỉ số về mức độ thuận lợi trong kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam đều tăng và tăng mạnh.
Kết quả năm 2017 là tích cực, có ý nghĩa rất quan trọng cho cả giai đoạn phát triển 2016-2020, theo Phó Thủ tướng, nền kinh tế còn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức gì trong giai đoạn tới?
Những kết quả đạt được trong năm 2017 là rất quan trọng, tạo động lực cho việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện ba đột phá chiến lược trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, nội tại nền kinh tế nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Đó là, chất lượng tăng trưởng cải thiện còn chậm, mức độ cải thiện của TFP có dấu hiệu giảm sút; năng suất lao động chưa cao. Một số ngành, lĩnh vực tăng trưởng thấp. Việc cơ cấu lại nền kinh tế, các ngành, lĩnh vực trọng yếu đòi hỏi nguồn lực và thời gian thực hiện. Nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia và ứng phó biến đổi khí hậu rất lớn trong khi nguồn lực còn hạn hẹp. Quy định pháp luật còn bất cập, phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công chậm. Nợ công cao; dư địa chính sách tài khóa, tiền tệ ngày càng hạn hẹp. Xử lý nợ xấu còn nhiều khó khăn; cổ phần hóa DNNN, thoái vốn đạt thấp. Còn nhiều dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước chậm tiến độ, hiệu quả thấp, thua lỗ, thất thoát. Tình hình sản xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù số lượng thành lập mới khá cao nhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh thấp, gắn kết với khu vực FDI còn hạn chế.
Nhiều vấn đề xã hội phát sinh, tồn tại chưa được giải quyết triệt để. Thiên tai, bão lũ gây thiệt hại lớn về người và tài sản, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và đời sống người dân.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đề ra phương châm hành động của năm 2018 là: “Kỷ cương, Liêm chính, Hành động, Sáng tạo, Hiệu quả”; điều hành chủ động, linh hoạt, thận trọng chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa; thực hiện chính sách tài khoá chặt chẽ, siết chặt kỷ luật tài chính - NSNN ở tất cả các ngành, các cấp; tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế chính sách huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu gắn với xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam, tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu.
Đồng thời, tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng theo cơ chế thị trường. Tiếp tục rà soát, cắt giảm điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh triển khai Chính phủ điện tử. Nỗ lực phát triển văn hóa, xã hội, quan tâm chăm lo đời sống của người dân, an sinh xã hội; chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường, tăng cường quản lý tài nguyên; xây dựng nền hành chính hiệu lực, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Thưa Phó Thủ tướng, một điểm sáng của kinh tế Việt Nam năm 2017 là hoạt động XNK đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, vượt cao hơn so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra và kết quả thực hiện năm 2016. Phó Thủ tướng có đánh giá như thế nào về kết quả này?
Hoạt động XNK năm 2017 có sự khởi sắc, nhất là lần đầu tiên kim ngạch XNK đạt trên 425 tỷ USD, qua đó đóng góp quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Nguyên nhân giúp tạo lập được thành tích trên có nhiều, nhưng tập trung vào ba vấn đề mấu chốt sau:
Thứ nhất, kinh tế thế giới có dấu hiệu hồi phục, nhu cầu tiêu dùng của các nền kinh tế lớn gia tăng, đặc biệt thị trường Hoa Kỳ, EU. Giá xuất khẩu của một số mặt hàng tăng mạnh, trong đó có nhiều mặt hàng có giá trị lớn. Mặt khác, sản xuất nông nghiệp tuy còn gặp nhiều khó khăn do tác động của thiên tai nhưng đã phục hồi mạnh mẽ với mức tăng trưởng kỷ lục. Nhiều dự án đầu tư nước ngoài lớn trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đi vào hoạt động và tạo động lực xuất khẩu mạnh mẽ trong năm qua.
Thứ hai, đó là tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của Chính phủ, nỗ lực của các bộ, ngành và cộng đồng doanh nghiệp trong việc tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư, sản xuất kinh doanh phát triển. Đồng thời, Chính phủ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân để tháo gỡ những khó khăn; đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu, thúc đẩy xúc tiến thương mại, đặc biệt tại các thị trường lớn. Hiện nay đã hình thành được khoảng 30 nhóm hàng xuất khẩu lớn đạt trị giá kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.
Thứ ba, nỗ lực rất lớn của Chính phủ, các bộ, ngành thực hiện cải cách thủ tục hành chính, nhất là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, góp phần tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, giảm thời gian thông quan hàng hóa. Theo tính toán của WB, năm 2017 thời gian thông quan hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm được 3 giờ, hàng hóa nhập khẩu giảm 6 giờ, giúp chi phí thông quan một lô hàng giảm 19 USD, tương đương số tiền hơn 205 triệu USD các doanh nghiệp Việt Nam tiết kiệm được trong khâu thông quan xuất nhập khẩu năm 2017.
Phó Thủ tướng yêu cầu năm 2017 các bộ, ngành cần tạo được sự đột phá về cải cách thủ tục kiểm tra chuyên ngành hàng hóa XNK. Phó Thủ tướng đánh giá như thế nào về thực hiện nhiệm vụ trên?
Có thể nói, với sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, công tác kiểm tra chuyên ngành đã có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng cải cách, đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp và góp phần quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động xuất nhập khẩu và đạt kết quả đáng khích lệ.
Tuy nhiên, công tác kiểm tra chuyên ngành vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập. Đó là một số quy định còn chồng chéo, xung đột, bất cập giữa các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính, tạo ra những rào cản, giấy phép con mang tính co kéo lợi ích cục bộ, dẫn đến một mặt hàng bị điều chỉnh bởi nhiều văn bản; phải thực hiện nhiều thủ tục kiểm tra chuyên ngành của nhiều bộ. Việc kiểm tra còn mang tính thủ tục, hồ sơ nhiêu khê, đòi hỏi phải xuất trình cả những giấy tờ không liên quan đến chất lượng hàng hóa,… Việc kiểm tra chuyên ngành đối với 100% lô hàng trong quá trình thông quan nhưng tỉ lệ phát hiện vi phạm rất thấp, dưới 0,1%, các vi phạm chủ yếu về thủ tục hành chính.
Để tiếp tục xử lý các vướng mắc, bất cập, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phải tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, biện pháp quản lý nhà nước cũng như các quy trình, quy định nhằm nâng cao hiệu lực, thực hiện có hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhằm rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, giảm chi phí cho doanh nghiệp, cho xã hội, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, tạo hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc diện hạn chế nhập khẩu, bảo vệ hợp lý sản xuất trong nước, bảo vệ môi trường, quyền lợi và sức khỏe cộng đồng, góp phần bảo vệ an toàn kinh tế, an ninh quốc gia, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế. Đồng thời, tăng cường đầu tư trang thiết bị, nhân lực cho các địa điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung tại cửa khẩu; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; tiếp tục mở rộng kết nối Cơ chế một cửa quốc gia,…
Thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN (ASW), Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) là một trong những nhiệm vụ được xem là hỗ trợ tích cực cho hoạt động xuất nhập khẩu, giảm thời gian thông quan hàng hóa và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Phó Thủ tướng có thể cho biết nhiệm vụ này vừa qua đã có sự chuyển biến như thế nào?
Đối với nhiệm vụ thực hiện NSW, Ủy ban chỉ đạo quốc gia về ASW, NSW và tạo thuận lợi thương mại yêu cầu trong giai đoạn 2016-2018 phải phấn đấu hoàn thành kế hoạch triển khai NSW đối với 270 thủ tục hành chính đã đăng ký; đồng thời tiếp tục rà soát, bổ sung các thủ tục mới đưa vào kế hoạch để thực hiện. Chính thức kết nối ASW ngay sau khi Nghị định thư về khung pháp lý thực hiện Cơ chế này được đủ 10 nước thành viên phê chuẩn và có hiệu lực.
Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương rà soát và hoàn thiện cơ sở pháp lý, các thủ tục hành chính để thực hiện NSW. Hoàn thành việc xây dựng Nghị định về ASW, NSW và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK nhằm tạo thuận lợi thương mại. Đồng thời, bảo đảm tính kết nối, tính hệ thống, an ninh, an toàn về thông tin và cơ sở dữ liệu của hệ thống công nghệ thông tin phục vụ NSW; đầu tư hệ thống dự phòng cho Cổng thông tin một cửa quốc gia,…
Đến cuối năm 2017, cả nước có hơn 17.570 doanh nghiệp tham gia NSW, với hơn 648.000 hồ sơ được xử lý. Tổng số lượng thủ tục đã kết nối là 47, trong đó chưa tính thủ tục thông quan hàng hóa.
Bên cạnh đó, tháng 7/2017, Việt Nam đã chính thức vận hành Cổng thông tin thương mại Việt Nam (VTIP). VTIP được kỳ vọng giúp tăng tính dự báo và minh bạch trong các luật lệ và quy trình thủ tục liên quan tới thương mại của Việt Nam. Đồng thời cung cấp cho cộng đồng doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia các quy định pháp lý và quy trình thủ tục cho hoạt động xuất nhập khẩu. Sáng kiến này cũng phù hợp với cam kết của Chính phủ Việt Nam về tạo thuận lợi trong chia sẻ thông tin cũng như tuân thủ Hiệp định về Tạo thuận lợi Thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây được xem là một cầu nối hữu hiệu giúp cộng đồng doanh nghiệp vươn sâu vào thị trường quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.
Xin trân trọng cảm ơn Phó Thủ tướng!
Quá trình cải cách, đơn giản hóa thủ tục,giảm thời gian thông quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, ngành Hải quan luôn được giao nhiệm vụ là đơn vị đầu mối, kết nối các bộ, ngành, Phó Thủ tướng có đánh giá thế nào về quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ này của ngành Hải quan? Thời gian qua, ngành Hải quan có nhiều nỗ lực trong cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan, tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp và nhận được sự đánh giá cao của Chính phủ, các bộ, ngành và cộng đồng doanh nghiệp như: Thực hiện Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS; chủ trì phối hợp triển khai các địa điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung đối với hàng hóa xuất nhập khẩu ngay tại cửa khẩu; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị kỹ thuật trong quản lý, giám sát hải quan,… Bên cạnh việc cải cách, hiện đại hóa nội ngành, những năm gần đây, ngành Hải quan đã được Chính phủ giao chủ trì triển khai các nội dung công việc liên quan đến thực hiện ASW, NSW và thực hiện Đề án về kiểm tra chuyên ngành. Tôi cho rằng, ngành Hải quan đã rất nỗ lực để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao góp phần hiện thực hóa cam kết của Chính phủ trong việc tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại và thực hiện NSW. Những năm tới đây, bên cạnh việc thực hiện tốt các mục tiêu về cải cách, hiện đại hóa hải quan theo Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020, với vai trò là Cơ quan thường trực của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về ASW, NSW và tạo thuận lợi thương mại, Tổng cục Hải quan cần chủ động, phối hợp với các bộ, ngành thực hiện Quyết định số 2185/QĐ-TTg ngày 14/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể triển khai ASW, NSW giai đoạn 2016 - 2020 gắn với nhiệm vụ cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành, thực hiện ASW, NSW. Bên cạnh đó, cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, tăng cường sự phối hợp của cơ quan hải quan với các bộ, ngành trong hoạt động thông quan hàng hóa, nhất là cắt giảm, đơn giản hóa danh mục hàng hóa, thủ tục kiểm tra chuyên ngành (chiếm hơn 70% tổng thời gian thông quan); chống tham nhũng; ngăn chặn các hành vi sách nhiễu, tiêu cực ở đội ngũ công chức thừa hành. |
(* Đầu đề do Báo Hải quan đặt)
Tin liên quan
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
21:17 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
08:41 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics