Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại
Cần quy định rõ loài ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại | |
Kiểm tra phản ánh tôm hùm đất được bày bán số lượng lớn | |
Tổng cục Hải quan yêu cầu tăng cường kiểm soát loài ngoại lai tôm càng đỏ |
Tôm hùm đất - một trong những loài ngoại lai nguy hiểm. |
Phó Thủ tướng yêu cầu dự thảo Chỉ thị cần tập trung vào các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn các hành vi vi phạm các quy định pháp luật về nuôi trồng, phát triển, kinh doanh loài ngoại lai, các biện pháp kiểm soát, hạn chế tác động tiêu cực của loài ngoại lai xâm hại.
Trong thời gian qua, nhiều loài ngoại lai xâm hại đã xuất hiện và gây ảnh hưởng tới đa dạng sinh học và tổn thất kinh tế. Từ bài học trước đây về việc nhập ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata) nhằm mục đích phát triển kinh tế. Sau một thời gian, ốc bươu vàng đã trở thành đại dịch làm điêu đứng ngành nông nghiệp Việt Nam và đến nay, loài này vẫn đang tiếp tục gây hại cho mùa màng. Loài rùa tai đỏ cũng là một trong những loài đã được quốc tế cảnh báo là loài xâm hại nguy hiểm, tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học, các ngành kinh tế nhưng vẫn tiếp tục được nhập khẩu, phát tán và nuôi trồng tự phát tại Việt Nam.
Bên cạnh việc phát triển có chủ đích các loài ngoại lai xâm hại, hệ sinh thái tự nhiên Việt Nam còn chịu sự xâm hại của các loài ngoại lai du nhập vào Việt Nam theo các con đường tự nhiên như: Cây mai dương (Mimosa pigra) có nguồn gốc từ châu Mỹ và xuất hiện đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long vào năm 1979, đến nay đã lan rộng khắp cả nước; bọ cánh cứng hại dừa (Brontispa longissima) được phát hiện vào tháng 4/1999 ở tỉnh Bến Tre và nay đã gây hại cho hơn 30 tỉnh thành thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Trong số các tỉnh gửi báo cáo về tình hình quản lý loài ngoại lai xâm hại, 67% các tỉnh bước đầu xác định sự có mặt của các loài ngoại lai xâm hại như: Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata), mai dương (Mimosa pigra), trinh nữ móc (Mimosa diloptricha), cá lau kính (Hypostomus plecostomus)... Trong đó, đáng lo ngại là loài ốc bươu vàng phân bố rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước; cây mai dương được ghi nhận có mặt ở 42/63 tỉnh thành trên cả nước.
Trong quá trình thực hiện quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định còn có những tồn tại, hạn chế về nhận thức của các cơ quan quản lý và nhân dân về tác hại của sinh vật ngoại lại xâm hại. Một số đối tượng vì lợi ích trước mắt nên vẫn cố tình nhập khẩu, nuôi trồng loài ngoại lai xâm hại.
Cùng với đó, các quy định về quản lý loài ngoại lai xâm hại được quy định tại Luật Đa dạng sinh học mới chỉ đề cập đến trách nhiệm điều tra, lập danh mục loài ngoại lai xâm hại; kiểm soát việc nhập khẩu, xâm nhập từ bên ngoài của loài ngoại lai; kiểm soát nuôi trồng loài ngoại lại có nguy cơ xâm hại; lây lan và phát triển của loài ngoại lai xâm hại; công khai thông tin về loài ngoại lai xâm hại. Các quy định chưa đề cập đến các yêu cầu cụ thể để quản lý loài ngoại lai xâm hại, một số nội dung khác chưa được quy định như phân tích, đánh giá nguy cơ xâm hại của loài ngoại lai, vận chuyển, sản xuất, kinh doanh… Do vậy, trong thực tế, pháp luật chưa có tính bao quát hết các trường hợp trong thực tiễn. Luật cũng không quy định cần có các hướng dẫn dưới luật cho các vấn đề này, nên việc ban hành các văn bản dưới luật còn khó khăn.
Tin liên quan
Nhập khẩu hơn 100.000 ô tô trong 8 tháng, tăng mạnh so với 2023
09:55 | 12/09/2024 Xe - Công nghệ
Mitsubishi Triton 2024 – Mới hoàn toàn, giá chốt từ 655 triệu đồng
09:46 | 12/09/2024 Xe - Công nghệ
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Hải quan - Biên phòng Hà Tĩnh: Phối hợp phát huy thế mạnh trong kiểm soát biên giới
13:15 | 11/09/2024 An ninh XNK
Khởi tố nhiều vụ việc liên quan đến sản xuất thực phẩm giả
09:00 | 11/09/2024 An ninh XNK
Hải quan xử lý 11.555 vụ vi phạm trong 8 tháng
18:20 | 10/09/2024 An ninh XNK
Thu hồi lô thuốc do Codupha nhập khẩu
10:49 | 10/09/2024 An ninh XNK
Lạng Sơn: Phạt chủ phương tiện vận chuyển gần 5.500 sản phẩm hàng hóa nhập lậu
16:55 | 09/09/2024 An ninh XNK
Hải quan- Biên phòng Hà Tĩnh: Kiểm tra, đánh giá kết quả công tác phối hợp giữa 2 lực lượng
16:54 | 09/09/2024 An ninh XNK
Chuyện bây giờ mới kể về Chuyên án mang bí số MT579 của Hải quan Quảng Trị
09:00 | 09/09/2024 An ninh XNK
Cảnh giác trước chiêu lừa “Hải quan bán xe thanh lý”
09:57 | 08/09/2024 An ninh XNK
Dừng làm thủ tục hải quan nhiều doanh nghiệp nợ thuế chây ỳ
09:13 | 08/09/2024 An ninh XNK
Lạng Sơn: Xử lý 4.300 vụ việc buôn lậu, giam lận thương mại
10:25 | 07/09/2024 An ninh XNK
Tạm giữ gần 3 tấn thực phẩm, mỹ phẩm ngoại không hóa đơn
08:45 | 07/09/2024 An ninh XNK
Nghệ An: Triệt xóa đường dây mua bán, vận chuyển ma tuý, bắt 2 đối tượng
09:09 | 06/09/2024 An ninh XNK
Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất: Ngăn chặn nhiều vụ vận chuyển ma túy tinh vi
20:16 | 05/09/2024 An ninh XNK
bawns cas h5
Tin mới
Saigon Co.op tăng cường hàng hóa, tập trung nguồn lực cho các tỉnh phía Bắc
Ngành Hải quan: Thu ngân sách khó khăn dần xuất hiện
Tuân thủ pháp luật về hải quan là ưu tiên trong hoạt động của doanh nghiệp
Bộ Tài chính phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Hải quan cửa khẩu Lào Cai thông quan gần 400 xe hàng trong ngày thông quan trở lại sau lũ
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics