Phóng viên CNN nói về chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa
Xin giới thiệu phần lược dịch bài viết của Lendon:
Phóng viên Brad Lendon của đài truyền hình Mỹ CNN gần đây có thăm Bảo tàng Quần đảo Hoàng Sa ở Đà Nẵng, Việt Nam. Từ đây ông đã tường thuật về những gì mắt thấy tai nghe, về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.
| |
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: Danangxanh. |
Trong bài viết hôm 30/8/2019, Lendon cho biết, kể từ khi khai trương vào năm 2018, đã có 40.000 khách tham quan bảo tàng này, trong đó một nửa là học sinh phổ thông. Tại bảo tàng, du khách có thể khám phá các hiện vật, bao gồm tài liệu, bản đồ, và các bức ảnh, tất cả đều hướng tới một điểm: Quần đảo Hoàng Sa thuộc về Việt Nam chứ không phải Trung Quốc.
Quần đảo Hoàng Sa (tên quốc tế là Paracels) là một tập hợp 130 đảo nhỏ và rạn san hô ở khu vực tây bắc Biển Đông. Nơi đây có sự đa dạng sinh vật biển.
Nếu có ai hiểu về tầm quan trọng của Bảo tàng Quần đảo Hoàng Sa, thì ông Trần Đức Anh Sơn là một người như vậy.
Việt Nam xác lập chủ quyền sớm
Là một trong các chuyên gia về Biển Đông, ông Trần Đức Anh Sơn giúp chăm nom các hiện vật tại bảo tàng, trong đó có những thứ mà ông nói là bằng chứng sớm nhất về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa: một tấm bản đồ từ năm 1686 – bản đồ này cho thấy quần đảo thuộc triều đại Nguyễn từng cai trị hầu hết lãnh thổ mà nay thuộc Việt Nam hiện đại.
Theo ông Sơn, vào cuối thế kỷ 17, nhà Nguyễn cử một đội ngư dân (đội Hoàng Sa) tới “chiếm giữ các đảo đó và thu hoạch tổ yến cùng hải sản để mang về cho các vị chúa”.
Raul Pedroza, một cựu giáo sư luật quốc tế tại Đại học Hải chiến Mỹ, là một người ủng hộ quan điểm chủ quyền Hoàng Sa thuộc về Việt Nam.
Ông Pedroza lập luận trong một phân tích năm 2014 cho tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận CNA rằng Việt Nam tỏ rõ sự quan tâm về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa từ đầu thế kỷ 18 trở đi và duy trì điều này trong thời Pháp thuộc ở nửa đầu thế kỷ 20, trong thời kỳ Việt Nam bị chia cắt năm 1954 và đến khi thống nhất đất nước vào năm 1975.
Theo Pedroza, Trung Quốc không thực sự quan tâm đến quần đảo Hoàng Sa cho tới tận năm 1909, khi nước này gửi một đội tàu hải quân nhỏ đến đây để kiểm tra và để lại (trái phép) một số cột mốc trên một vài đảo ở khu vực này.
Phải dùng vũ lực, Trung Quốc mới chiếm được Hoàng Sa
Ngay cả vào thời điểm năm 1909, người Trung Quốc cũng không hề sống trên đảo này. Mãi đến khi Trung Quốc chiếm đóng (trái phép) đảo Phú Lâm (đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa) vào năm 1956 và cưỡng chiếm phần còn lại của quần đảo vào năm 1974 thì mới có người Trung Quốc sống trên đó. Riêng năm 1974 Trung Quốc chỉ làm được vậy sau khi thực hiện một cuộc giao tranh đẫm máu với lực lượng quân sự của Việt Nam Cộng hòa đồn trú trên quần đảo này.
Giáo sư Pedroza tuyên bố hành động của Trung Quốc vào cả 2 thời điểm nói trên đều là vi phạm hiến chương của Liên Hợp Quốc cấm sử dụng vũ lực để đe dọa toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia khác. Theo Pedroza, các hành động này của Trung Quốc không có giá trị để xác lập chủ quyền.
Trận hải chiến năm 1974, trong đó quân Trung Quốc giết chết 53 quân nhân Việt Nam Cộng hòa, cũng được nêu bật tại Bảo tàng Hoàng Sa, với một tấm bản đồ trình bày chi tiết trận đánh, hình ảnh các con tàu tham gia, và các bức ảnh những người tử trận.
Kể từ khi dùng vũ lực để chiếm Hoàng Sa vào năm 1974, Trung Quốc đã bố trí (trái phép) các cơ sở quân sự trên đây, xây một sân bay và một cảng nhân tạo trên đảo Phú Lâm. Đầu mùa hè 2019, Trung Quốc triển khai (phi pháp) máy bay tiêm kích J-10 lên đảo Phú Lâm.
Bằng chứng sinh động về sự ngang ngược của tàu hải giám Trung Quốc
Bên ngoài Bảo tàng Quần đảo Hoàng Sa là chiếc thuyền đánh cá 90152 TS.
Nhìn thoáng qua, thuyền này không khác nào các con thuyền đang được sửa dọc theo con đường ven biển. Nhưng bên trong bảo tàng, du khách được biết cả một câu chuyện về con thuyền này.
Thuyền bị đắm vào năm 2014 trong một cuộc đối đầu với tàu hải giám Trung Quốc gần Hoàng Sa. Các thủy thủ trên thuyền sau đó đã được một thuyền Việt Nam cứu vớt. Nhưng tính biểu tượng của vụ đối đầu này vẫn còn rất mạnh.
Một phát ngôn viên của Bảo tàng Hoàng Sa viết email gửi cho phóng viên CNN, nói rằng “Thuyền 90152 TS là bằng chứng cho các cáo buộc về hành động ngang ngược của Trung Quốc”. Người này giải thích rằng con tàu hải giám của Trung Quốc lớn hơn, có vỏ sắt nên dễ dàng áp đảo thuyền Việt Nam nhỏ hơn và bằng gỗ.
Vẫn theo đại diện của Bảo tàng, con thuyền nói trên là biểu tượng cho “quyết tâm” của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền đối với hải đảo.
Công tác truyền thông của Việt Nam không giới hạn vào Bảo tàng Quần đảo Hoàng Sa.
Tại cố đô Huế, một trong các điểm thu hút du khách chỉ nằm cách Đà Nẵng vài giờ đi ô tô, người ta có trưng bày một vật mà Việt Nam gọi là “tấm bản đồ đương đại cổ nhất của Trung Quốc”.
Chú thích lớn trên tường như sau: “Tấm bản đồ này cho thấy vào đầu thế kỷ 20, điểm cực nam của lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam và không hề đề cập bất cứ điều gì về quần đảo Tây Sa và Nam Sa mà trên thực tế chính là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam”./.
Tin liên quan
Công nhận địa điểm kiểm tra tại Công ty TNHH chế tạo cơ khí Foxconn (Việt Nam)
13:45 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
EU "chia rẽ" về việc áp thuế xe điện Trung Quốc
07:59 | 16/09/2024 Xe - Công nghệ
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương
09:03 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng cường kết nối và hỗ trợ giữa hai nền kinh tế Việt Nam và Lào
08:20 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Phông bạt'
07:41 | 17/09/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh: Đặt chỉ tiêu 99,5% hồ sơ giải quyết đúng hạn
21:45 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%
18:35 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vượt khó, đồng hành qua bão lũ
06:41 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
19:06 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
19:00 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
09:43 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
20:45 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
20:34 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
15:51 | 13/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
09:07 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
TPHCM: Tuyển dụng nhiều lao động những tháng cuối năm
Các tập đoàn, tổng công ty nhanh chóng khôi phục sản xuất sau bão lũ
Sữa đậu nành Soya Canxi kết nối các thế hệ cùng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp toàn diện
Proparco nâng mức tài trợ cho HDBANK lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững
Hải quan TPHCM: Đóng góp ủng hộ đồng bào miền Bắc trên 1,2 tỷ đồng
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform