Phương án nào cho kỳ thi THPT và tuyển sinh đại học khi có học sinh là F0, F1?
Các địa phương xây dựng phương án thi đối với trường hợp thí sinh F1, F2, F3. Ảnh: ĐH |
Thi theo nhiều đợt
Đại diện Sở GD&ĐT Bắc Ninh cho biết, địa phương ủng hộ phương án thi tốt nghiệp THPT thành 2 đợt như năm 2020. Theo đó học sinh những nơi không có ca mắc, có thể đến trường thi trực tiếp cùng với các địa phương cả nước. Còn lại với học sinh chưa thể đi thi do đang cách ly tập trung thì có thể thi đợt 2.
Hiện Bắc Giang đang là điểm nóng của cả nước vì có số ca mắc Covid-19 tăng cao trong những ngày gần đây. Theo số liệu thống kê, năm 2021 tỉnh Bắc Giang có khoảng trên 21 nghìn thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 có giáo viên, nhân viên và học sinh thuộc diện F0, F1, F2 và diện thuộc vùng phải cách ly, giãn cách xã hội, do vậy việc tổ chức coi thi gặp nhiều khó khăn. Sở GD&ĐT Bắc Giang đề nghị Bộ GD&ĐT sớm có phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo các đợt khác nhau, trong đó, có đợt thi riêng cho đối tượng học sinh đang phải cách ly, hoặc ở trong khu vực phong tỏa. Ông Trần Tuấn Nam, Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Giang thông tin, đơn vị này đã lên phương án chi tiết cho việc tổ chức kỳ thi, trước hết là tổ chức cho học sinh đủ điều kiện tham gia thi đợt 1 theo lịch tổ chức của Bộ GD&ĐT, số học sinh còn lại sẽ tổ chức thi đợt 2 và xem xét cả phương án tổ chức thi cho học sinh đang phải cách ly hoặc trong vùng bị cách ly.
Tương tự, ngành Giáo dục tỉnh Gia Lai đã xây dựng phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 ứng với 4 cấp độ dịch diễn ra tại tỉnh. Theo đó, cấp độ 1, một số tỉnh lân cận có ca nhiễm Covid-19, Gia Lai không có ca nhiễm sẽ tổ chức kỳ thi bình thường theo lịch thi chung của Bộ GD&ĐT. Cấp độ 2, Gia Lai có nguy cơ trở thành ổ dịch, địa phương này sẽ đề xuất Bộ GD&ĐT cho phép các thí sinh F1, F2, F3 thi đợt 2. Cấp độ 3, một số địa phương của Gia Lai trở thành ổ dịch, có trường hợp nhiễm Covid-19 trong trường học, Sở GD&ĐT đề xuất 2 phương án xử lý, cụ thể: Phương án thứ nhất: Tạm dừng tổ chức thi tại các điểm thi trên địa bàn có dịch phải thực hiện giãn cách xã hội, chờ Bộ GD&ĐT tổ chức thi đợt 2 khi điều kiện cho phép. Với các điểm thi ở địa bàn không thực hiện giãn cách xã hội, vẫn tổ chức thi bình thường theo kế hoạch. Phương án thứ hai: Tạm dừng tổ chức kỳ thi trên toàn tỉnh, chờ Bộ GD&ĐT tổ chức thi khi điều kiện cho phép. Cấp độ 4, Gia Lai là ổ dịch, thực hiện giãn cách xã hội toàn tỉnh, Sở GD&ĐT sẽ đề xuất phương án tạm dừng tổ chức kỳ thi, chờ Bộ GD&ĐT tổ chức thi khi điều kiện cho phép.
Để chuẩn bị tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (diễn ra vào ngày 7/7 và 8/7), Sở GD&ĐT Hà Nội đã rà soát điều kiện cơ sở vật chất của các trường học trên địa bàn thành phố để lựa chọn, quyết định nơi tổ chức các điểm thi. Căn cứ theo số thí sinh đăng ký dự thi, Sở dự kiến tổ chức 193 điểm coi thi với hơn 4.200 phòng thi, tăng hơn 900 phòng thi so với kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Sở GD&ĐT Hà Nội đang phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị, địa phương xây dựng phương án tổ chức kỳ thi với quyết tâm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh và những người tham gia tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, đồng thời sẵn sàng phương án dự phòng để ứng phó với mọi diễn biến của dịch.
Xét tuyển đại học bằng học bạ cho thí sinh F0
Thực tế trong mùa tuyển sinh năm 2020, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu ban chỉ đạo thi các tỉnh, thành phải có phương án phân loại thí sinh theo 4 nhóm: F0, F1, F2 và các thí sinh khác.
Thí sinh F0 được đặc cách xét tốt nghiệp và được tạo điều kiện tham gia xét tuyển đại học bằng các hình thức phù hợp. Thí sinh diện F1, F2 được bố trí thi tại phòng thi hoặc điểm thi riêng. Cụ thể, thí sinh diện F1 có thể được tổ chức thi tại khu cách ly hoặc điểm thi riêng gần khu cách ly. Thí sinh diện F2 có thể bố trí thi tại phòng thi dự phòng của các điểm thi hoặc thi tại điểm riêng phù hợp với điều kiện mỗi địa phương.
Năm nay, Bộ GD&ĐT lên phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT tương tự như năm ngoái. Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cũng khẳng định, trong trường hợp cần thiết, Bộ sẽ phối hợp với các địa phương để tổ chức thêm đợt thi. Để thực hiện phương án này, Bộ GD&ĐT đã chủ động xây dựng ngân hàng câu hỏi đáp ứng số lượng, chất lượng để xây dựng đề thi đáp ứng yêu cầu tổ chức thi nhiều đợt.
Cũng theo quy định của Bộ GD&ĐT, những thí sinh thuộc diện F0 sẽ được xét đặc cách tốt nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra những thí sinh F0 sẽ xét tuyển vào đại học như thế nào khi không có điểm thi tốt nghiệp THPT. PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết: "Nếu thí sinh được đặc cách tốt nghiệp thì chỉ được tham gia xét tuyển bằng phương thức học bạ vào các trường đại học, không thể xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, vì thí sinh không có điểm số. Trường hợp này cũng giống tất cả các trường hợp được đặc cách xét tốt nghiệp khác vì quy chế không có trường hợp ngoại lệ”. Từ thực tế này, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các trường đại học có phương thức xét tuyển phù hợp, bảo đảm tối đa quyền lợi cho học sinh, đồng thời bảo đảm quyền chủ động tuyển sinh của các trường.
Tin liên quan
Trên 81% sinh viên tốt nghiệp Học viện Tài chính có việc làm đúng chuyên ngành
08:25 | 26/07/2024 Tài chính
Hà Nội: Bổ sung 3.210 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10
13:44 | 31/05/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh: Hơn 16.000 học sinh không tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10
10:47 | 15/05/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
09:07 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
20:19 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON95-III xuống dưới 20.000 đồng/lít
15:41 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5 triệu khách hàng ảnh hưởng bão số 3
15:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT
10:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Cấm tuyệt đối hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa
09:04 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Doanh nghiệp lớn phải tiên phong giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp xây dựng một luật để sửa nhiều luật
20:13 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hơn 320 người chết, mất tích do ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ
20:08 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Toàn bộ tiền bán vé chương trình “BOND Live In Vietnam” sẽ dành ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
19:50 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội tiếp tục báo động lũ cấp 1 trên sông Đà, cấp 2 trên sông Hồng
19:45 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hạn chế các phương tiện lưu thông trên tuyến đường 70 đoạn Hà Đông do ngập sâu
13:49 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan và VASEP: Cốt lõi niềm tin trong thỏa thuận hợp tác
Viettel khắc phục gián đoạn thông tin tại các tỉnh miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng lũ lụt
Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
Tiếp tục lấy ý kiến về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics