Quan trọng là tâm thái hướng thiện
Phóng viên Báo Hải quan đã phỏng vấn sư thầy Thích Đàm Thanh, trụ trì chùa Mía Đường Lâm - Chùa Viễn Sơn Cam Thượng xung quanh vấn đề này.
Thưa thầy, khi đi lễ chùa đầu năm chúng ta cần chuẩn bị những gì?
Khi đi lễ chùa nên chọn trang phục nhã nhặn, sạch sẽ, kín đáo, lịch sự, không mặc váy ngắn, quần cộc, quần áo khêu gợi… Bởi theo ngôn ngữ Phật giáo, ăn mặc gợi cảm quá mức vừa phạm giới uế tạp Phật đường, vừa phạm giới bất kính, dù người đó có mất công thờ cúng cũng không có ích gì. Khi đến dâng hương ở các chùa nên sắm các lễ chay như: Hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè… Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh.
Việc sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả… chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ mà thôi. Không sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ, rượu, bia, thuốc lá để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.
Việc đặt tiền công đức đang khá phổ biến ở các đền, chùa. Ý kiến của thầy về vấn đề này như thế nào?
Tiền công đức là để nhà chùa có thể sử dụng khoản tiền đó tu sửa chùa hay phục vụ đèn, nhang cho du khách thập phương. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, việc công đức đang dần trở nên biến tướng, nhiều người rải tiền lẻ ở khắp nơi trong chùa hay vô tư đặt tiền lên tượng Phật. Hành động để tiền lên Phật vừa làm mất thẩm mỹ, vừa làm mất đi giá trị về mặt tâm linh. Đức Phật không cần đến tiền của người trần tục. Vì vậy, hành động rải tiền lẻ khắp chùa là một việc hoàn toàn sai lầm, làm ô uế cửa Phật.
Khi có ý định muốn công đức cho nhà chùa, người đi chùa nên bỏ tiền vào hòm hoặc để lên mâm đồ chay, đặt lên ban thờ Phật. Việc công đức nhiều hay ít, hoàn toàn tùy tâm và phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của từng người.
Nhiều người cho rằng việc đi chùa là để cầu tiền tài, lộc. Xin thầy nói rõ hơn về vấn đề này?
Khi lên chùa, người đi lễ không nên “tham, sân, si”, cầu xin tiền tài. Trong đạo lý nhà Phật có dạy rất rõ, cần tránh xa lòng tham và sự mê đắm vật chất, cần phải buôn bán làm ăn chân chính ngay thẳng… Cho nên, đi lễ chùa vốn chỉ là để làm khởi phát cái thiện tâm của mỗi người, cầu sức khỏe và sự bình an cho chính bản thân. Lễ Phật trọng ở lòng thành. Đến chùa thì tâm thái hướng thiện là quan trọng nhất, còn lễ lạt thì có hay không cũng không quan trọng.
Việc mọi người quan niệm cứ cầu lộc, cầu phúc, cầu may mắn bằng tiền lễ và xoa tay vào tượng là đạt được lời cầu là hành động thiếu đi sự tôn kính đối với nhà Phật, mất đi sự tôn nghiêm, đi ngược với giáo lý của nhà Phật. Trong quan niệm của phật giáo có hai điều đáng trách. Thứ nhất là tà lễ (cầu tài bằng danh lễ) và thứ hai là tâm kiêu mạn lễ (khinh tam bảo, khinh chùa, khinh sư, khinh những người cùng đi chùa).
Người nào sống đúng với Chánh pháp, tam nghiệp Thân – Khẩu – Ý thanh tịnh, luôn hướng thiện thì chắc chắn người ấy đạt được an lạc. Điều đó không có nghĩa là họ sẽ không gặp bất kỳ trắc trở trong cuộc đời, song, họ có thể dễ dàng vượt ra ngoài khổ đau. Ngược lại, người làm ác, Thân – Khẩu – Ý bất thiện thì chắc chắn người ấy sẽ chịu khổ đau mà không một lời cầu đảo, thỉnh nguyện nào có thể làm thay đổi được.
Vì vậy, việc đi lễ Phật, cầu nguyện là tốt, nhưng đó không phải là cầu nguyện suông. Cầu nguyện phải kết hợp với sống và tu tập đúng theo Chánh Pháp thì mới đúng là lời cầu nguyện chân chính và thiết thực nhất.
Xin cảm ơn thầy!
Tin liên quan
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
21:17 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
08:41 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics