Quốc hội thảo luận các dự thảo Luật sửa Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Đê điều và Luật Xây dựng
Các đại biểu thảo luận tại tổ 5. |
Kêu gọi thêm nguồn lực phòng, chống thiên tai
Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều, các đại biểu Quốc hội cho rằng, dự Luật này sẽ góp phần tạo hành lang pháp lý thuận lợi để phát huy vai trò chủ đạo của Nhà nước trong phòng, chống thiên tai; huy động nguồn lực đầu tư cho phòng, chống thiên tai và đê điều; nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế trước tác động của thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thiên tai tại Việt Nam diễn biến ngày càng bất thường và cực đoan. Một số tỉnh ven biển miền Trung như Quảng Bình, Hà Tĩnh, thiệt hại do thiên tai gây ra có năm lớn gấp đôi GDP của tỉnh. Theo đánh giá của một số tổ chức quốc tế có uy tín, nước ta cũng đang là một trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng lớn do thiên tai và biến đổi khí hậu.
Vì vậy, việc sửa đổi Luật sẽ góp phần tạo hành lang pháp lý thuận lợi để phát huy vai trò chủ đạo của Nhà nước trong phòng, chống thiên tai; huy động nguồn lực đầu tư cho phòng, chống thiên tai và đê điều, nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế trước tác động của thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Cùng với đó, tạo cơ chế để tận dụng tối đa nguồn lực hỗ trợ của các Chính phủ, cộng đồng quốc tế cho công tác phòng, chống thiên tai ở nước ta và thực hiện tốt cam kết, thỏa thuận quốc tế.
Tham gia ý kiến, đại biểu Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị) đề nghị, về công tác phòng, dự thảo luật nên có quy định về hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác điều tra, khảo sát, dự báo, cảnh báo; chú trọng lực lượng 4 tại chỗ, theo đó, lực lượng xung kích đầu tiên phải là cấp xã, cấp phường; lực lượng chủ chốt vẫn là quân đội và công an.
Đối với công tác chống thiên tai, theo đại biểu, nguồn lực dành cho công tác này còn bị phân tán, nằm rải rác ở nguồn vốn sự nghiệp, vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia, dự phòng ngân sách trung ương, quỹ dự trữ quốc gia, quỹ phòng, chống... Đại biểu Đỗ Văn Sinh nhấn mạnh: “Năm nào thiên tai cũng xảy ra, cớ sao chúng ta cứ phải dùng dự phòng, mà tại sao không đặt vấn đề là nghĩa vụ chi của ngân sách”.
Điều này đặt ra vấn đề chủ động bằng cách đưa vào cơ cấu ngân sách nhà nước một mục chi về phòng, chống thiên tai. Ngoài ra sẽ kêu gọi nguồn lực trong nước và quốc tế.
“Chúng ta kêu gọi nhưng không được chồng chéo và phải có cơ quan quản lý, điều tiết nguồn lực, chứ không phải khi xảy ra thiên tai lại tính chuyện đầu tư khắc phục hậu quả thiên tai theo hình thức đầu tư công, mất đến một hoặc hai năm mới khắc phục được. Nghĩa là chúng ta muốn khắc phục ngay, có tiền rồi nhưng dự án vẫn treo” – ông Sinh nói.
Một số đại biểu góp ý về quy định Quỹ phòng, chống thiên tai ở trung ương. Theo đó, Quỹ này phải có nguồn lực chính từ ngân sách nhà nước vì Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước dân để bảo đảm an toàn cho dân. Quỹ này được hòa chung cùng nguồn vốn hỗ trợ, huy động từ xã hội. Nhưng không phải cứ có bao nhiêu tiền trong Quỹ là hỗ trợ hết. Ví như năm nay huy động nhiều chia nhiều; nhưng năm sau không huy động được thì câu chuyện chia như thế nào? Phải có kế hoạch cụ thể trong việc chi tiêu Quỹ.
Phân cấp thẩm định dự án cho địa phương
Thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, nhiều ý kiến cho rằng, dự án luật cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho 63 Sở xây dựng ở các tỉnh, thành phố vì Bộ Xây dựng đang “quá tải” trong việc thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư công.
Khẳng định dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng đã đơn giản hóa thủ tục hành chính và tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn trong lĩnh vực xây dựng như quy định rõ loại công trình nào không phải cấp giấy phép xây dựng; phân cấp, phân quyền trong thẩm định dự án đầu tư xây dựng, tuy nhiên, một số ĐBQH đề nghị cần phân cấp, phân quyền mạnh hơn nữa. Bởi lẽ, thời gian qua đầu tư công rất chậm và một trong những nguyên nhân là do công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng còn nhiều bất cập. Muốn thi công được thì công tác thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật… phải nhanh Tiếc rằng chúng ta lại trì trệ.
Đại biểu Lê Công Đỉnh (Long An) nhấn mạnh, các bộ, ngành chỉ nên làm công tác ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức, tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát. Trừ công trình quan trọng quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn thì Bộ Xây dựng mới thẩm định thiết kế cơ sở, còn lại phân cấp cho 63 Sở xây dựng các tỉnh, thành phố.
Đồng thời nên xã hội hóa công tác thẩm định, quy định trách nhiệm rõ ràng về mặt vật chất, bổ sung trách nhiệm của các cơ quan tư vấn và kiểm toán trong công tác này.
Cũng theo đại biểu, dự thảo Luật có bổ sung tiêu chí xác định công trình cấp bách; loại công trình này được áp dụng cơ chế đặc thù trong toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng, đề nghị cần làm rõ hơn sự cần thiết bổ sung quy định về xây dựng công trình cấp bách; rà soát các quy định về loại công trình này trong pháp luật có liên quan như đầu tư, đầu tư công, đấu thầu, phòng, chống thiên tai...
Lý giải, đại biểu Quốc hội cho rằng những quy định trên nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn về phòng, chống thiên tai, địch họa và các yêu cầu khẩn cấp khác, Luật Xây dựng đã có quy định về công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp.
Tin liên quan
Nền tài chính vững mạnh là bệ đỡ phát triển đất nước
08:32 | 09/09/2024 Tài chính
Thu ngân sách nhà nước đạt gần 70% dự toán
10:48 | 06/08/2024 Tài chính
Thu ngân sách nhà nước 7 tháng đầu năm đạt 69,8% dự toán
11:28 | 29/07/2024 Tài chính
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
09:07 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
20:19 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON95-III xuống dưới 20.000 đồng/lít
15:41 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5 triệu khách hàng ảnh hưởng bão số 3
15:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT
10:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Cấm tuyệt đối hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa
09:04 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Doanh nghiệp lớn phải tiên phong giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp xây dựng một luật để sửa nhiều luật
20:13 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hơn 320 người chết, mất tích do ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ
20:08 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Toàn bộ tiền bán vé chương trình “BOND Live In Vietnam” sẽ dành ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
19:50 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội tiếp tục báo động lũ cấp 1 trên sông Đà, cấp 2 trên sông Hồng
19:45 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hạn chế các phương tiện lưu thông trên tuyến đường 70 đoạn Hà Đông do ngập sâu
13:49 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
Vinamilk hỗ trợ gần 3 tỷ đồng sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân miền Bắc
Sân golf Văn Lang Empire T&T Golf Club chính thức được vận hành theo chuẩn quốc tế
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 74 phát hành ngày 13/9/2024
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics