Quốc hội thảo luận về Luật Biên phòng Việt Nam
Quốc hội thảo luận về Luật Biên phòng Việt Nam và Luật Cư trú (sửa đổi) |
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam. Ảnh: Quochoi.vn |
BĐBP chủ trì duy trì an ninh biên giới
Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật BPVN, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết, về vị trí, chức năng của BĐBP (Điều 12), có ý kiến đề nghị cân nhắc chức năng “chủ trì, duy trì an ninh, trật tự và thực thi pháp luật ở khu vực biên giới (KVBG), cửa khẩu” và xác định rõ vai trò chủ trì, phối hợp để tránh chồng chéo với Luật Công an nhân dân; có ý kiến đề nghị thay từ “chủ trì” bằng từ “phối hợp”.
UBTVQH thấy rằng, hoạt động quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia là một thể thống nhất, bao gồm biên giới quốc gia trên bộ, trên biển, trên không và trong lòng đất. Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới phải liên hoàn, mang tính tổng thể, gắn liền giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
Tại khu vực biên giới có nhiều lực lượng làm nhiệm vụ, do đó, cần thiết phải quy định một lực lượng làm nhiệm vụ nòng cốt, chuyên trách, chủ trì đảm đương nhiệm vụ. Theo đó, dự thảo Luật quy định BĐBP chỉ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật. BĐBP thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trên từng lĩnh vực, phạm vi ở địa bàn xã, phường, thị trấn tiếp giáp với đường biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển và cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý đã được xác định trong các điều ước quốc tế và quy định của pháp luật Việt Nam, không chồng chéo với nhiệm vụ của lực lượng khác hoạt động ở khu vực biên giới và cửa khẩu.
Tại văn bản tham gia ý kiến số 2591/TCHQ-ĐTCBL ngày 7/5/2020, Tổng cục Hải quan đề nghị sửa đổi, bổ sung dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam như sau: Khoản 4 Điều 14 dự thảo (quy định về nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng) đề nghị sửa thành “Kiểm soát người xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý theo quy định của pháp luật; Kiểm soát phương tiện xuất nhập cảnh tại khu vực biên giới ngoài địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật”. Khoản 3 Điều 15 quy định quyền hạn của Bộ đội Biên phòng “kiểm tra, kiểm soát, xử lý phương tiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới ngoài địa bàn hoạt động hải quan” hoặc bỏ nội dung này vì khoản 2 Điều 15 của dự thảo đã quy định quyền hạn của Bộ đội Biên phòng “Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật ở biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật; tác chiến trong khu vực phòng thủ” để tránh nhầm lẫn, trùng chéo với thẩm quyền của cơ quan Hải quan. Trong dự thảo Luật trình Quốc hội thảo luận cho ý kiến chiều 21/10, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ đội Biên phòng được quy định tại Điều 13 và Điều 14 (trong dự thảo gửi Tổng cục Hải quan đề nghị cho ý kiến trước đây được quy định tại Điều 14 và Điều 15-PV). Trong đó, nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng có nội dung “Kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý; kiểm soát qua lại biên giới” (khoản 5 Điều 13) Trong quy định về quyền hạn của Bộ đội Biên phòng có nội dung “tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; đấu tranh, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật” (khoản 2 Điều 14). Thái Bình |
Thực tế cho thấy, giữa BĐBP và các cơ quan, tổ chức đã và đang phối hợp có hiệu quả, không có khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ này. Để tiếp tục phát huy cơ chế này, dự thảo Luật đã giao Chính phủ quy định chi tiết việc phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương trong thực thi nhiệm vụ biên phòng tại Điều 10. “Cùng với các nội dung trên, để bảo đảm thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng, thông báo của Bộ Chính trị, thống nhất với các luật khác có liên quan và kế thừa quy định của Pháp lệnh BĐBP, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho bổ sung cụm từ “phối hợp với cơ quan, tổ chức” vào sau cụm từ “chủ trì” và sửa lại khoản 2 Điều 12 như dự thảo Luật trình Quốc hội”, Chủ nhiệm Võ Trọng Việt nói.
Thảo luận trực tuyến về dự thảo Luật BPVN, đại biểu Nguyễn Ngọc Hải (Hà Giang) phân tích, về khía cạnh thực tiễn, trải qua hơn 61 năm chiến đấu và trưởng thành, do tính chất nhiệm vụ, BĐBP có 28 năm trực thuộc Bộ Công an và trên 33 năm trực thuộc Bộ Quốc phòng. Dù trực thuộc bộ nào thì chức năng, nhiệm vụ của BĐBP luôn được xác định là nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia (BGQG), giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở KVBG, cửa khẩu.
“Tỉnh Hà Giang có gần 285km đường biên giới, trong những năm qua công tác đấu tranh vi phạm an ninh quốc gia, đấu tranh với các lại tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở KVBG được lực lượng BĐBP Hà Giang phối hợp hiệu quả tốt với các lực lượng chức năng, các ngành và chính quyền địa phương. Việc dự thảo quy định chức năng của BĐBP chủ trì duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở KVBG và cửa khẩu theo quy định của pháp luật là phù hợp có cơ sở lý luận và thực tiễn.”, đại biểu Nguyễn Ngọc Hải nhấn mạnh.
Cũng đồng tình với quy định BĐBP chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc duy trì an ninh trật tự, an toàn xã hội ở KVBG, đại biểu Cầm Thị Mẫn (Thanh Hóa) phân tích, việc thực thi nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở KVBG, hải đảo khác rất căn bản so với thực tế triển khai hai nhiệm vụ này trong thực địa. Đây là hai nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, không tách rời nhau vì việc duy trì an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới có thể xuất phát từ bên kia biên giới, nếu không xử lý tốt có thể biến thành tình huống quân sự, quốc phòng. Do vậy, cần có sự thống nhất trong thực hiện hai nhiệm vụ này. Xuất phát từ lý do trên, rất cần thiết có một lực lượng chủ trì thực hiện hai nhiệm vụ.
Không chồng chéo chức năng của Hải quan
Về quyền hạn của BĐBP (Điều 14), Chủ nhiệm Võ Trọng Việt nêu rõ, có ý kiến đề nghị cân nhắc nội dung “kiểm tra, kiểm soát, xử lý phương tiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật” để tránh chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của Hải quan và rà soát, chỉnh lý lại Điều này cho đầy đủ, bảo đảm tính khả thi.
UBTVQH thấy rằng, nội dung dự thảo Luật là thống nhất với pháp luật hiện hành, kế thừa Pháp lệnh BĐBP, không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của Hải quan, phù hợp với thực tiễn hoạt động của hai lực lượng này. Đồng thời giữa BĐBP và Hải quan đang thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp ở KVBG, cửa khẩu. Trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho bổ sung cụm từ “đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật” vào sau cụm từ “bảo vệ BGQG, cửa khẩu” tại khoản 9 cho đầy đủ.
Ở góc độ quyền hạn của BĐBP, đại biểu Nguyễn Ngọc Hải tán thành với quyền hạn của BĐBP quy định tại Điều 14 của dự thảo Luật BPVN. Vị này cho rằng, quy định đã đảm bảo tính thống nhất với các quy định của pháp luật có liên quan và không có sự xung đột với các văn bản pháp luật khác.
“Trong dự thảo Luật BPVN quy định quyền hạn của BĐBP kiểm tra, kiểm soát, xử lý phượng tiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật ở KVBG, cửa khẩu theo quy định của pháp luật. Như vậy, phạm vị kiểm tra, kiểm soát của lực lượng BĐBP và Hải quan là khác nhau. BĐBP chỉ kiểm tra, kiểm soát phương tiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật ở KVBG, cửa khẩu. Quy định như vậy là phù hợp và không có sự chống chéo nhiệm vụ với lực lượng Hải quan”, đại biểu Nguyễn Ngọc Hải nhấn mạnh thêm.
Đại biểu Cầm Thị Mẫn còn đưa ra phân tích, theo quy định tại Điều 32 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, trong số 51 tội phạm mà BĐBP điều tra ban đầu có tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; còn Điều 33 quy định, Hải quan có thẩm quyền điều tra 3 tội phạm, trong đó có tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Như vậy, cả BĐBP và Hải quan đều có thẩm quyền điều tra ban đầu hai loại tội phạm này. Mặt khác, việc luật hóa thẩm quyền của BĐBP trong việc kiểm tra phương tiện, hàng hóa ở cửa khẩu chỉ là phương thức bảo đảm để cơ quan này thực hiện nhiệm vụ quan trọng là phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm của tội buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, mà không vô hiệu hóa thẩm quyền của Hải quan.
Tin liên quan
Hoạt động buôn lậu, hàng giả ở Móng Cái có chiều hướng tăng
11:28 | 08/10/2024 An ninh XNK
Hải quan-Biên phòng Quảng Trị: Xây dựng nhiều chuyên án đấu tranh chung
07:20 | 02/10/2024 An ninh XNK
Công tác phối hợp giữa Hải quan và Bộ đội Biên phòng Bình Định chuyển biến tích cực
14:00 | 27/09/2024 Hải quan
Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh, xăng RON95-III vượt 21.000 đồng/lít
15:52 | 10/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu vấn đề Biển Đông và giải pháp cho Myanmar
20:58 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phụ san panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ của Báo Nhân Dân nhận giải thưởng quốc tế
17:36 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Dư địa để đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm vẫn còn khá nhiều
14:06 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lãnh đạo Việt Nam-Lào nhất trí tập trung thực hiện hiệu quả các thỏa thuận
11:50 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
WB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam
14:39 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng ra công điện hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
10:56 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung Việt-Pháp về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
19:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất cơ sở pháp lý lập sàn giao dịch dữ liệu
18:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
5 nhiệm vụ cấp thiết, phấn đấu GDP năm 2024 tăng trên 7%
18:45 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Kiên Giang có tân nữ Phó Cục trưởng
Công an TPHCM điều tra vụ tàng trữ thuốc lá lậu quy mô lớn
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 82 phát hành ngày 11/10/2024
Việt Nam – Australia chia sẻ kinh nghiệm xây dựng sàn giao dịch tín chỉ carbon
Sửa đổi các vấn đề cần thiết, cấp bách trong lĩnh vực tài chính, ngân sách
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics