Quy định mới về định giá đất đai sẽ thúc đẩy tiến độ cổ phần hóa DNNN
Ông có thể khái quát tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước thời gian qua?
Nếu giai đoạn trước 2011-2015, CPH đạt được hơn 90% kế hoạch về số lượng, còn số vốn bán ra cho nhà đầu tư chỉ đạt 8%, thì đến nay đã có sự thay đổi rõ rệt. Năm 2017, Chính phủ đã tập trung thực hiện CPH, thoái vốn ở một số DN lớn như Sabeco, Vinamilk cũng như các DN của SCIC…
Rõ ràng, kế hoạch được giao từ năm 2015 rất quyết liệt, đến giờ không còn cầm chừng nữa mà phải thực hiện. Việc CPH ở Vinamilk, Sabeco vừa qua được đánh giá rất tốt, theo đó tạo ra động lực, thu hút được vốn ngoại, tạo dòng tiền cho thị trường chứng khoán…
Thị trường chứng khoán vừa qua rất phát triển là do dòng vốn ngoại, nó khác với thời kỳ cách đây 10 năm, chúng ta chủ yếu có từ nguồn lực trong dân. Nhưng ở đây, dòng vốn ngoại đòi hỏi chúng ta phải có sản phẩm tốt, hay nói cách khác, tôi đầu tư vốn thì tôi phải ở lại lâu dài với sản phẩm đó, ngành đó… Và đây chính là mục tiêu của Nhà nước. Thứ nhất, chúng ta thoái vốn đúng quy định, sau khi thoái vốn rồi thì DN đó hoạt động tốt hơn. Thứ hai, DNNN sẽ không làm mà để người dân làm, xã hội làm, nhà đầu tư làm…
Đến nay, theo thống kê thì số DN đã CPH còn khá thấp. Vậy Nghị định 126/2017/NĐ-CP có khắc phục được tình trạng này, thưa ông?
Đúng là tiến độ CPH nhiều DN, trong đó có những tập đoàn, tổng công ty thời gian qua chậm, do đây là các DN quy mô lớn, cơ cấu tài sản phức tạp, nên quá trình xác định giá trị DN kéo dài. Hơn nữa, lượng cổ phần mà các DN này đưa ra IPO lớn, nên phải chọn thời điểm thích hợp để chào bán, nhằm tránh tạo áp lực lên sức cầu dẫn đến nguy cơ IPO không thành công.
Ngoài ra, vẫn còn một số bộ, ngành, địa phương, đơn vị còn bị động, chưa quyết liệt, gây ảnh hưởng đến việc hoàn thành kế hoạch sắp xếp, CPH, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN năm 2017 của cả nước.
Mặt khác, việc đăng ký giao dịch, niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán của các DNNN sau khi CPH chưa thực hiện nghiêm túc. Vì vậy, lần đầu tiên Chính phủ công khai toàn bộ danh mục các DN CPH, tỷ lệ DN CPH từng năm một và công bố cả DN thoái vốn để các nhà đầu tư, xã hội và thị trường lựa chọn năm nào bán cái gì để cân nhắc.
Việc này được thực hiện theo Nghị định 126/2017/NĐ-CP về chuyển DNNN và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do DNNN đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần. Theo đó, lần đầu tiên tại Nghị định về cơ chế CPH có quy định chi tiết về việc DN phải công khai, minh bạch thông tin và niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Theo đó, DN CPH phải công bố công khai thông tin trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, đồng thời gửi về Bộ Tài chính, Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp để theo dõi lộ trình và tiến độ CPH, các thông tin về DN, trong đó có phương án sử dụng đất đã được phê duyệt, diện tích đất đang có tranh chấp, phương án CPH, tình hình và kết quả triển khai phương án CPH…
Khi lập hồ sơ IPO, DN phải đồng thời lập hồ sơ đăng ký lưu ký và hồ sơ đăng ký giao dịch hoặc niêm yết trên thị trường chứng khoán (nếu đủ điều kiện). Trong thời hạn tối đa 90 ngày kể từ ngày kết thúc IPO, DN phải hoàn tất thủ tục đăng ký lưu ký cổ phiếu tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán và đăng ký giao dịch trên UPCoM…
Ông có thể nói rõ hơn những điểm mới của Nghị định 126/2017/NĐ-CP? Những điểm mới này sẽ giúp các DN tháo gỡ những bất cập, qua đó khắc phục tình trạng chậm CPH như thế nào, thưa ông?
Nghị định 126/2017/NĐ-CP với những điểm mới sẽ tháo gỡ các thủ tục, kỹ thuật, đảm bảo thị trường minh bạch. Ví dụ, một DN khi CPH phải đăng ký các bước thực hiện để cơ quan quản lý, người dân giám sát, cũng là để thể hiện trách nhiệm của lãnh đạo DN đối với đồng vốn Nhà nước giao. Đồng thời, Nghị định này cũng quy định rõ về đất đai khi CPH, nếu Nhà nước không dùng thì trả lại cho địa phương để đấu giá. Như vậy, nhà đầu tư chỉ quan tâm đến đất đai sẽ không tìm cách để tham gia, nhường sân cho các nhà đầu tư tập trung vào sản xuất, kinh doanh, tạo giá trị gia tăng…
Nghị định 126/2017/NĐ-CP có điểm mới nữa giúp tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình CPH, đó là là cho phép các nhà đầu tư đưa tư vấn nước ngoài vào để đánh giá giá trị DN rất công khai, minh bạch.
Một điểm mới căn bản trong Nghị định 126/2017/NĐ-CP mà lần đầu tiên chúng ta thực hiện, đó là công bố tiến độ CPH từng DN một trên hệ thống thông tin của Chính phủ và Bộ Tài chính. Như thế, khi CPH thì các DN phải đăng ký các bước. Và khi đã đăng ký rồi thì chậm bước nào “anh” phải chịu trách nhiệm với bước đó. Ở đây không phải Chính phủ ép, mà Chính phủ cho cơ chế để DN tự đăng ký. Đó là cái để thể hiện trách nhiệm của lãnh đạo DN, cơ quan quản lý nhà nước đối với đồng vốn được Nhà nước giao phó.
Khi quy định pháp lý đã rõ ràng, thông thoáng mà tiến độ CPH vẫn chậm thì phần lớn là do lãnh đạo DN có tư tưởng chần chừ, chậm trễ trong tổ chức triển khai. Để xảy ra tình trạng này, lãnh đạo DN, ban chỉ đạo CPH sẽ bị truy trách nhiệm.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án CPH 3 DN của ngành Dầu khí, và tới đây sẽ phê duyệt phương án CPH của Tập đoàn Công nghiệp cao su… Những phê duyệt này cho thấy sự quyết liệt của Chính phủ, và quy mô lớn như thế phải có chuẩn bị rất kỹ, tìm được người mua, thị trường tốt mới bán. Như vậy, khi đưa ra CPH phải có sự chuẩn bị rất kỹ, và quan trọng nhất là Chính phủ đã quyết tâm CPH thì khẳng định Chính phủ sẽ không lùi bước và đảm bảo sẽ thay đổi chất lượng.
Tôi kỳ vọng rằng, với cơ chế thông thoáng cùng với quyền chủ động đã được trao, trong thời gian tới, tiến độ CPH chắc sẽ tốt, tăng tốc hơn, đạt kết quả cao hơn.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
09:07 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
20:19 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON95-III xuống dưới 20.000 đồng/lít
15:41 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5 triệu khách hàng ảnh hưởng bão số 3
15:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT
10:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Cấm tuyệt đối hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa
09:04 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Doanh nghiệp lớn phải tiên phong giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp xây dựng một luật để sửa nhiều luật
20:13 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hơn 320 người chết, mất tích do ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ
20:08 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Toàn bộ tiền bán vé chương trình “BOND Live In Vietnam” sẽ dành ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
19:50 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội tiếp tục báo động lũ cấp 1 trên sông Đà, cấp 2 trên sông Hồng
19:45 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hạn chế các phương tiện lưu thông trên tuyến đường 70 đoạn Hà Đông do ngập sâu
13:49 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan và VASEP: Cốt lõi niềm tin trong thỏa thuận hợp tác
Viettel khắc phục gián đoạn thông tin tại các tỉnh miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng lũ lụt
Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
Tiếp tục lấy ý kiến về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics