Quy định rõ ràng để tránh biến nhà công vụ thành nhà “tư vụ”
Cần quy về một mối
Vấn đề “nhà công vụ” đã trở thành vấn đề nóng trong buổi làm việc ngày hôm nay khi được các đại biểu nêu ý kiến và tập trung trao đổi. Theo các đại biểu, trên thực tế, trong thời gian vừa qua, tình trạng nhiều người ở nhà công vụ không đúng đối tượng, tiêu chuẩn, sau khi về hưu không chịu trả nhà công vụ mà biến thành nhà “tư vụ” đã khiến người dân hết sức bất bình.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Lê Như Tiến cho biết, nhiều lãnh đạo đã biến nhà công vụ thành nhà tư vụ, hết nhiệm kỳ về quê hoặc về hưu nhưng vẫn giữ nhà, không chịu trả lại. Đáng nói là nhà công vụ không chỉ dành cho những cán bộ khó khăn, chưa có điều kiện về nhà ở, mà còn bị lạm dụng. Nhiều cán bộ thừa tiền nhưng vẫn cứ bám lấy nhà công vụ. Rồi có những trường hợp hưởng lợi hàng chục tỷ đồng khi nhà công vụ được hóa giá với giá bèo, đại biểu Lê Đình Khanh (Hải Dương) cho hay.
Bên cạnh đó, giá thuê nhà công vụ cũng phải có sự phân chia rõ rệt, thể hiện tính công bằng. Cần nêu rõ đối tượng nào được thuê giá ưu đãi, và phải đáp ứng đủ những điều kiện ra sao mới được hưởng những ưu đãi này. Hiện nay, giá thuê nhà ở cho mỗi công nhân ở các khu công nghiệp tại Hà Nội là 240.000 đồng/m², trong khi cán bộ thuê nhà công vụ chỉ thuê với giá 60.000 đồng/m2, rẻ hơn 4 lần mà điều kiện lại tốt hơn gây bất bình đẳng. Vì vậy, tất cả những quy định trên cần phải được ghi rõ trong luật để dễ thực hiện.
Tuy nhiên, đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) lại cho rằng, nhu cầu nhà ở công vụ không chỉ là nhu cầu của lãnh đạo cấp cao. Bởi trên thực tế, một cán bộ xã được điều động công tác cách xa nhà 15km đường rừng, nhu cầu nhà ở là có thật. Học sinh, giáo viên, cán bộ ở miền núi có nhu cầu nhà ở công vụ rất lớn. Cán bộ về đô thị làm việc cũng chịu áp lực lớn về nhà ở, nên không phải ai cũng thích về thành phố khi bị điều động. Vì vậy, đối tượng nào được hưởng nhà công vụ phải ghi rõ trong luật. Đặc biệt, trách nhiệm quản lý nhà công vụ phải rõ, do Bộ nào quản lý, vì đó là tài sản của nhà nước. Ai giữ chìa khóa, không trả chìa khóa phải biết rõ.
Chính sách nhà ở công vụ là để khuyến khích cán bộ luân chuyển về vùng sâu vùng xa. Còn cán bộ ở đô thị thì nên giao cho doanh nghiệp đứng ra cho thuê như cho thuê với các đối tượng khác. Vì bản thân họ đã được hưởng nhiều ưu đãi khi về làm việc ở đô thị, nên nếu được hưởng giá thuê nhà công vụ ưu đãi nữa thì không công bằng. Xây dựng luật như vậy thì sẽ bảo đảm được công bằng, không gây thắc mắc nữa – đại biểu Chu Sơn Hà nêu ý kiến.
Về vấn đề trả lại nhà công vụ sau khi hết nhiệm kỳ, nhiều ý kiến cho rằng để xảy ra như hiện nay là do cách quản lý dễ dãi, pháp luật thiếu rõ ràng và không có chế tài mạnh.Vì vậy, theo đại biểu Lê Nam, luật phải quy định rất rõ, dứt khoát như vậy sẽ không còn tồn tại chuyện nhà công vụ biến thành nhà “tư vụ” như lâu nay. Còn cán bộ hết thời gian ở nhà công vụ vẫn khó khăn về nhà ở thì Nhà nước có thể có chính sách hỗ trợ riêng để họ có thể mua được nhà ở thương mại.
Góp ý dự thảo Luật, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng cho rằng cần thống nhất đầu mối quản lý thì mới kiểm soát được nhà công vụ.“Ở trung ương thì giao cho Bộ Xây dựng, ở dưới thì giao cho sở xây dựng. Chứ Văn phòng trung ương cũng quản, Văn phòng Chính phủ cũng quản, Văn phòng Quốc hội cũng quản, rồi bộ cũng quản, nhiều nơi quản quá rất khó, rồi khi người ta nghỉ thì lại nể nang ngại đòi lại. Luật phải rõ ràng thì mới đòi được nhà" – Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho biết.
Siết chặt quy định cho người nước ngoài mua nhà
Qua nhiều phiên thảo luận, chủ trương mở rộng đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài đã nhận được sự đồng thuận khá cao. Song mở đến mức nào, thì vẫn là nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau.
Tiếp thu ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản đã bổ sung thêm quy định về mục tiêu của tổ chức, cá nhân nước ngoài mua nhà và sở hữu nhà ở tại Việt Nam là phải vào Việt Nam “sinh sống, làm việc và học tập” để đảm bảo chặt chẽ hơn về điều kiện thay vì chỉ cần điều kiện được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Đặc biệt, sẽ giao Chính phủ quy định về số lượng căn hộ chung cư cụ thể trong trường hợp một khu vực dân cư có nhiều tòa nhà chung cư để bảo đảm tính linh hoạt cũng như về vấn đề an ninh quốc phòng. Đồng thời, quy định chặt chẽ phương thức thanh toán để phòng, chống việc đầu cơ, rửa tiền. Cụ thể là việc thanh toán tiền mua nhà ở phải được thực hiện thông qua các ngân hàng, tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam.
Như vậy, quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép nhập cảnh vào Việt Nam thì có quyền sở hữu nhà ở gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ mà không bị hạn chế về số lượng và loại nhà ở được sở hữu vẫn được giữ nguyên.
Liên quan đến quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài, dự thảo luật có thêm quy định: đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của pháp luật Việt Nam nếu có nhu cầu; trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài.
Sau phần thảo luận hôm nay, Bộ Xây dựng- cơ quan được Chính phủ giao trách nhiệm chủ trì soạn thảo, sẽ có những tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật này trước khi trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp sắp tới.
Tin liên quan
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khẩn trương giúp người dân ảnh hưởng bão số 3 vượt khó
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga
09:01 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão Yagi làm 1 người chết, 3 người bị thương, 2.500 cây đổ, 17 trạm bơm mất điện tại Hà Nội
07:29 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, gây thiệt hại nặng nề
05:37 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 hoành hành, gây nhiều thiệt hại tại Quảng Ninh và Hải Phòng
05:35 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3: Bốn người tử vong, 78 người bị thương
20:01 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phải nỗ lực hơn trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh
19:52 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kéo dài thêm thời gian tạm đóng cửa 3 sân bay do bão số 3
19:48 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 mạnh nhất trong 30 năm qua, Quảng Ninh thiệt hại rất nặng nề
19:46 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch UBND TP Hà Nội khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà để tránh rủi ro thiên tai
16:26 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Tạm dừng hoạt động hai tuyến đường sắt đô thị để tránh bão số 3
16:02 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Cảnh giác trước chiêu lừa “Hải quan bán xe thanh lý”
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khẩn trương giúp người dân ảnh hưởng bão số 3 vượt khó
Thông tin về đề xuất bỏ quy định miễn thuế GTGT đối với hàng hóa có trị giá nhỏ
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics