Quy hoạch điện VIII hướng đến thị trường điện cạnh tranh
Trình Thủ tướng Dự thảo Quy hoạch điện VIII vào cuối tháng 10 | |
Băn khoăn “tứ bề” trong xây dựng Quy hoạch điện VIII | |
Quy hoạch điện VIII có "hình hài" như thế nào? |
Quy hoạch điện VII đề ra nhiều cơ chế để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển ngành điện. Ảnh: Nguyễn Thanh |
“Rộng cửa” cho đầu tư tư nhân
Theo Viện Năng lượng (Bộ Công Thương), Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII) và Quy hoạch điện VII điều chỉnh đã được đưa vào triển khai, thực hiện được gần 10 năm.
Nhìn chung, tình hình thực hiện quy hoạch đạt được nhiều kết quả tốt, đáp ứng cơ bản nhu cầu phụ tải với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 10,5%/năm.
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, ngành điện đối mặt với nhiều thách thức lớn như nhu cầu điện đang tăng trưởng cao; tình hình triển khai nhiều dự án nguồn điện lớn, đặc biệt là các dự án nhiệt điện than còn chậm tiến độ; cơ chế giá điện chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa thu hút được đầu tư…
Trong bối cảnh đó, việc lập Quy hoạch điện VIII được mong đợi sẽ đề ra các giải pháp toàn diện để giải quyết và tháo gỡ các nút thắt hiện nay trong phát triển điện lực. Tính mở và linh hoạt của Quy hoạch điện VIII cũng sẽ là những điểm mới trong cách thức tiếp cận xây dựng Đề án.
Những kết quả nghiên cứu cho thấy, tốc độ tăng trưởng phụ tải giai đoạn 2021 - 2030 được dự báo vẫn ở mức cao, khoảng 8,6%; giai đoạn 2021 - 2025 và 7,2% trong giai đoạn 2026 - 2030. Nhiều kịch bản phát triển nguồn điện đã được nghiên cứu, xem xét.
Dự kiến tới năm 2030, công suất đặt toàn hệ thống dự kiến đạt khoảng 138.000 MW và tới năm 2045 khoảng 302.000 MW, trong đó ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo phù hợp với tiềm năng từng vùng/miền bảo đảm an toàn hệ thống; nhiệt điện than có xu hướng giảm dần, tăng nhanh nhiệt điện khí trong cơ cấu phát triển nguồn điện.
Mặc dù vậy, phát biểu tại Hội thảo lần 2 Quy hoạch điện VIII do Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) phối hợp cùng Viện Năng lượng tổ chức sáng 28/9, tại Hà Nội, đại diện Viện Năng lượng cho hay, thách thức đặt ra để có thể thực hiện tốt Quy hoạch điện VIII cũng rất lớn.
Nhu cầu điện vẫn tăng trưởng với tốc độ cao nhưng các nguồn năng lượng sơ cấp ngày càng khan hiếm.
Để đảm bảo cung ứng điện tới năm 2030, Việt Nam dự kiến phải nhập khẩu khoảng 1,2 triệu tấn khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG); 35,1 triệu tấn than vào năm 2025 và tăng dần tới 8,5 triệu tấn LNG và 45 triệu tấn than vào năm 2030. Đây là những thách thức không nhỏ trong việc đảm bảo an ninh cung cấp điện.
Để giải quyết vấn đề này, nhiều cơ chế chính sách đã được đề xuất, trong đó có cơ chế đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư các dự án điện, cơ chế xã hội hóa lưới điện truyền tải,… để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển ngành điện.
Hướng tới thị trường điện cạnh tranh
Phát biểu tại buổi hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho hay, theo chương trình phát triển nguồn điện giai đoạn tới năm 2030, dự kiến tổng công suất nguồn điện sẽ tăng thêm khoảng gần 80.000 MW so với năm 2020.
Trong đó, các nguồn điện lớn như các nhà máy nhiệt điện than, khí và LNG dự kiến sẽ tăng thêm khoảng trên 30.000 MW; các nhà máy điện gió onshore, offshore và điện mặt trời dự kiến tăng thêm khoảng gần 30.000 MW.
Phần lớn các nguồn điện này đều tập trung nằm xa trung tâm phụ tải. Vì vậy, công tác phát triển lưới truyền tải để giải tỏa công suất các nguồn điện này đặt ra nhiều nội dung cần xem xét và nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu của Đề án chỉ ra rằng xu hướng truyền tải điện sẽ có nhiều thay đổi trong thời gian tới. Thay vì truyền tải điện từ miền Bắc vào miền Nam như những năm qua, chiều truyền tải có xu hướng thay đổi dần theo chiều ngược lại.
“Việc phát triển hợp lý, hài hòa, lưới điện truyền tải, đảm bảo vận hành ổn định hệ thống cần phải được nghiên cứu và xem xét cụ thể”, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nói.
Chính phủ đã có chủ trương cụ thể về triển khai nhập khẩu điện từ các nước trong khu vực. Nhiều biên bản ghi nhớ đã được ký giữa Việt Nam và các nước láng giềng để tăng khả năng nhập khẩu điện tới 2030. Tuy nhiên, quá trình triển khai nhập khẩu điện chưa đạt được kết quả như mong đợi, làm ảnh hưởng tới việc liên kết lưới điện.
Chính vì vậy, trong Đề án lần này, vấn đề liên kết lưới điện đã được Bộ Công Thương nghiên cứu kỹ lưỡng và đề xuất các giải pháp triển khai nhằm hiện thực hóa các chủ trương liên kết lưới điện của Chính phủ.
“Việc này không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của nước ta trong giai đoạn tới, quan trọng hơn là tạo ra sự liên kết mạnh giữa hệ thống điện Việt Nam và các nước trong khu vực, hướng tới thị trường điện cạnh tranh”, lãnh đạo Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Theo đúng kế hoạch, Bộ Công Thương sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ Đề án Quy hoạch điện VIII vào tháng 10/2020.
Tin liên quan
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu ước đạt 151,69 tỷ kWh
15:03 | 08/07/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Thu ngân sách nhà nước đạt 85,1 dự toán
Bổ nhiệm tân Cục trưởng Cục Hải quan Bắc Ninh Phạm Chí Thành
Xuất khẩu của TP Hồ Chí Minh tăng trưởng 10,2% so cùng kỳ
Xe ô tô trữ 10 biển số giả, vận chuyển hơn 6.000 bao thuốc lá lậu
TP Hồ Chí Minh nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics