Sai lầm chất chồng khiến nông, thuỷ sản đi Trung Quốc nhận “quả đắng”
Hạt điều ầm ầm vào Trung Quốc nhờ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung | |
Ngành cao su khốn khó khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung "leo thang" | |
Xuất khẩu sắn đối mặt cạnh tranh khốc liệt từ Thái Lan |
Trung Quốc không còn là thị trường "dễ tính" với nông, thuỷ sản Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Thanh |
5 nhận thức sai lầm
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 7, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 4,64 tỷ USD, giảm 7,9% so cùng kỳ năm 2018. Trong đó, nhiều mặt hàng trước đây có sự tăng trưởng đột biến đã sụt giảm không nhỏ như: Rau quả đạt 1,6 tỷ USD, giảm 8,1%; sắn và sản phẩm sắn đạt 466,3 triệu USD, giảm 9,6%; gạo đạt 159,4 triệu USD, giảm 67,5%; cà phê đạt 52,7 triệu USD, giảm 8,9%.
Về nguyên nhân xuất khẩu sụt giảm, phát biểu tại Hội nghị phát triển xuất khẩu nông, thuỷ sản sang thị trường Trung Quốc do Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT phối hợp tổ chức chiều nay 13/9, tại Hà nội, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đánh giá: Đó là do giảm nhu cầu tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung; đồng thời Trung Quốc dư thừa nguồn cung, tồn kho lớn với một số mặt hàng nông sản.
Ngoài ra, phía Trung Quốc tăng cường kiểm nghiệm, kiểm dịch, an toàn thực phẩm nhập khẩu; tăng cường quản lý hoạt động thương mại biên giới.
“Từ phía Việt Nam, nông, thuỷ sản chưa đáp ứng được tốt các yêu cầu như truy xuất nguồn gốc, quy cách đóng gói, bao bì nhãn mác… khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Doanh nghiệp còn thiếu thông tin, chưa chủ động nghiên cứu tìm hiểu chính sách thị hiếu, nhu cầu thị trường, cùng với đó Việt Nam vẫn duy trì tập quán làm ăn nhỏ lẻ, chưa bài bản, chính quy…”, ông Hải nhấn mạnh .
Dành khá nhiều thời gian để chia sẻ về câu chuyện xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc, bà Lê Hoàng Oanh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương) đánh giá: Thời gian qua, xuất khẩu nông, thuỷ sản sang Trung Quốc sụt giảm, chưa thích nghi được với những yêu cầu, điều kiện đặt ra từ phía Trung Quốc xuất phát mấu chốt từ nhận thức chưa đúng đắn về thị trường.
Thứ nhất, nhận thức Trung Quốc là thị trường “dễ tính”, từ đó sản xuất chạy theo số lượng, không quan tâm đến nhu cầu thị trường cụ thể ra sao. Một số mặt hàng nông sản như gạo, thanh long… được sản xuất ra với số lượng quá lớn nhưng chất lượng phẩm cấp thấp hoặc trung bình.
Thứ hai, nhận thức Trung Quốc là chợ biên giới. Vì vậy, khi sản xuất, nuôi trồng tạo ra sản phẩm là đem hàng lên biên giới chào bán. Nhiều khi hàng được đem chào bán trong tâm thế chưa biết bán cho ai ,đối tác hay người tiêu dùng cần loại hàng như thế nào. Khi không bán được, hàng hoá lại bị đem bán đổ bán tháo… Cần sản xuất theo quy hoạch, theo nhu cầu mùa vụ, xây dựng được kênh tiêu thụ phân phối…
Thứ ba, nhiều doanh nghiệp nhận thức xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là xuất khẩu tiểu ngạch, không quan tâm đến nhu cầu, các tiêu chuẩn. Sản phẩm nhiều khi được sử dụng bao bì nhãn mác tuỳ tiện, bọc lót thô sơ bằng rơm rạ. Doanh nghiệp cũng không quan tâm tìm hiểu xem mặt hàng đã được Trung Quốc nhập khẩu chính ngạch hay chưa mà vẫn đem hàng đi xuất khẩu, điển hình như trường hợp mặt hàng sầu giêng, thạch đen… “Chúng tôi cho rằng nên giảm xuất khẩu tiểu ngạch, tập trung xuất khẩu chính ngạch, đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc”, bà Oanh nói.
Thứ tư, một số doanh nghiệp nhận thức thương mại với Trung Quốc là thương mại biên giới. Hiện nay, thương mại biên giới chỉ chiếm khoảng 20-25% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc. Cần khẳng định rằng, thương mại với Trung Quốc không chỉ với các tỉnh biên giới là Vân Nam và Quảng Tây mà còn với cả 31 tỉnh, thành, khu tự trị của Trung Quốc. Do vậy, doanh nghiệp cần khai thách thêm tiềm năng thị trường, đa dạng hoá phương thức xuất nhập khẩu với Trung Quốc, đặc biệt là thương mại điện tử xuyên biên giới.
Thứ năm, nhận thức sai lầm còn là chính sách của Trung Quốc liên tục thay đổi. Thực tế có nhiều quy định được Trung Quốc đưa ra từ trước, chính sách nhập khẩu được Trung Quốc ban hành từ rất lâu. Các vấn đề như yêu cầu truy xuất nguồn gốc hàng hoá, đăng ký danh sách doanh nghiệp xuất khẩu… đã được cơ quan thương vụ phổ biến từ năm 2012 nhưng nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm. Suốt thời gian dài phụ thuộc xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc, doanh nghiệp chưa có thói quen quan tâm tìm hiểu. Doanh nghiệp cần nắm được và tuân thủ quy định nhập khẩu của Trung Quốc.
Làm tốt vẫn có “cửa”
Xung quanh câu chuyện nông, thuỷ sản đi Trung Quốc gặp khó, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) lại cung cấp những điểm sáng đáng chú ý. Theo đó, trong nửa đầu năm nay, các loại quả xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc tăng một cách đáng kể, đạt hơn 2,2 triệu tấn, tăng 676.500 tấn so với cùng kỳ năm trước.
Đến nay, Trung Quốc đã cho phép 9 loại quả tươi được xuất khẩu chính ngạch gồm: Thanh long, dứa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm và măng cụt. Phía Trung Quốc cũng đã cấp tổng số hơn 1.309 mã số vùng trồng trên 42 tỉnh thành và 1.435 mã số cơ sở đóng gói trên 32 tỉnh, thành cho 8 loại quả tươi.
“Xuất khẩu một số mặt hàng rau quả đã vượt, thậm chí tăng gấp 2 lần so với cả năm 2018 như vải đã xuất khẩu được 111.100 tấn (cả năm 2018 là 95.300 tấn); chuối đã xuất khẩu được 257.240 tấn (năm 2018 là 128.500 tấn); dưa hấu đã xuất khẩu được 311.789 tấn (năm 2018 là 306.273 tấn). Con số này cho thấy, nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thị trường Trung Quốc, nông sản của Việt Nam vẫn còn rất nhiều dư địa để đẩy mạnh xuất khẩu”, ông Hòa nói.
Lối nào cho xuất khẩu nông, thuỷ sản sang Trung Quốc thời gian tới? Trả lời câu hỏi này, ông Trần Thanh Hải cho rằng: Để chiếm lĩnh thị trường này, cần quy hoạch và định hướng lại sản xuất để tạo ra chuỗi giá trị thông suốt. Ngành chức năng và các địa phương cần hướng dẫn đầy đủ các quy định, tiêu chuẩn mới của thị trường Trung Quốc; đồng thời đẩy mạnh đàm phán, mở rộng thị trường, định hướng đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch.
“Phải nhìn nhận, những thay đổi của thị trường Trung Quốc là xu thế tất yếu để hướng đến sự kiểm soát đồng bộ về chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc. Dù sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng tôi tin đây sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp Việt chuyển mình, tự đổi mới để thích ứng với những đòi hỏi mới của thị trường”, ông Hải nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá: Với dân số đông, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, Trung Quốc sẽ là một thị trường siêu khổng lồ nếu Việt Nam biết đáp ứng các yêu cầu mới của phía bạn.
“Những thay đổi từ phía thị trường này cho thấy đã đến lúc chúng ta phải thay đổi tư duy, đừng coi Trung Quốc là một thị trường dễ tính, đừng giữ mãi thói quen xuất khẩu tiểu ngạch bởi chính sách kiểm soát nhập khẩu của họ là nhất thể hóa theo chính ngạch. Nhìn từ bài học xuất khẩu vải của Bắc Giang, nhãn của Sơn La hay Hưng Yên, nếu làm chuẩn, đồng bộ, đáp ứng tốt yêu cầu của họ, chúng ta sẽ thắng”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Tin liên quan
Trái cây Việt Nam có cơ hội đi sâu hơn nữa vào thị trường Trung Quốc
10:13 | 09/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Hải quan Hải Phòng làm thủ tục 250 nghìn tờ khai trong tháng 8
Nhiều cảng ở Hải Phòng hoạt động trở lại sau bão số 3
Trái cây Việt Nam có cơ hội đi sâu hơn nữa vào thị trường Trung Quốc
Chế độ doanh nghiệp ưu tiên là sự hỗ trợ tuyệt vời đối với hoạt động XNK của Phúc Sinh
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics