Sau năm 2025 sẽ áp dụng bắt buộc chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam
Mục tiêu chung của Đề án là hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tài chính, kế toán; tạo dựng công cụ quản lý hiệu lực, hiệu quả cho công tác quản trị, điều hành tại doanh nghiệp cũng như việc quản lý, giám sát của cơ quan chức năng Nhà nước trong giai đoạn mới, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Đồng thời, Đề án sẽ góp phần nâng cao tính minh bạch, hiệu quả của các thông tin tài chính, nâng cao trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp, bảo vệ môi trường kinh doanh, bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với khu vực và thế giới.
Bộ Tài chính cũng đặt ra mục tiêu cụ thể áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam bao gồm 2 nội dung: Xây dựng phương án, lộ trình và công bố, hỗ trợ áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam cho từng nhóm đối tượng cụ thể được xác định, phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm mục đích nâng cao tính minh bạch, trung thực của báo cáo tài chính, nâng cao trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp đối với người sử dụng báo cáo tài chính.
Cùng với đó là ban hành mới và tổ chức thực hiện hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam (VFRS) theo nguyên tắc tiếp thu tối đa thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc thù của nền kinh tế Việt Nam và nhu cầu của doanh nghiệp, đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực hiện.
Về lộ trình áp dụng, Bộ Tài chính hoạch định rõ. Giai đoạn chuẩn bị (2020 – 2021): Đến trước tháng 12/2020 hoàn thành bản dịch chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế sang tiếng Việt. Đến trước tháng 3/2021 ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản qui phạm pháp luật phù hợp với công bố bản dịch. Đến trước 15/11/2021, ban hành văn bản qui phạm pháp luật về cách thức áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và một số cơ chế tài chính liên quan đến áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Trong giai đoạn này, tiến hành song song thực hiện đào tạo nhân lực và triển khai cho các doanh nghiệp.
Giai đoạn 1 (2022 – 2025) sẽ áp dụng tự nguyện, tức là áp dụng cho các doanh nghiệp có nhu cầu và đủ nguồn lực, bao gồm các doanh nghiệp lập báo cáo tài chính hợp nhất là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước qui mô lớn hoặc có khoản vay được tài trợ bởi các định chế tài chính quốc tế, công ty mẹ niêm yết, công ty đại chúng qui mô lớn chưa niêm yết... doanh nghiệp lập báo cáo tài chính riêng là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là công ty con của công ty mẹ ở nước ngoài.
Giai đoạn 2 (sau năm 2025) sẽ áp dụng bắt buộc. Cụ thể, đối với Báo cáo tài chính hợp nhất, trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế của giai đoạn 1, Bộ Tài chính căn cứ nhu cầu, khả năng sẵn sàng của các doanh nghiệp và tình hình thực tế, quy định phương án, thời điểm bắt buộc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế để lập báo cáo tài chính hợp nhất cho từng nhóm doanh nghiệp thuộc các đối tượng gồm công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước, công ty mẹ là công ty niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết, công ty mẹ quy mô khác.
Các công ty mẹ khác không thuộc đối tượng bắt buộc áp dụng nêu trên có nhu cầu và đủ nguồn lực, thông báo cho Bộ Tài chính trước khi tự nguyện áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế để lập báo cáo tài chính hợp nhất.
Đối với báo cáo tài chính riêng, trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế của giai đoạn 1, Bộ Tài chính căn cứ nhu cầu, khả năng sẵn sàng của các doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và tình hình thực tế, quy định phương án, thời điểm áp dụng bắt buộc hoặc áp dụng tự nguyện chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế để lập báo cáo tài chính riêng cho từng nhóm đối tượng, đảm bảo tính hiệu quả và khả thi.
Về phương án xây dựng, ban hành và áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam, Bộ Tài chính quy định như sau: Giai đoạn chuẩn bị (2020 – 2024). Giai đoạn triển khai áp dụng (từ năm 2025) áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, thành phần kinh tế hoạt động tại Việt Nam, trừ đối tượng áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, doanh nghiệp siêu nhỏ.
Trong quá trình triển khai thực hiện, Bộ Tài chính thường xuyên rà soát lại chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam, cập nhật những thay đổi của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế để đảm bảo chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam phù hợp ở mức độ cao nhất với thông lệ quốc tế.
Tin liên quan
Mỗi tháng có hơn 20,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động
20:46 | 06/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
WB: Việt Nam trong top 10 về hiệu quả hoạt động
15:47 | 06/10/2024 Kinh tế
Vai trò của bảo hiểm trở nên quan trọng hơn qua khắc phục hậu quả bão lũ
14:33 | 06/10/2024 Tài chính
Sửa đổi Biểu thuế xuất, nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2022-2027
14:35 | 06/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Kiểm tra, rà soát phân loại mặt hàng đồng xuất khẩu
16:31 | 04/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Miễn kiểm tra an toàn thực phẩm, chất lượng với hàng nhập khẩu khắc phục thiên tai
17:00 | 03/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
4 loại ô tô công trong danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia
15:20 | 02/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng ECU của xe máy phù hợp phân loại vào nhóm 8537
10:34 | 02/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Cần quản lý chặt hàng hóa miễn thuế
08:54 | 02/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hàng nhập khẩu không đáp ứng điều kiện bị tịch thu có được hoàn thuế?
14:15 | 01/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng dây rút bằng giấy fibre strap phù hợp phân loại vào nhóm 4823
15:24 | 30/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ Y tế đồng tình tăng thuế để giảm tác hại của rượu, bia, thuốc lá
06:10 | 29/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính sách hoàn thuế hàng nhập khẩu phái tái xuất
10:29 | 27/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Kê khai hải quan mặt hàng điện nhập khẩu
16:26 | 26/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn xuất nhập khẩu các sản phẩm chứa tiền chất Formic Acid
15:52 | 26/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất giảm 15 đến 30% tiền thuê đất năm 2024 cho người bị ảnh hưởng bão số 3
14:45 | 26/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
bawns cas h5
Tin mới
Mỗi tháng có hơn 20,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc ấn tượng
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng
Hải quan Dinh Bà phối hợp bắt đối tượng ôm hơn 4 kg ma túy bơi từ Campuchia về Việt Nam
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics