Siết quản lý, sử dụng tài sản công - Bài 3: Quy trách nhiệm người đứng đầu khi có thất thoát, lãng phí tài sản công
Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tân Thịnh- Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính để làm rõ hơn về những nội dung này.
Hiện nay, việc các cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng TSC chưa thực sự chặt chẽ, tiết kiệm vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi. Trong dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi), Chính phủ có đề xuất thêm những quy định mới để ngăn chặn thất thoát, lãng phí không, thưa ông?
Ngăn chặn thất thoát, lãng phí là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong việc sửa Luật lần này. Để thực hiện mục tiêu đó, trong dự thảo đã đưa ra khá nhiều quy định để đảm bảo việc quản lý, sử dụng TSC chặt chẽ hơn.
Trước tiên, dự thảo Luật mở rộng phạm vi điều chỉnh, thay vì chỉ điều chỉnh một nhóm tài sản trong đơn vị hành chính sự nghiệp như hiện hành thì nay chúng tôi dự kiến đưa vào điều chỉnh tất cả các loại TSC khác theo Hiến pháp năm 2013. Việc quy định như trên nhằm đàm bảo nguyên tắc tất cả TSC đều được điều chỉnh bởi pháp luật, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ.
Bên cạnh đó, TSC quy định tại dự Luật này được giải thích theo hướng làm rõ những đặc tính cơ bản của TSC về chế độ sở hữu, quyền quản lý, quyền đại diện chủ sở hữu, nguồn gốc hình thành và những loại tài sản chủ yếu, từ đó tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý, sử dụng TSC.
Một nội dung nữa nhằm nâng cao hiệu lực thi hành Luật trong thực tế, dự thảo Luật lần này đề xuất nâng thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức đối với một số tài sản lớn, quan trọng như: Cơ sở làm việc, xe ô tô từ Thủ tướng Chính phủ lên Chính phủ, đồng thời bổ sung 2 nội dung quan trọng là nguyên tắc ban hành tiêu chuẩn, định mức và trách nhiệm kiểm tra tuân thủ.
Cụ thể, việc ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSC phải đảm bảo các nguyên tắc như đúng thẩm quyền, phù hợp với chức năng nhiệm vụ và đặc biệt là tuân theo quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Khi đó, các cơ quan đơn vị phải đánh giá tác động, phải đăng tải công khai để xin ý kiến rộng rãi, có thẩm định, có tham vấn trước khi trình cấp có thẩm quyền ban hành. Trong dự thảo cũng nêu rõ mức giá trong tiêu chuẩn, định mức đã phải bao gồm các loại thuế, phí theo quy định của pháp luật. Nếu khi mua sắm được miễn các loại thuế, phí thì phải tính đủ thuế được miễn vào giá để tránh lợi dụng việc mua sắm tài sản được miễn thuế để trục lợi.
Về trách nhiệm, để đảm bảo việc đầu tư xây dựng, mua sắm, quản lý, sử dụng TSC được tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn, định mức, dự thảo quy định về trách nhiệm kiểm tra việc tuân thủ các tiêu chuẩn, định mức này cho cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản. Cùng với đó, cơ quan quản lý TSC chung có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và mọi vi phạm đều phải được xử lý kịp thời. Việc kiểm tra này được thực hiện trong toàn bộ quy trình đầu tư, mua sắm, sử dụng, xử lý TSC. Đây là một trong những quy định quan trọng nhất trong việc đảm bảo thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức, góp phần vào thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí.
Dự thảo Luật cũng quy định rõ hơn các nhóm hành vi vi phạm bị nghiêm cấm trong sử dụng TSC gồm: Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt TSC dưới mọi hình thức; đầu tư, xây dựng, mua sắm, thuê, giao, sử dụng TSC không đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ; sử dụng hoặc không sử dụng tài sản được giao gây lãng phí; sử dụng TSC để kinh doanh trái pháp luật; sử dụng TSC vào mục đích, sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết không phù hợp với mục đích sử dụng của tài sản được đầu tư, xây dựng, mua sắm, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước giao; hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng TSC; chiếm đoạt, sử dụng trái phép TSC; thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng TSC; không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ trong quản lý, sử dụng TSC,...
Luật hiện hành đã có quy định những hành vi bị cấm nhưng chúng tôi muốn quy định rõ hơn, cụ thể hơn về các hành vi và bổ sung thêm một số hành vi khác cho phù hợp với thực tế và yêu cầu quản lý mới. Kèm theo các hành vi bị cấm thì trong dự án Luật cũng đưa ra những hình thức xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng TSC.
Đặc biệt, dự thảo Luật cũng yêu cầu tất cả các loại TSC đều phải đăng nhập vào Hệ thống thông tin về TSC để cơ quan quản lý các cấp có thể nắm bắt được hiện trạng, cơ cấu, tình hình quản lý, sử dụng và biến động của TSC làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, tổ chức đầu tư xây dựng, mua sắm và xử lý tài sản. Khi các cấp quản lý có thông tin đầy đủ về TSC sẽ phát hiện kịp thời và hạn chế được tình trạng các cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vượt tiêu chuẩn định mức hoặc sai công năng, công dụng của tài sản.
Ông vừa nhắc đến việc xử lý khi xảy ra vi phạm trong quản lý, sử dụng TSC. Xin ông cho biết cụ thể nội dung này có gì khác giữa dự thảo Luật và hiện hành?
Nội dung này có 2 điểm đặc biệt so với Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước hiện hành. Thứ nhất, khi có hành vi vi phạm mà gây thiệt hại thì trước hết là phải bồi hoàn cho Nhà nước. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng TSC còn bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng TSC có trách nhiệm giải trình và phải chịu trách nhiệm liên đới nếu để xảy ra vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng TSC trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. Tùy theo mức độ, người đứng đầu cũng có thể bị kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Các hình thức xử lý vi phạm cụ thể thì được chiếu theo Bộ Luật Hình sự, Luật Cán bộ công chức, viên chức và các Nghị định của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính.
Vậy còn việc giám sát của cộng đồng đối với công tác quản lý, sử dụng TSC. Trong dự thảo có quy định cụ thể nội dung này không, thưa ông?
Đương nhiên là phải có. Cộng đồng là một công cụ giám sát hữu hiệu nhất trong quá trình quản lý, sử dụng TSC. Trong dự thảo, chúng tôi có đưa ra quy định cụ thể về nội dung, nguyên tắc và hình thức công khai đối với TSC để người dân, cộng đồng được biết.
Để bảo đảm quy định về công khai đi vào thực chất, ngoài chức năng kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, dự thảo bổ sung quy định giám sát của cộng đồng đối với TSC thông qua Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể. Việc giám sát tập trung vào các nội dung như: việc chấp hành các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng TSC; tình hình quản lý, sử dụng TSC và việc thực hiện công khai TSC. Việc giám sát của cộng đồng được thực hiện theo 3 hình thức là nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực quản lý, sử dụng TSC liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tổ chức đoàn giám sát và tham gia đoàn giám sát với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Trong quá trình xây dựng dự án Luật, nhiều ý kiến tham gia với ban soạn thảo rằng nội dung này không mới vì trong Luật hiện hành vẫn trao quyền giám sát mọi hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước trong đó có TSC cho người dân. Tuy nhiên, những quy định như trên được nêu trong dự thảo là vấn đề mới với những thiết chế cụ thể, cách thức cụ thể, nội dung cụ thể tách biệt, sẽ tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ cho việc giám sát và tạo điều kiện nhiều hơn cho người dân, Mặt trận Tổ quốc cũng như các đoàn thể thực hiện việc này.
Đó là những quy định mới được đề xuất ra nhằm quản lý chặt chẽ hơn. Còn triển khai sau khi dự Luật được thông qua thì sao, liệu có thể đẩy lùi thất thoát, lãng phí trong thực tế không, thưa ông?
Đúng là những nội dung nói trên chỉ là các quy định trong văn bản vi phạm pháp luật, còn để đẩy lùi được tình trạng thất thoát, lãng phí trong quản lý, sử dụng TSC hay không thì quan trọng nhất vẫn là công tác tổ chức thực hiện của các bộ, ngành, địa phương, đơn vị; là ý thức trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan trực tiếp được giao quản lý, sử dụng TSC và công tác thanh tra kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm. Luật chỉ tạo cơ sở pháp lý để quản lý, sử dụng TSC sao cho hiệu quả, tiết kiệm.
Sau khi dự Luật được Quốc hội thông qua, chúng ta sẽ phải chú trọng công tác tuyên truyền đầy đủ và thường xuyên đến các đối tượng để công tác tổ chức thực hiện đạt được hiệu quả như mong muốn.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
21:17 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
08:41 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics