Sự trở lại của Nghị quyết 02: Kỳ vọng nhiều về cải cách môi trường kinh doanh
Cần tăng tốc cải cách môi trường kinh doanh và thực thi thực chất để củng cố niềm tin và tạo động lực kinh doanh cho doanh nghiệp. Ảnh minh họa: PHẠM HÙNG |
Bất cập kéo dài gần 7 năm
Ngày 24/1/2024 Tổng cục Hải quan ban hành Chỉ thị 371/CT-TCHQ về việc đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu NSNN năm 2024. Theo đó, năm 2024, ngành Hải quan tiếp tục đặt mục tiêu đẩy mạnh CCHC, đảm bảo triển khai có hiệu quả Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021-2030, triển khai đồng bộ và toàn diện từ công tác cải cách thể chế, CCTTHC đến xây dựng và phát triển Hải quan điện tử, Hải quan số, góp phần phát triển kinh tế- xã hội và đáp ứng yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực hải quan. Tiếp tục thực hiện khẩn trương, nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, đặc biệt các nhiệm vụ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2024; Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024. Xây dựng và hoàn thiện Hải quan số, cơ quan Hải quan phục vụ, lấy người dân và DN làm trung tâm, nâng cao hiệu quả hoạt động toàn Ngành thông qua các công cụ số hoá, góp phần đổi mới phương thức làm việc; xác định ứng dụng CNTT là công cụ hữu hiệu hỗ trợ, thúc đẩy, CCHC trong lĩnh vực hải quan; nâng cao hiệu suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan Hải quan và chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân và DN... |
Chia sẻ về những khó khăn DN đang gặp phải trong việc thực hiện các quy định, thủ tục hành chính (TTHC), đại diện cho DN ngành lương thực thực phẩm, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TPHCM cho biết, một trong số các quy định ảnh hưởng kéo dài và nặng nề nhất đến DN thực phẩm đó là vướng mắc tại Nghị định 09/2016/NĐ-CP của Chính phủ về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Bất cập này đã kéo dài dai dẳng gần 7 năm, kể từ năm 2017 đến nay và các DN ngành lương thực thực phẩm đã và đang từng ngày phải chịu đựng rất nhiều khó khăn, tổn thất từ việc yêu cầu bắt buộc tất cả các DN phải bổ sung iot vào muối và bổ sung sắt, kẽm vào bột mỳ dùng trong chế biến thực phẩm. Yêu cầu này đang đi ngược lại nguyên tắc quản lý rủi ro, không đúng với các khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, thiếu hiệu quả và không phù hợp với quốc tế; đặc biệt quy định này thậm chí gây nguy hiểm sức khỏe khi bắt tất cả những người đủ hoặc thừa vi chất phải ăn thực phẩm bổ sung vi chất, gây tốn kém và rất nhiều khó khăn cho DN sản xuất – chế biến thực phẩm.
Tại Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định 09 theo hướng: bãi bỏ quy định “muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường iốt” và bãi bỏ quy định “Bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm”. Thay vào đó, chỉ nên khuyến khích DN chế biến thực phẩm sử dụng. Ngày 26/6/2018, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch số 618 sửa đổi Nghị định 09, nhưng đến nay, Bộ Y tế vẫn chưa triển khai việc sửa đổi Nghị định này.
“Việc Bộ Y tế trì hoãn và kéo dài việc sửa đổi đã gây cho DN rất nhiều tổn thất, không chỉ bằng tiền bạc, thời gian mà trong nhiều trường hợp mất cả thị trường xuất khẩu, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một ngành hàng. Với ngành lương thực thực phẩm nếu không có một chính sách pháp luật đồng bộ, nhất quán từ Chính phủ để hỗ trợ DN trong nước giảm bớt áp lực, yên tâm phát triển thì sợ rằng chúng ta sẽ mất mát rất lớn, khi xu hướng chuyển nhượng, hợp tác này ngày càng gia tăng trong thời gian tới”, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TPHCM cho biết thêm.
Vì vậy, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TPHCM cho rằng, đã đến lúc cần thay đổi cách thức thực hiện cải cách, bổ sung thêm cơ chế giám sát, xử lý người thực hiện cải cách thể chế, cải thiện MTKD quốc gia để tạo ra kết quả đột phá. Bởi thực tế, các quy định về kỷ luật công vụ và trách nhiệm người đứng đầu bộ, ngành trong việc thực thi nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng giao còn khá hời hợt, chưa cụ thể dẫn đến nhiều quy định bất cập, tác động rất lớn đến DN. Mặc dù đã được Chính phủ chỉ đạo xử lý trong nhiều năm nhưng đến nay, tình trạng này vẫn kéo dài, chưa được giải quyết dứt điểm.
Cần sớm có hướng dẫn cụ thể
Đứng ở góc nhìn của DN, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký, Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết thêm, ở nhiều lĩnh vực ngành nghề, những vướng mắc mà DN phản ánh chưa được xem xét. Thậm chí, đang trong quá trình rà soát cắt giảm các văn bản hiện hành, có hiện tượng các văn bản đang soạn thảo lại bổ sung rào cản mới.
Dẫn chứng về vấn đề trên, theo ông Đậu Anh Tuấn, hàng loạt DN phản đối quy định công bố hợp quy sản phẩm thuốc thú y vì gây gánh nặng chi phí kinh doanh rất lớn, trong khi hiệu quả quản lý không lớn, không giúp được việc kiểm soát chất lượng thuốc thú y và không đúng thông lệ quốc tế. Tuy vậy, đến nay, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật vẫn chưa đang chờ sửa. Hay trong lĩnh vực vận tải, Nghị định 10/2020/NQ-CP ngày 17/1/2020 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô yêu cầu DN vận tải hành khách hợp đồng phải cung cấp tối thiểu nội dung hợp đồng vận chuyển đến Sở Giao thông vận tải bằng email trước mỗi chuyến đi. Tuy nhiên, mỗi ngày DN có hàng trăm chuyến đi, việc yêu cầu cung cấp thông tin như trên tạo nên chi phí tuân thủ rất lớn. Từ phía cơ quan quản lý cũng khó có thể quản lý khi mỗi ngày nhận được hàng trăm email.
Đại diện Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) cũng kiến nghị các cơ quan quản lý cần sớm có hướng dẫn cụ thể để triển khai Nghị quyết 02 vào cuộc sống. Đơn cử, về vấn đề thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), Nghị quyết 02/NQ-CP nêu rõ, DN được thực hiện kết hợp cả hình thức tự tái chế và nộp tiền hỗ trợ tái chế trong cùng năm cho cùng một loại bao bì, sản phẩm thải bỏ; nộp đóng góp tái chế trên cơ sở quyết toán theo số lượng thực tế khi kết thúc năm và thời hạn nộp đến hết quý 1 của năm tiếp theo; các cơ quan quản lý có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất chính sách ưu đãi đối với bao bì thân thiện với môi trường hoặc sử dụng vật liệu tái chế... Nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có hướng dẫn thực hiện nhằm tháo gỡ các vướng mắc về EPR cho DN như tinh thần quyết liệt mà Chính phủ đã đề ra.
Ông Quách Hào Hiệp, Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Thuế: Tổng cục Thuế đã xây dựng kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết số 02 Chính phủ theo đó, sẽ tập trung vào nâng cao chất lượng phục vụ người dân, DN trong thực hiện TTHC, dịch vụ công. Tiếp tục thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, quy định kinh doanh. Đồng thời, tăng cường các biện pháp kịp thời tháo gỡ các vướng mắc về hoàn thuế GTGT; giải quyết hoàn thuế GTGT kịp thời cho DN, người nộp thuế...; rà soát, báo cáo về chính sách thuế đối với hoạt động chế biến thủy sản nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về thuế thu nhập DN. Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục thực hiện rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định đến hoạt động kinh doanh theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ; đẩy mạnh thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP, Nghị định số 107/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Về kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2024 của Tổng cục Thuế, Tổng cục Thuế sẽ triển khai 3 kế hoạch gồm: Kế hoạch xây dựng dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2024 (Nghị định sửa đổi Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ; Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 132/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với DN có giao dịch liên kết; Thông tư hướng dẫn thi hành Khoản 4 Điều 22 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý Khu công nghiệp và Khu kinh tế...); Kế hoạch rà soát, đánh giá các TTHC trong lĩnh vực thuế; tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 104/NQ-CP về việc đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng của Bộ Tài chính. Ông Nguyễn Thi, Vụ Pháp chế (Bộ Tài nguyên & Môi trường): Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ triển khai những đề xuất nhằm hoàn thiện quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) để thực hiện Nghị quyết 02 của Chính phủ như: làm rõ đối tượng có trách nhiệm EPR (nhà sản xuất, nhập khẩu quy định tại khoản này là tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về chất lượng và ghi nhãn sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa); làm rõ việc xác định tỷ lệ tái chế bắt buộc là theo khối lượng sản phẩm, bao bì sản xuất, nhập khẩu được đưa ra thị trường; quy định việc công bố danh sách thuận lợi hơn cho nhà tái chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường công khai danh sách các đơn vị tái chế sản phẩm, bao bì có giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần trên hệ thống thông tin EPR quốc gia; công bố danh sách các tổ chức đáp ứng quy định tại khoản 5 Điều này để nhà sản xuất, nhập khẩu biết, lựa chọn); quy định bên được uỷ quyền rõ ràng về vai trò; tạo thuận lợi trong tái chế; đăng ký kế hoạch và báo cáo kết quả tái chế; DN chỉ phải nộp tiền một lần vào trước 20/10; hệ thống thông tin EPR quốc gia. Xuân Thảo (ghi) |
Tin liên quan
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
Hải quan TP Hồ Chí Minh đồng hành cùng doanh nghiệp đưa đầu tàu kinh tế của cả nước không ngừng phát triển
20:03 | 10/09/2024 Hải quan
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
21:07 | 09/09/2024 Kinh tế
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
19:10 | 09/09/2024 Kinh tế
Dệt may kiên trì vượt khó, đón cơ hội từ thị trường
14:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Trái cây Việt Nam có cơ hội đi sâu hơn nữa vào thị trường Trung Quốc
10:13 | 09/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Viettel khắc phục gián đoạn thông tin tại các tỉnh miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng lũ lụt
Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
Tiếp tục lấy ý kiến về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics