“Tái chế” thúc đẩy xuất khẩu
Trong chia sẻ mới đây, đại diện một doanh nghiệp chuyên về sản xuất, xuất khẩu nhựa cho biết, những sửa đổi gần đây của thị trường châu Âu (EU) là đưa ra tỷ lệ thành phần tái chế đối với chai nước uống bằng nhựa và bao bì vào năm 2030. Thậm chí những yêu cầu này có thể kéo dài đến năm 2040.
Vì thế, công tác tái chế phế liệu nhựa là điều kiện để hướng đến kinh tế tuần hoàn, thậm chí là “giấy thông hành” cho sản phẩm xuất khẩu. Song nghịch lý là theo thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường và Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, mỗi năm nước ta có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường, nhưng nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp nhựa và tái chế của Việt Nam lại phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu từ nước ngoài.
Mới đây, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường đã đưa ra quy định, doanh nghiệp không được nhập khẩu phế liệu nhựa để làm nguyên liệu sản xuất ra hạt nhựa tái chế kể từ ngày 31/12/2024. Tuy nhiên, trên cơ sở ý kiến của các doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay, quy định này chưa phù hợp, có thể khiến doanh nghiệp mất nhiều đơn hàng xuất khẩu vì không đáp ứng đủ tỷ lệ nhựa tái chế theo yêu cầu của nhà nhập khẩu ở các nước phát triển.
Do vậy, VCCI đề nghị, quy định này cần được cân nhắc đến sự phát triển của ngành với quá trình tham vấn đầy đủ và lộ trình chuyển đổi dài hạn đi cùng với sự phát triển của hệ thống thu gom, tái chế trong nước.
Còn đối với các doanh nghiệp, trong bối cảnh nước ta có thể tiến tới hạn chế dần việc nhập khẩu phế liệu nhựa thì nên tìm cách đầu tư vào khâu tái chế, dù còn nhiều thách thức về công nghệ và chi phí nhưng muốn đi đường dài thì phải có chiến lược bài bản, từ việc truyền thông nâng cao nhận thức về phân loại rác thải cho đến việc đưa ra những quy định cụ thể về tiêu chuẩn, chất lượng liên quan đến tái chế cho sản phẩm. Đồng thời, các cơ quan quản lý cũng cần ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đầu tư cho tái chế phù hợp theo xu hướng quốc tế.
Tin liên quan
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
14:03 | 18/09/2024 Xuất nhập khẩu
Hải quan Hải Phòng thu ngân sách đạt gần 73% chỉ tiêu năm
13:53 | 17/09/2024 Hải quan
Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD
10:32 | 17/09/2024 Xuất nhập khẩu
'Phông bạt'
07:41 | 17/09/2024 Người quan sát
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
15:51 | 13/09/2024 Người quan sát
Chung tay giúp dân vùng lũ
16:10 | 10/09/2024 Người quan sát
Trái cây Việt thêm ngọt
07:59 | 02/09/2024 Người quan sát
Sách giáo khoa giả
07:40 | 27/08/2024 Người quan sát
Chấn chỉnh công tác đấu giá đất
20:15 | 24/08/2024 Người quan sát
CPTPP tròn 5 tuổi
07:25 | 23/08/2024 Người quan sát
Thiếu giáo viên trước thềm năm học mới
08:50 | 21/08/2024 Người quan sát
Thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư
05:11 | 18/08/2024 Người quan sát
Tôn vinh phở, mỳ Quảng...
10:24 | 14/08/2024 Người quan sát
Luật chờ Nghị định...
08:21 | 10/08/2024 Người quan sát
Quản lý chặt chẽ hóa chất cực độc
15:00 | 06/08/2024 Người quan sát
Xe buýt điện
07:26 | 04/08/2024 Người quan sát
Tin mới
Nhập khẩu hơn 8.000 ô tô trong nửa đầu tháng 9
Nghệ An: Hải quan – Biên phòng phối hợp bắt giữ 104 vụ vi phạm
Hiệu quả công tác phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng với Hải quan BR-VT và Đồng Nai
Tạm hoãn xuất cảnh một giám đốc người nước ngoài
Đối phó với tình hình kinh tế bất ổn, vàng được hưởng lợi?
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform