Tài trợ thương mại - công cụ kích thích kinh tế
Giới chuyên gia nhận định chính khoảng cách giữa thương mại và tài trợ thương mại đang gây ra cản trở đối với các nền kinh tế đang phát triển.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi các quốc gia đạt được mức tăng trưởng cao bền vững và giảm nghèo đáng kể, trong những thập kỷ gần đây, có được phần lớn thành công là nhờ thương mại quốc tế. Thực tế ít được chú ý là nếu không có tài trợ thương mại - vốn lưu động cho các nhà xuất khẩu và nhập khẩu giúp giảm thiểu rủi ro thanh toán vốn có trong các giao dịch quốc tế - thương mại xuyên biên giới sẽ giảm xuống mức nhỏ giọt.
Một lý do khiến tài trợ thương mại bị bỏ qua là ở các nền kinh tế tiên tiến, nó luôn sẵn có với giá cả phải chăng. Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp của các nước thu nhập thấp, nơi các ngân hàng nước ngoài ít muốn hoạt động trong thời điểm thuận lợi nhất. Trong bối cảnh thắt chặt các yêu cầu pháp lý – liên quan đến an toàn vốn, rửa tiền và thực thi lệnh trừng phạt – sức hấp dẫn của các thị trường này ngày càng giảm đi. Kết quả là khả năng tiếp cận tài trợ thương mại không đồng đều giữa các quốc gia và doanh nghiệp.
Khi các công ty ở Tây Phi tìm cách tiếp cận tài trợ thương mại, lãi suất mà họ phải trả cao hơn nhiều so với lãi suất chính sách địa phương. Theo ước tính của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), các nền kinh tế thị trường mới nổi và đang phát triển có khoảng cách giữa cung và cầu về tài trợ thương mại khoảng 2.500 tỷ USD. Khoảng cách lớn nhất được quan sát thấy trong các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) cũng như các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo.
Thu hẹp khoảng cách thương mại – tài trợ sẽ không chỉ mang lại lợi ích lớn cho thương mại toàn cầu mà còn giúp các nước tạo việc làm, giảm nghèo và đảm bảo khả năng tiếp cận những hàng hóa quan trọng như thực phẩm và thuốc men. Các nhà kinh tế của WTO ước tính rằng việc tăng phạm vi tài trợ thương mại từ 25% lên 40% (kịch bản hoàn toàn thực tế) sẽ làm tăng dòng chảy thương mại hàng năm trung bình thêm 8%. Khi các MSME và những đối tượng khác được tiếp cận với mạng lưới sản xuất và thương mại toàn cầu, thúc đẩy tăng trưởng và việc làm, thương mại thế giới sẽ trở nên đa dạng, năng động và toàn diện hơn về mặt xã hội.
Để có thêm tài trợ thương mại cho những người có nhu cầu, cần có 3 thay đổi chính. Đầu tiên là thúc đẩy sự hiểu biết chi tiết hơn về hệ sinh thái tài trợ thương mại ở các nền kinh tế thị trường mới nổi và đang phát triển. Hai là tăng cường hỗ trợ thương mại ở các nước thu nhập thấp thông qua tài trợ và bảo lãnh. Thứ ba là việc tích hợp các nhà sản xuất địa phương vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tại nhiều nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, thương mại chuỗi cung ứng chiếm một nửa tổng thương mại toàn cầu và 2/3 thương mại quốc tế. Tuy nhiên, chúng lại chỉ chiếm 2% nguồn tài trợ thương mại sẵn có. Điều này có nghĩa rằng các nhà sản xuất địa phương cấp thấp hơn ở những thị trường chưa được giám sát phải chịu áp lực tài chính đáng kể khi họ giao dịch.
Thương mại và tài trợ chuỗi cung ứng đã âm thầm thúc đẩy mức tăng trưởng to lớn về mức sống trong những thập kỷ gần đây. Chỉ với một vài thay đổi quan trọng, nó có thể giúp nhiều nền kinh tế cất cánh hơn, mang lại sự thúc đẩy sinh kế của người dân và nền kinh tế toàn cầu.
Tin liên quan
Dư địa để đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm vẫn còn khá nhiều
14:06 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 7% là khả thi
09:02 | 08/10/2024 Kinh tế
Nhật Bản và Trung Quốc thúc đẩy toàn diện quan hệ chiến lược cùng có lợi
09:49 | 10/10/2024 Nhìn ra thế giới
Châu Âu đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng số
09:49 | 10/10/2024 Nhìn ra thế giới
Công nghệ đột phá thúc đẩy chuyển đổi ngành Hải quan: Bài học từ Hội thảo WCO tại Jakarta
16:00 | 09/10/2024 Hải quan thế giới
Liên minh châu Âu đề xuất số hóa hộ chiếu và thẻ căn cước
11:50 | 09/10/2024 Nhìn ra thế giới
RCEP - Cơ hội vàng để nâng cao vị thế ASEAN
08:00 | 09/10/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Đông bên bờ vực của cuộc chiến dầu mỏ
10:00 | 08/10/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan phá vụ buôn lậu 240 kg cocaine
09:55 | 08/10/2024 Hải quan thế giới
Trung Quốc ngừng mua vàng dự trữ tháng thứ năm liên tiếp
08:00 | 08/10/2024 Nhìn ra thế giới
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc có thể là thể chế tiếp theo hạ lãi suất
08:36 | 07/10/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức có thể suy thoái năm thứ 2 liên tiếp
08:31 | 07/10/2024 Nhìn ra thế giới
Lào tăng cường đảm bảo an ninh cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45
09:20 | 06/10/2024 Nhìn ra thế giới
Thách thức chờ đón tân Tổng thư ký NATO
06:44 | 06/10/2024 Nhìn ra thế giới
Cục diện "khó lường" ở Trung Đông
08:57 | 05/10/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Kiên Giang có tân nữ Phó Cục trưởng
Công an TPHCM điều tra vụ tàng trữ thuốc lá lậu quy mô lớn
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 82 phát hành ngày 11/10/2024
Việt Nam – Australia chia sẻ kinh nghiệm xây dựng sàn giao dịch tín chỉ carbon
Sửa đổi các vấn đề cần thiết, cấp bách trong lĩnh vực tài chính, ngân sách
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics