Tận dụng cơ chế xác định trước để giảm thiểu rủi ro
Đã có khung pháp lý
Các DN, đặc biệt là DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hiện đang rất quan tâm đến cơ chế xác định trước khi Việt Nam đã có khung pháp lý quy định rõ ràng về vấn đề này, với mong muốn giảm thiểu rủi ro đối với hàng hóa XNK. Theo các chuyên gia, cơ chế xác định trước là cực kỳ quan trọng trong bối cảnh chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc đang diễn ra, các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt cơ hội này để giảm thiểu rủi ro, giải quyết các vấn đề vướng mắc trong ngắn hạn vì mục tiêu lợi ích lâu dài. Trước năm 2018, khoảng 50% hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc liên quan đến "gia công thương mại" với các nguyên liệu đầu vào trung gian được sản xuất ở các nơi khác, đặc biệt là các quốc gia trong khu vực ASEAN và được nhập khẩu vào Trung Quốc để lắp ráp thành sản phẩm cuối cùng, sau đó xuất sang Mỹ cùng các nước phương Tây khác.
Với biện pháp áp thuế cao của Mỹ lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, cơ hội sẽ đến với các quốc gia ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, lúc thị trường gia công chuyển từ Trung Quốc sang các quốc gia khác. Điều này đã xảy ra trong vài năm gần đây với các mặt hàng ngành dệt may, giày dép, đồ nội thất và hàng tiêu dùng, trong tương lai, nó có thể xảy ra với các ngành có giá trị cao hơn như điện tử, công nghiệp và ô tô. Để phòng ngừa rủi ro, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu thật kỹ các thông tin về thị trường Mỹ, các quy định về chất lượng sản phẩm, bao bì, vệ sinh an toàn, môi trường… cho từng loại mặt hàng cụ thể.
Bà Yara Novis, Giám đốc về thương mại và kỹ thuật thuế quan Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) cũng cho rằng, việc xác định trước hàng hóa XNK là rất quan trọng. Hiện WCO đã đưa ra các cơ chế để thực hiện đồng bộ hệ thống tạo thuận lợi thương mại. Theo bà Yara Novis, 98% hàng hóa tham gia vào hệ thống đồng bộ hóa về thuế quan, nếu phân loại sai về hàng hóa không những ảnh hưởng đến doanh thu của quốc gia mình mà còn ảnh hưởng đến lưu thông hàng hóa của thế giới.
Việt Nam đã có khung pháp lý và quy trình triển khai xác định trước rất cụ thể. Để thực thi hiệu quả, theo các chuyên gia, cần phải đưa ra những quy định cần thiết về bộ hồ sơ đối với người tham gia xác định trước; Thẩm quyền của người ký vào kết quả xác định trước. Xác định trước sẽ giảm thời gian và chi phí XNK hàng hóa cho DN, giúp gia tăng lượng XK hàng hóa gia tăng trên toàn cầu; có nhiều lợi ích cho cả quốc gia đang phát triển và quốc gia kém phát triển.
Một trong những nội dung quan trọng trong xác định trước là phải xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu đủ mạnh và được phân cấp và trao quyền truy cập cho từng cán bộ hải quan để tránh trùng lắp…
Chống gian lận xuất xứ
Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc sẽ là cơ hội để các DN Việt Nam có thể tận dụng gia tăng xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Tuy nhiên, “Chiến tranh thương mại” có thể tác động tiêu cực tới thương mại Việt Nam với nguy cơ cao về gian lận thương mại qua xuất xứ hàng hóa, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hàng hóa của Việt Nam sang Hoa kỳ. Chính vì lẽ đó, thông qua cơ chế xác định trước về xuất xứ, trị giá và phân loại mã số nhằm hỗ trợ các DN Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ, giúp DN giảm chi phí tuân thủ và giúp hạn chế các rủi ro gian lận từ xuất xứ, trị giá hải quan...
Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM Đinh Ngọc Thắng cho biết, có nguy cơ về việc lợi dụng để gian lận thương mại qua xuất xứ hàng hóa. Chẳng hạn, hàng hóa Trung quốc sẽ đội lốt xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu sang Hoa Kỳ; Chuyển tải, mượn đường, tuyến để xuất khẩu hàng hóa bất hợp pháp; Việc khai sai, áp sai mã số hàng hóa để gian lận trị giá hải quan; gian lận qua việc chuyển giá; chuyển máy móc, nhà máy, công nghệ cũ về Việt Nam…
Để hạn chế những rủi ro nêu trên, phòng ngừa gian lận qua xuất xứ hàng hóa, lãnh đạo Cục Hải quan TPHCM khuyến nghị: về phía DN, đặc biệt DN xuất khẩu, nắm bắt nhanh và chắc cơ hội này, xác định trách nhiệm, cập nhật ngay các quy định mới về thủ tục hải quan và quy tắc, điều kiện áp dụng xác định trước mã số, xuất xứ và trị giá; tuân thủ các quy định về hải quan trong quá trình XNK.
Bà Ngô Hoàng Oanh, đại diện Cục Giám sát quản lý về hải quan – Tổng cục Hải quan cũng cho rằng, khi Việt Nam đã trở thành thành viên của rất nhiều hiệp định thương mại thế hệ mới, các DN cần tận dụng cơ hội xác định trước để áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Việc chống gian lận xuất xứ, chống chuyển tải bất hợp pháp, cơ quan Hải quan đã thực hiện từ rất lâu rồi chứ không phải khi có chiến tranh thương mại Mỹ - Trung mới triển khai.
Tuy nhiên, khi cuộc chiến thương mại xảy ra, việc chống gian lận về xuất xứ đặc biệt là hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt Nam được quan tâm đẩy mạnh thực hiện, tránh hiện tượng lợi dụng mượn đường Việt Nam để xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ.
Xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan là việc cơ quan Hải quan xác định mã số, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa trước khi làm thủ tục hải quan. Trong trường hợp người khai hải quan đề nghị cơ quan Hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu, người khai hải quan cung cấp thông tin, chứng từ liên quan, mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu cho cơ quan Hải quan để cơ quan Hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan. Trường hợp không thể cung cấp mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu, người khai hải quan phải cung cấp tài liệu kỹ thuật liên quan đến hàng hóa đó. Chính phủ cũng quy định chi tiết về xác định trước tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 và Nghị định số 59/2018/N Đ-CP ngày 20/4/2018. |
Tin liên quan
Hải quan TP Hồ Chí Minh đồng hành cùng doanh nghiệp đưa đầu tàu kinh tế của cả nước không ngừng phát triển
20:03 | 10/09/2024 Hải quan
Vinh danh tập thể, cá nhân trong phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp
19:22 | 10/09/2024 Hải quan
Ngành Hải quan không ngừng đổi mới, cải cách, hiện đại hóa
19:15 | 10/09/2024 Hải quan
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng: Xây dựng niềm tin trong mối quan hệ Hải quan-Doanh nghiệp
19:14 | 10/09/2024 Hải quan
Điều động, bổ nhiệm lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ và Văn phòng Tổng cục Hải quan
18:17 | 10/09/2024 Hải quan
Khách nước ngoài mua hàng hóa khi xuất cảnh trị giá gần 1.000 tỷ đồng
15:58 | 10/09/2024 Hải quan
“Vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn đề xuất 6 nội dung để nâng chất lượng đối tác Hải quan – Doanh nghiệp
15:32 | 10/09/2024 Hải quan
Nỗi niềm công chức Hải quan tại sân bay quốc tế Liên Khương
15:21 | 10/09/2024 Hải quan
Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Lấy sự hài lòng của doanh nghiệp là tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan Hải quan
10:21 | 10/09/2024 Hải quan
Khai mạc Diễn đàn Hải quan-Doanh nghiệp 2024: “10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp”
09:42 | 10/09/2024 Hải quan
Dấu ấn chuyển đổi số tại Hải quan thành phố mang tên Bác
07:40 | 10/09/2024 Hải quan
Quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp góp phần tạo thuận lợi thương mại
07:10 | 10/09/2024 Hải quan
Gần 200 vận động viên tham gia Giải Thể thao thành lập Hải quan Việt Nam
16:56 | 09/09/2024 Hải quan
bawns cas h5
Tin mới
Sau cầu Long Biên, Hà Nội cấm lưu thông qua cầu Đuống
Sử dụng tiền ký quỹ đối với hoạt động khai thác khoáng sản như thế nào?
Hải quan TP Hồ Chí Minh đồng hành cùng doanh nghiệp đưa đầu tàu kinh tế của cả nước không ngừng phát triển
Bộ Tài chính ủng hộ 1 tỷ đồng giúp đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống mưa lũ tại Thái Nguyên, Bắc Kạn
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics