Tăng lượng hàng xuất khẩu nhờ thương mại điện tử xuyên biên giới
Cần hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng năng lực tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới. Ảnh: ST |
Theo các chuyên gia, thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam tiếp tục phát triển trở thành kênh phân phối quan trọng, nhất là với việc hỗ trợ doanh nghiệp gia tăng năng lực xuất khẩu và tìm kiếm đối tác.
Chia sẻ về hoạt động của doanh nghiệp, ông Lê Đức Huy, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk (Simexco) cho hay, doanh nghiệp đang xuất khẩu cà phê đến hơn 70 thị trường trên thế giới. Ngay từ tháng đầu năm 2023, lượng đơn hàng đã tăng trưởng 20% so với năm trước. Vì thế, vị này kỳ vọng kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 15% so với năm 2022 trong năm 2023 sẽ trong “tầm tay”.
Để đạt được kết quả trên, theo ông Lê Đức Huy, cùng với việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp đã tích cực chuyển đổi số và đẩy mạnh hoạt động trên thương mại điện tử xuyên biên giới. Từ năm 2021, Simexco đã tăng lượng bán hàng và giao dịch trên các sàn thương mại điện tử lớn thế giới như Amazon, Alibaba… giúp nâng cao tỷ suất lợi nhuận, thương hiệu cà phê của doanh nghiệp cũng được lan tỏa. Ông Huy còn tiết lộ, hiện Công ty có gian hàng trên Amazon dành cho thị trường Mỹ với số lượng đơn hàng rất khả quan.
Tương tự, đại diện Công ty TNHH Trà Ngọc Thanh Sơn cho biết, với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là với các doanh nghiệp mới thành lập, nhờ thương mại điện tử xuyên biên giới, các sản phẩm của doanh nghiệp đã được biết đến nhiều hơn, đạt được hiệu quả hơn so với việc bỏ hàng trăm triệu đồng để tham dự các hội chợ, chương trình xúc tiến thương mại tại nước ngoài.
Ngoài ra, theo các doanh nghiệp, thương mại điện tử xuyên biên giới không chỉ là kênh bán hàng hiệu quả mà còn là nơi giúp các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, đồng thời có thể trực tiếp tìm hiểu nhu cầu thị trường, cập nhật được thông tin, phản hồi của khách hàng, từ đó rút kinh nghiệm và khắc phục những hạn chế để cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ.
Đặc biệt, hiện các doanh nghiệp khi sử dụng thương mại điện tử không chỉ nhận được sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý mà còn nhận được những hỗ trợ từ chính các sàn thương mại điện tử quốc tế.
Chẳng hạn, Amazon Global Selling là chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển kinh doanh, nhất là khi xuất khẩu và kinh doanh trên Amazon. Amazon Global Selling hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt thông tin thị trường, từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời từng bước xây dựng thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới.
Hay với Alibaba - một trong những nền tảng hàng đầu về thương mại điện tử toàn cầu giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), nền tảng này có sẵn những tính năng cần thiết cho nhà bán hàng như yêu cầu báo giá trực tuyến, hội chợ thương mại trực tuyến… giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, hiểu đúng nhu cầu của người mua. Hơn nữa, Công ty này cũng đưa ra một số ưu đãi, dịch vụ dành riêng cho thị trường Việt Nam.
Theo báo cáo của Amazon, doanh thu bán lẻ hàng hóa xuyên biên giới (B2C) của Việt Nam ước tính tăng trưởng trên 20% mỗi năm, đạt 75,4 nghìn tỷ đồng (tương đương 3,3 tỷ USD) trong năm 2021. Dự kiến, B2C của Việt Nam sẽ đạt 256,1 nghìn tỷ đồng (11,1 tỷ USD) vào năm 2026.
Những vấn đề trên cho thấy, thương mại điện tử xuyên biên giới đang ngày càng phát triển và được coi là hướng đi hữu hiệu cho doanh nghiệp để thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là trong bối cảnh thương mại quốc tế còn phải đối mặt với nhiều rủi ro từ dịch bệnh cho đến những căng thẳng địa chính trị. Nhưng theo đại diện Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), để tận dụng hiệu quả thương mại điện tử xuyên biên giới, các doanh nghiệp cần giải quyết được những bất lợi về năng lực cung ứng sản phẩm.
Chính vì thế, theo các doanh nghiệp, việc này cần sự hỗ trợ về mặt tài chính, công nghệ cũng như chính sách. Chẳng hạn về tài chính, ngoài vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi thì một số ngân hàng còn cung cấp giải pháp thanh toán dành riêng cho thương mại điện tử xuyên biên giới nói riêng và doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu nói chung. Nhưng về chính sách, các giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam hiện vẫn chủ yếu nghiêng về thị trường nội địa do chưa có những quy định riêng về ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xuất nhập khẩu, gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Tin liên quan
Nâng vị thế, tạo cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp qua các hoạt động của ASEAN BAC
21:07 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp tận dụng thời cơ vàng để ứng dụng khoa học công nghệ
19:42 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG
14:04 | 09/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cải thiện môi trường kinh doanh, khơi thông tiềm năng cho doanh nghiệp
14:00 | 09/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
May Tiền Tiến được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
10:28 | 09/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chế độ doanh nghiệp ưu tiên là sự hỗ trợ tuyệt vời đối với hoạt động XNK của Phúc Sinh
09:30 | 09/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiểm soát cổ đông lớn tại các ngân hàng
07:40 | 08/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TCIT- Hành trình 15 năm khẳng định tầm vóc cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam
09:27 | 07/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng Standard Chartered bổ nhiệm Tổng giám đốc người Việt đầu tiên tại Việt Nam
15:23 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VietinBank tiếp tục lọt Top 20 cổ phiếu có chỉ số phát triển bền vững tốt nhất thị trường
09:28 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Soi loạt doanh nghiệp có giám đốc vừa bị hoãn xuất cảnh
16:08 | 05/09/2024 An ninh XNK
Kwong Lung Meko được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
08:55 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hợp tác quốc tế là chìa khóa để mở thị trường carbon Việt Nam
19:55 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chia thêm room tín dụng, động lực cho các ngân hàng cạnh tranh
15:37 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
U&I Logistics cung cấp giải pháp phục vụ cho thị trường chuỗi cung ứng lạnh tại Đồng bằng sông Cửu Long
14:59 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Gần 200 vận động viên tham gia Giải Thể thao thành lập Hải quan Việt Nam
Lạng Sơn: Phạt chủ phương tiện vận chuyển gần 5.500 sản phẩm hàng hóa nhập lậu
Hải quan- Biên phòng Hà Tĩnh: Kiểm tra, đánh giá kết quả công tác phối hợp giữa 2 lực lượng
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
VN-Index phục hồi hơn 13% trong 8 tháng, các quỹ mở có lợi nhuận ra sao?
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics