Tạo thêm động lực mới cho cuộc “thi đua” giữa các bộ, ngành
Đây đã là năm thứ 4 liên tiếp các NQ cùng số của Chính phủ được ban hành. TS Nguyễn Đình Cung (ảnh), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), một trong những “kiến trúc sư” chủ chốt của chuỗi NQ19, đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Hải quan về những điểm mới của dự thảo NQ19-2018 cũng như những khuyến nghị để NQ sớm phát huy hiệu quả ngay sau khi được ban hành.
Thưa ông, sau 3 năm thực hiện, có thể đánh giá như thế nào về tác động của chuỗi NQ19 liên quan đến môi trường kinh doanh nói riêng và nền kinh tế nói chung?
Điểm lại, NQ19 đã tạo ra sự khác biệt rất lớn, thể hiện trên hai điểm. Thứ nhất, môi trường kinh doanh Việt Nam được thăng hạng ở tất cả các khía cạnh trên các bảng xếp hạng của các tổ chức xếp hạng thế giới. Năm 2017, tăng 14 hạng, là năm đạt được cải thiện nhất trong 10 năm vừa rồi.
Thứ hai quan trọng hơn, với động lực thúc đẩy từ các NQ19, ý thức trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đã được nâng cao.
Hiện các bộ, ngành, địa phương đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp thuộc thẩm quyền để cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh. Đã có thể nhìn thấy khá rõ sự “thi đua” tích cực giữa các bộ ngành, bên cạnh “cuộc đua” vốn có giữa các địa phương, trong cuộc chạy đua cải thiện môi trường kinh doanh mà một biểu hiện là chỉ số PCI.
Bên cạnh đó, Chính phủ thường xuyên, liên tục có những đánh giá về việc thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh. Cũng phải nói thêm rằng, đây là “cuộc đua”. Tinh thần của NQ19 vẫn được tiếp tục, đó là cuộc đua này không phải giữa ta với ta, mà là giữa ta và các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới, thế nên sẽ không dễ dàng chút nào và kết quả không chỉ được quyết định qua các bản báo cáo.
Tuy thế, tại hội nghị quốc tế mới đây, chính ông đã đưa ra nhận định khá ấn tượng: “Có Bộ đã vào ga đích, nhưng có Bộ vẫn còn chưa xuất phát”. Ông có thể nói cụ thể hơn về nhận định này?
Đúng thế. Đến nay Bộ Công Thương đã đạt mục tiêu cắt giảm 1/3 đến 1/2 điều kiện kinh doanh (ĐKKD) hiện hành trong lĩnh vực quản lý của bộ mình, đúng tinh thần của NQ19-2017. Bộ Xây dựng - tuy mới có dự thảo Nghị định trình Chính phủ, nhưng không chỉ đề xuất bãi bỏ ĐKKD mà còn đề xuất bãi bỏ hẳn một số ngành nghề kinh doanh. Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước đề nghị giữ nguyên ĐKKD như hiện hành và hầu hết các Bộ còn lại đều chưa đạt mục tiêu. Một số Bộ khác tuy đã rà soát, đề xuất bãi bỏ, sửa đổi các ĐKKD và nêu phương án sửa đổi nhưng lại chưa thống kê số lượng ĐKKD bãi bỏ, ĐKKD sửa đổi (Bộ Tư pháp)... Trong đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất cắt bỏ 3 ngành nghề ra khỏi Danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện, đề xuất bổ sung ĐKKD đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhưng chưa có phương án cụ thể, chưa thể hiện kết quả rà soát tổng thể ĐKKD theo từng ngành nghề; chưa thống kê toàn diện tổng số ĐKKD thuộc phạm vi quản lý của Bộ, số ĐKKD bãi bỏ, số ĐKKD sửa đổi…
Đáng lưu ý là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đến nay vẫn chưa thực hiện rà soát chi tiết; chưa thống kê số lượng ĐKKD, cũng không đề xuất bãi bỏ ĐKKD. Còn 3 Bộ (gồm Giao thông Vận tải, Y tế, Khoa học và Công nghệ) vẫn đang trong quá trình rà soát và chưa có kết quả. Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có báo cáo về rà soát, cải cách ĐKKD theo NQ19 của Chính phủ…
Vậy trong bối cảnh này, nếu được Chính phủ thông qua, NQ19 sẽ có những giải pháp mới nào để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa chuyển động của toàn bộ máy quản lý nhà nước?
Việc Chính phủ mỗi năm ban hành một NQ về vấn đề này là để làm mới cách thức điều hành, chỉ đạo của Chính phủ và duy trì “áp lực” và kỷ luật hành chính với các bộ, các địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ để cải thiện môi trường kinh doanh. Hàng năm đều có những bước rút kinh nghiệm trong thực hiện, cụ thể hóa hơn các lĩnh vực trọng tâm, các mục tiêu, nhiệm vụ của các bộ, địa phương. Ví dụ, NQ19 - 2014 không đề cập đến việc cải cách toàn diện về ĐKKD và kiểm tra chuyên ngành. Nội dung NQ19 - 2015 có đề cập đến, nhưng không rõ ràng các đầu việc cần làm. Các phiên bản NQ19 - 2016 và đặc biệt là 2017 đã làm rõ việc phải làm, đặt ra mục tiêu cụ thể là bãi bỏ từ 1/3 đến 1/2 ĐKKD...
Một cách tổng quát, NQ19-2018 có 3 trọng tâm:
Một là, tập trung cải thiện những chỉ số Việt Nam còn ở vị trí thấp, chưa cải thiện nhiều trong năm nay, chẳng hạn như khởi sự kinh doanh.
Hai là, tiếp tục cải thiện ĐKKD. Hiện tại, hướng đi là đúng, nhưng vẫn còn quãng đường dài đối với rất nhiều bộ, ngành – như tôi đã đề cập.
Ba là, tập trung vào cải thiện các thủ tục liên quan đến kiểm tra chuyên ngành.
Tiếp tục tinh thần sát sao, cụ thể hoá trách nhiệm, NQ19-2018 đã tập hợp, liệt kê hơn 400 văn bản có liên quan cần rà soát; nhóm hàng nào thuộc trách nhiệm quản lý của bộ nào, nhóm hàng nào có 3-4 bộ cùng kiểm tra... Một số chỉ tiêu cũng được định lượng rõ, như từng bước giảm chi phí logistics trong nền kinh tế xuống mức bằng khoảng 18% GDP (hiện hơn 20% GDP); cải thiện chỉ số hiệu quả logistics thêm khoảng 10 bậc (hiện xếp thứ 64); cải thiện chỉ số giải quyết tranh chấp hợp đồng thêm 10 bậc; chỉ số phá sản DN thêm 10 bậc... Nghĩa là, các mục tiêu sẽ rõ ràng, toàn diện hơn và sẽ hiệu lực hơn.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
21:17 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
08:41 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics