Tập đoàn kinh tế tư nhân đầu tư đa ngành: Đáng mừng và đáng lo
Đánh giá của ông về việc mở rộng đầu tư ngoài lĩnh vực then chốt của các Tập đoàn Truờng Hải, Hoa Sen, FLC, Vingroup, TH True milk... thời gian qua?
Có thể nói, thời gian qua các DN, tập đoàn tư nhân lớn của Việt Nam trong quá trình phát triển đã tích lũy đựợc nguồn lực như mối quan hệ, sự liên kết với thị trường, năng lực quản lý, đội ngũ nhân sự, điều kiện tiếp cận công nghệ, mối quan hệ với các đối tác trong các lĩnh vực khác trong và ngoài nuớc mà nguồn lực lớn nhất là vốn… Do đó, việc các DN, tập đoàn phát triển thêm các lĩnh vực mới, yếu tố cơ bản theo tôi là cũng là theo quy luật, khi tích lũy nguồn lực đến đến một giai đoạn nhất định thì các DN sẽ phát triển ra một số ngành mà họ cho rằng họ có thế mạnh, còn thế mạnh này là tương đối hay tuyệt đối thì còn tùy thuộc vào một số yếu tố khác.
Thứ hai, điều này cũng phù hợp với những quy định của pháp luật và đây cũng là xu huớng kinh tế tất yếu đã xảy ra ở một số nuớc khác cách đây từ lâu. Điều quan trọng là các tập đoàn, DN này đừng phung phí nguồn lực của người khác (như là cổ đông của DN) cung cấp. Cách giải quyết của mỗi tập đoàn sẽ đem lại những thành công khác nhau vì thế không dễ đánh giá đặc điểm chung. Nhưng tất cả những chuyển động đó đòi hỏi nguồn lực lớn, ví dụ như nguồn lực về vốn, năng lực khai thác những thế mạnh mà họ đang có. Ví dụ như mô hình nông nghiệp sạch của Vingroup, thế mạnh của họ chính là vốn, mạng lưới thị truờng của Vingroup khi họ có thị truờng ở những trung tâm thương mại mà họ đã xây dựng và khoảng 500 siêu thị nhỏ. Chưa kể họ vận dụng xu thế dành nguồn lực đất đai cho nông nghiệp sạch và nhu cầu cần rau sạch của xã hội đang rất cao... Tất nhiên, quá trình này sẽ diễn biến chậm, không dễ gì các DN này thành công trong một thời gian ngắn và trong những ngành mới thì họ là những DN khởi nghiệp. Thành công hay thất bại của họ có thể kéo dài từ 2-5 năm, thậm chí 10 năm.
Tóm lại, việc đầu tư đa ngành cũng là quy luật phát triển tất yếu, mỗi một ngành công nghiệp có những đặc tính khác nhau, vì thế mỗi ngành phải có chính sách, quy chế, mức độ kiểm soát để vừa tạo điều kiện hết mức cho các DN phát triển, nhưng lại vừa làm sao phải kiểm soát không để DN đi lệch. Vì để DN phát triển đúng tính quy luật nhưng năng lực quản lý của Nhà nuớc là rất quan trọng trong việc xác định được DN có thể đáp ứng yêu cầu quản lý trong trung và dài hạn hay không. Câu chuyện DN làm tôn chuyển sang làm luyện thép là một ví dụ. Vì đối với ngành sản xuất thép, nếu không kiểm soát thì có thể có thể gây ra những hậu quả lâu dài về môi trường.
Tính hai mặt của đầu tư đa ngành là gì, thưa ông?
Về cơ bản đó là quy luật tất yếu và là tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên đáng lo ngại ở chỗ năng lực quản lý của các DN. Bởi có một số DN có năng lực quản trị khá và có thể kiểm soát được, còn một số DN thì chỉ khi nhiều tiền rồi mới nghĩ ra mình nên làm thêm cái gì nên năng lực tổ chức, quản lý, định hướng kết nối, khai thác, nghiên cứu xác định chiến luợc kinh doanh… có thể có phần vội vàng và thiếu nhiều yếu tố. Hoặc là hệ thống chính sách của DN không nhìn nhận được các vấn đề dài hạn, như vấn đề môi truờng, đào tạo, nghĩa vụ xã hội khi đã đạt được những kết quả tốt trong kinh doanh… Thực tế cho thấy, có thể lãi của DN là do họ né tránh được thuế và Nhà nước không thu được những khoản cần thiết, tích lũy đó có thể làm cho họ ngộ nhận rằng họ có thể nhanh chóng phát triển ở những lĩnh vực khác nhưng đến khi triển khai lại không đúng như họ mong muốn.
Nói chung, cách nhìn nhận của nhiều DN trong triển khai kế hoạch kinh doanh là tương đối đơn giản. Khi ở châu Âu, chúng tôi phê duyệt kế hoạch kinh doanh của những DN nhỏ với số vốn khoảng vài trăm nghìn đến vài triệu USD thì được biết chi phí cho mỗi kế hoạch kinh doanh của họ hết khoảng tầm 50 nghìn USD (khoảng 1 tỷ đồng), nhưng ở Việt Nam, có những DN kế hoạch kinh doanh của họ chỉ hết 2-3 triệu đồng, do đó cách viết rất rập khuôn, không có nội hàm và chất lượng không cao.
Đã có những tập đoàn, DN lớn thất bại khi đầu tư đa ngành ra ngoài những lĩnh vực cốt lõi. Khuyến nghị của ông đối với DN trong trường hợp này?
Theo tôi thì không có giải pháp chung cho tất cả các DN. Xu hướng đầu tư đa ngành là tất yếu nhưng trong quá trình đó, không chỉ DN của Việt Nam thất bại mà cả những DN của châu Âu cũng thất bại. Cho nên điều quan trọng là khi DN tích lũy được nguồn lực đến một giai đoạn nhất định thì phải xem nguồn lực nào là then chốt, là chìa khóa quyết định để mở ra kinh doanh đa ngành. Như tôi đã nói ở trên, Virngoup khi quyết định kinh doanh nông nghiệp sạch thì họ khai thác được thế mạnh về tài chính, chủ trương ưu tiên đất đai cho nông nghiệp sạch, họ có mạng luới kinh doanh của họ cũng như nhu cầu về thực phẩm sạch đang cao.
Từ những tấm gương thất bại, có thể thấy về phía DN, điều quan trọng nhất là DN phải xác định được sẽ khai thác được mặt mạnh nào mà DN đang có và phải xác định đúng nguồn lực mình đang có. Hiện nay DN nói chung đang yếu kém về vấn đề thị trường, đặc biệt chúng ta thường đơn giản hóa các vấn đề về tiêu chuẩn, chất lượng, khả năng công nghệ và sức mạnh của DN khác. Ví dụ, khi ký kết hợp đồng với DN nước ngoài, trong khi DN mình chỉ có 1-2 luật sư cố vấn thì các DN nuớc ngoài có hẳn một đội ngũ đông đảo hỗ trợ. Vì thế, theo tôi, cần khuyến khích các DN mở rộng đầu tư nhưng về chính sách thì phải giải quyết vấn đề về môi truờng, về đào tạo nhân lực, khuyến khích mối liên kết giữa các DN với nhau, Nhà nước phải tạo điều kiện cho DN kinh doanh lành mạnh đồng thời hỗ trợ tư vấn cho DN, đây là vấn đề DN đang rất cần.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
21:17 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
08:41 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics