Thách thức quản lý hải quan trong môi trường điện tử xuyên biên giới
Phát sinh nhiều vấn đề cần kiểm soát
Thương mại điện tử xuyên biên giới hiện đóng góp 21% doanh thu tổng thương mại điện tử toàn cầu và tạo ra nhiều lợi ích cho cả người mua và người bán. Theo mô hình thương mại điện tử xuyên biên giới, nhà sản xuất có thể phân phối hàng hóa trực tiếp đến người tiêu dùng, không phải qua bất cứ khâu trung gian nào. So với mô hình giao thương quốc tế truyền thống, tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới, DN giảm được rất nhiều khâu không tạo ra giá trị, từ đó giảm chi phí giao dịch, người mua, người bán dễ dàng đạt được giá tốt hơn. Với ưu điểm tiết kiệm chi phí, giúp phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng đầu cuối, thương mại điện tử xuyên biên giới rất phù hợp với các DN vừa và nhỏ.
Tại Việt Nam, thương mại điện tử nước ta đã bước sang giai đoạn phát triển nhanh. Theo các số liệu thống kê thì có đến 53% dân số sử dụng internet, đồng thời với sự ra đời của hàng loạt các website thương mại điện tử như: Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, Adayroi… cho thấy người tiêu dùng Việt Nam không còn xa lạ trong việc mua hàng trên các sàn giao dịch thương mại điện tử.
Đặc biệt, với thương mại điện tử xuyên biên giới thì đặc điểm nổi bật là thời gian để đưa ra các giao dịch rất nhanh, thuận tiện trong việc thanh toán, nhận hàng. Môi trường thương mại điện tử xuyên biên giới khác biệt nhiều so với thương mại truyền thống, do đó, khi thương mại điện tử qua biên giới phát triển mạnh mẽ, các cơ quan quản lý nhà nước phải đối mặt với nhiều vấn đề.
Quản lý hải quan hoạt động thương mại qua biên giới sẽ có một số thay đổi (HQ Online) - Qua quá trình thực hiện Thông tư 217/2015/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan, quản lý thuế đối với hoạt động thương ... |
Đánh giá về những vấn đề cơ quan quản lý phải đối mặt trong hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới, Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) cho rằng, cơ quan Hải quan phải đảm bảo tốc độ và hiệu quả trong quá trình thông quan; số lượng các lô hàng nhỏ giá trị thấp tăng nhanh do vậy cần nguồn lực phù hợp để đảm bảo thời gian xử lý. Trong khi đó, vấn đề quản lý rủi ro trong thương mại điện tử cần lường trước các vấn đề như: thiếu thông tin, khai báo không chính xác, không có hồ sơ tuân thủ của người mua do người mua là các đối tượng không thường xuyên. Song song, những khó khăn trong việc ngăn chặn các lô hàng cấm, hàng hạn chế NK, XNK, hàng buôn lậu cũng phát sinh do số lượng hàng hóa gửi nhỏ lẻ trong khi chất lượng thông tin/dữ liệu trước về hàng hóa không có nhiều…
Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn: Tập trung quản lý hải quan hiệu quả bằng mọi biện pháp (HQ Online) - Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai tại Hội nghị trực tuyến sơ kết ... |
Trong khi đó, khi số lượng các sàn giao dịch, trang bán hàng điện tử tăng với tốc độ cao thì việc quản lý gặp nhiều khó khăn hơn. Việc kiểm soát thông tin về hàng hóa trên các sàn giao dịch và thực tế hàng hóa là rất khó khăn, vì vậy, có thể có hàng hóa vi phạm về sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái nhưng cơ quan nhà nước không thể kiểm soát được.
Đối với cơ quan quản lý về cơ chế thanh toán, bảo lãnh, các giao dịch thanh toán lớn, cơ quan quản lý nhà nước không thể kiểm soát giao dịch nào thực hiện thanh toán cho đơn hàng nào, thực tế thanh toán có phù hợp với đơn hàng không? Với các cơ quan quản lý về chuyên ngành, hàng hóa của mỗi lô hàng có số lượng nhỏ do vậy nếu vẫn áp dụng đúng theo các quy định hiện nay gây khó khăn cho cơ quan chuyên ngành cũng như người mua hàng. Trong khi đó, người mua hàng là người không có kiến thức sâu về hàng hóa cũng như kiến thức về việc kiểm tra chuyên ngành nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc xin các giấy phép theo quy định.
Khó áp dụng giá tính thuế và kiểm tra chuyên ngành
Theo Cục Hải quan Hà Nội, hiện nay các công ty kinh doanh dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh với vai trò là bên vận chuyển đứng ra làm thủ tục nhập hàng, hoàn thành nghĩa vụ thuế cho lô hàng, sau đó giao hàng đến tận tay người tiêu dùng, thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Thông tư 49/2015/TT-BTC và Thông tư 191/2015/TT-BTC.
Tuy vậy, trong công tác quản lý, thương mại điện tử đang nảy sinh các vấn đề vướng mắc trong quản lý trị giá tính thuế cũng như áp dụng quản lý chuyên ngành. Về trị giá tính thuế, người mua hàng thường mua vào thời điểm giảm giá hoặc mua nhiều sản phẩm được hưởng giá ưu đãi. Trong khi các văn bản quy định về trị giá hải quan chưa có quy định về trường hợp này. Theo Cục Hải quan Hà Nội, để đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế cho NSNN và đảm bảo quyền lợi cho người mua hàng, cần có quy định cụ thể để tổ chức, cá nhân tham gia NK hàng hóa thông qua thương mại điện tử thực hiện khai báo đúng trị giá hải quan và cơ quan Hải quan có căn cứ để kiểm tra, xác định trị giá tính thuế.
Về quản lý chuyên ngành, hiện nay, quy định pháp luật về quản lý chuyên ngành chưa có sự phân biệt giữa hoạt động thương mại điện tử và thương mại truyền thống. Hầu hết hàng hóa NK thông qua giao dịch thương mại điện tử do các cá nhân trực tiếp thực hiện, rất nhiều trường hợp số lượng mua hàng ít, trị giá không cao nhưng nhiều mặt hàng phải xin giấy phép hoặc kiểm tra chuyên ngành như: Sách, truyện, sữa bột, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hàng điện tử…. Người mua hàng thường không hiểu biết về chính sách mặt hàng nên gặp khó khăn trong quá trình đi xin giấy phép, kiểm tra chuyên ngành, gây tốn kèm chi phí, kéo dài thời gian thông quan, thậm chí có những trường hợp phải từ chối nhận hàng trả lại cho người bán do không xin được giấy phép. Do đó, cần phải có quy định riêng về quản lý chuyên ngành đối với trường hợp cá nhân NK hàng hóa thông qua thương mại điện tử nhằm tạo sự minh bạch, thông thoáng cho hoạt động này đồng thời chống buôn lậu, trốn thuế, XNK hàng cấm, hàng hạn chế XNK.
315 doanh nghiệp kết nối Hệ thống quản lý hải quan tự động (HQ Online) - Hệ thống quản lý hải quan tự động (VASSCM) đã được triển khai tại 28/35 cục hải quan địa phương với 315 ... |
Liên quan đến vấn đề này, đại diện Công ty TNHH dịch vụ thương mại Song Bình (TP HCM) cho rằng, thương mại điện tử xuyên biên giới là thêm một kênh mua bán ngoài kênh truyền thống. Để quản lý về thuế, công ty nào thực hiện khai thác hàng thương mại điện tử qua biên giới thì phải có trách nhiệm truyền dữ liệu khi đơn hàng giao dịch thành công trên các web cho cơ quan Hải quan. “Bằng cách xác lập đơn hàng đã được giao dịch thành công tại thời điểm giảm giá sẽ tránh trường hợp bị tính lại giá khi hàng về tới Việt Nam. Bởi sau khi giao dịch thanh công, một thời gian sau hàng mới về tới Việt Nam, thời điểm đó việc giảm giá đã thay đổi, và giá trên các web cũng không còn giảm. Việc kết nối dữ liệu với cơ quan quản lý cũng tránh tình trạng khách hàng không hài lòng khi phải tính thuế theo giá mới hoặc giá chưa giảm trên website. Đó là trách nhiệm của các DN thực hiện khai thác hàng thương mại điện tử”-đại diện Công ty TNHH dịch vụ thương mại Song Bình nêu quan điểm.
Trước xu hướng phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới, Tổng cục Hải quan đang nghiên cứu xây dựng mô hình và phương thức quản lý đối với hoạt động thương mại này tại Việt Nam. Cần có đủ cơ chế pháp lý để phù hợp với xu thế phát triển vừa đảm bảo công tác quản lý, vừa tạo thuận lợi cho hoạt động giao dịch thương mại hiện đang phổ biến trên toàn cầu.
Tập trung xây dựng hệ thống dữ liệu trung tâm để cải cách và quản lý hải quan (HQ Online) - Ngày 5/3, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn chủ trì cuộc họp giao ban đánh giá công tác tháng ... |
Tin liên quan
7 giải pháp trọng tâm để quản lý thuế thương mại điện tử
14:44 | 24/09/2024 Thuế - Kho bạc
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh
16:57 | 23/09/2024 Hải quan
Doanh nghiệp bảo hiểm thích nghi với xu hướng thương mại điện tử
08:00 | 02/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan cảng Bình Thuận: Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
14:36 | 29/09/2024 Hải quan
Ngành Hải quan tiếp nhận và giải quyết 5,2 triệu hồ sơ thủ tục hành chính
20:20 | 28/09/2024 Hải quan
Ngành Hải quan: Thu ngân sách đạt 288.493 tỷ đồng
14:52 | 27/09/2024 Hải quan
Công tác phối hợp giữa Hải quan và Bộ đội Biên phòng Bình Định chuyển biến tích cực
14:00 | 27/09/2024 Hải quan
Hải quan Cao Bằng xử lý gần 8.000 tờ khai xuất nhập khẩu
10:24 | 27/09/2024 Hải quan
Ngành Hải quan thực hiện công tác thu ngân sách: Thách thức dồn về cuối năm
10:09 | 27/09/2024 Hải quan
(PHOTO) Tổng cục Hải quan chia sẻ khó khăn với đồng bào xã biên giới Lào Cai
21:30 | 26/09/2024 Photos
(PHOTO) Công đoàn Tổng cục Hải quan thăm hỏi, tặng quà cho bà con vùng lũ huyện Trấn Yên, Yên Bái
19:35 | 25/09/2024 Photos
Thanh niên Hải quan tỏa sáng tại cuộc thi cover bài hát về Hải quan
15:32 | 25/09/2024 Hải quan
(PHOTO) Công đoàn Tổng cục Hải quan thăm hỏi, tặng quà người dân xã Yên Lạc (Cao Bằng)
09:19 | 24/09/2024 Hải quan
Hải quan Tây Ninh sớm hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách
09:14 | 24/09/2024 Hải quan
Doanh nghiệp đề xuất nhiều vấn đề với cơ quan Hải quan
07:50 | 24/09/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 9/2024
14:58 | 23/09/2024 Hải quan
bawns cas h5
Tin mới
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
Hải quan cảng Bình Thuận: Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics