Thảm họa nhân đạo giữa bế tắc chính trị tại Syria
Xung đột buộc hàng trăm nghìn người Syria phải rời bỏ nhà cửa |
Vấn đề trú ngụ hiện trở thành nhu cầu cấp bách nhất của người dân tại Idlib trong mùa Đông lạnh giá, trong khi hàng hóa cứu trợ quốc tế ngày càng khó tiếp cận các khu vực của người tị nạn. Theo mạng tin Arab News, đây thực sự là một thảm họa nhân đạo dưới vỏ bọc “vũng lầy địa chính trị” tại Syria. Cuộc xung đột ở quốc gia Trung Đông này liên tục leo thang trong những ngày gần đây khi quân đội Chính phủ Syria và lực lượng ủy nhiệm của Iran tấn công vào căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại tỉnh Idlib, khiến 13 binh sĩ của Ankara thiệt mạng. Đáp lại, Thổ Nhĩ Kỳ triển khai các đợt pháo kích và tuyên bố “vô hiệu hóa” hàng chục binh sĩ của lực lượng chính quyền Damascus. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố sẽ sử dụng vũ lực mạnh tay để đẩy lùi lực lượng Chính phủ Syria và sẵn sàng nhắm vào “bất kỳ mục tiêu nào” nếu quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bị tấn công lần nữa.
Với sự hỗ trợ của Mỹ, Israel lại đang ngày càng mạnh dạn hơn trong việc tấn công vào các mục tiêu của Iran trên khắp Syria và Iraq. Trong khi đó, nhiều nhóm nhân quyền đã lên tiếng báo động về tình trạng “thanh lọc sắc tộc” diễn ra ở miền Đông Syria do các nhóm phiến quân vũ trang Arab thực hiện dưới sự hậu thuẫn của Ankara. Mặc dù ủng hộ hai phe đối lập, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga vẫn tương đối thận trọng trong việc kiểm soát quỹ đạo ảnh hưởng của mình tại Syria. Trên thực tế, không có nhiều tín hiệu cho thấy Nga sẽ chờ đợi để thu lợi từ chiến dịch lâu dài và hao tiền tốn tại Idlib, và do đó Tổng thống Vladimir Putin có thể sẽ ưu tiên mối quan hệ lợi ích với Ankara hơn, thuyết phục Chính phủ Syria từ bỏ chiến dịch hiện nay.
Đối với phương Tây, các nhà ngoại giao cần gây sức ép để các bên tại Syria hướng tới giải pháp giảm căng thẳng, nhất là khi Thổ Nhĩ Kỳ liên tục cảnh báo về khả năng đẩy hàng triệu người tị nạn từ Thổ Nhĩ Kỳ tới châu Âu.
Ước tính đã có ít nhất 600.000 người thiệt mạng từ hệ quả cuộc xung đột kéo dài suốt 9 năm qua tại Syria và con số thương vong này chưa có dấu hiệu dừng lại. Những nỗ lực tranh giành ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Israel và Iran đã để lại những “vết hằn đẫm máu” tại Syria. Cộng đồng quốc tế cần khẩn trương góp tiếng nói chấm dứt cuộc xung đột vô nghĩa này. Cuộc khủng hoảng Syria chỉ có thể được giải quyết nếu người dân nước này vượt qua những chia rẽ và sẵn sàng nắm giữ vận mệnh của riêng mình.
Tin liên quan
Tổ chức Hải quan thế giới ra tuyên bố sau trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
10:21 | 21/02/2023 Hải quan thế giới
Nguy cơ căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ về chiến dịch quân sự ở Syria
19:01 | 29/05/2022 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hội đàm về tình hình Syria
09:14 | 30/09/2021 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
5 giải pháp chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Xuất cấp các mặt hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang
Sửa Luật thuế TTĐB để giảm tỷ lệ tiêu thụ các mặt hàng có hại cho sức khoẻ
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform