Thay đổi lớn trên bàn cờ năng lượng thế giới
Bản đồ năng lượng thế giới được vẽ lại sau 4 tháng xung đột ở Ukraine | |
Từ 2025, 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh | |
Các nước trên thế giới bình ổn giá xăng dầu như thế nào? |
EU đang tích cực tìm kiếm các nguồn LNG khác ở Trung Á, châu Phi và thậm chí là Đông Nam Á |
Trung Quốc hưởng lợi khi mua khí đốt của Nga với giá rẻ và bán lại cho châu Âu theo giá thị trường. Đó là 3 thay đổi lớn trên bàn cờ năng lượng thế giới do xung đột tại Ukraine tạo ra.
Trên bản đồ thế giới, Qatar cùng với Mỹ và Australia là 3 nhà cung cấp LNG quan trọng nhất. Cho đến gần đây, khách hàng chính của 3 nguồn cung cấp này là châu Á, chính xác hơn và theo thứ tự là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Châu Âu cho đến tháng 2/2022 đã đánh cược vào dầu và khí đốt của Nga, ít quan tâm đến LNG. Thời điểm bùng phát xung đột tại Ukraine, 55% khí đốt của Đức do một mình nước Nga cung cấp. Bất chấp bị trừng phạt, đến cuối tháng 7, Nga vẫn đảm bảo 1/3 năng lượng cho cỗ máy công nghiệp lớn nhất EU. Nhưng Nga càng lúc càng khóa chặt các đường ống dẫn dầu và khí đốt vào châu Âu, đặt toàn khối này trước nguy cơ thiếu điện vào mùa Đông năm nay. Thị trường LNG “căng” thêm nữa trong bối cảnh Hàn Quốc - khách hàng lớn thứ 2 trên thế giới - sẽ phải đổ đầy 90% kho dự trữ từ nay đến cuối tháng 10. Nhật Bản lo xa đã đạt chỉ tiêu từ lâu nay. Riêng với Trung Quốc, nhu cầu về LNG vẫn còn là một ẩn số: EU chưa biết có phải cạnh tranh với Trung Quốc để tranh giành LNG của các nhà cung cấp hay không.
Kể từ đầu xung đột Nga–Ukraine, các tàu chở LNG tấp nập qua lại giữa 2 bờ Đại Tây Dương. EU nhập khẩu thêm 60% LNG của Mỹ, trong khi đó theo Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, thị phần khí đốt của Nga tại châu Âu đang từ 40-45% trước xung đột tại Ukraine đã rơi xuống còn 9%. Điều đó không ngăn cản hóa đơn thanh toán năng lượng của EU cho các nhà cung cấp Nga tăng vọt: trong 9 tháng đầu năm 2022, bất chấp lệnh cấm vận, EU đã rót 158 tỷ USD vào các tập đoàn dầu khí của Nga. Để bù đắp cho khoảng trống hơn 155 tỷ m3 khí đốt của Nga mỗi năm, EU đã đánh cược vào khí đốt của Mỹ. Từ năm 2016 nhờ công nghệ khai thác dầu, khí đá phiến, Mỹ đã nhanh chóng trở thành một nhà cung cấp lớn của thế giới. Trong lĩnh vực LNG, Mỹ thậm chí đã qua mặt cả Qatar.
Thống kê của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy 70% LNG xuất khẩu trong năm 2022 dành để bán sang châu Âu, thay vì 30% như năm 2021. Trên thị trường châu Âu, Mỹ là nguồn cung cấp đến gần một nửa nhu cầu tiêu thụ LNG. Mùa Xuân vừa qua, chính quyền Biden cam kết cung cấp đến 50 tỷ m3 LNG/năm cho các đồng minh châu Âu và có khả năng “bơm thêm” cho châu Âu 20 tỷ m3 nữa nếu như EU chịu “trả giá” theo luật cung cầu. Theo số liệu của Cơ quan thống kê EU tháng 6/2022, Qatar đứng thứ 2 nhưng bị bỏ xa phía sau với 15%, còn Nga vẫn đứng thứ 3 với 14%. Giáo sư Thierry Bros thuộc Học viện Khoa học Chính trị Paris phân tích: “Châu Âu trông cậy nhiều vào Qatar và Mỹ vì đây là 2 nhà sản xuất LNG tương đối rẻ. Giá thành của Australia đắt hơn. Để giảm bớt lệ thuộc vào năng lượng của Nga, châu Âu đang hướng về các nhà cung cấp tương đối gần với mình về mặt địa lý hoặc là gần gũi về chí hướng. Trong bài toán này, đương nhiên EU hướng tới Qatar và Mỹ”.
EU đang tích cực tìm kiếm các nguồn LNG khác ở Trung Á, châu Phi và thậm chí là Đông Nam Á, nhưng để “cai” khí đốt của Nga thì “đường còn dài”. Michael Stoppard thuộc cơ quan thẩm định tài chính Standard&Poor’s đánh giá: “LNG là giải pháp duy nhất và sẽ làm đảo lộn trật tự trên thị trường năng lượng toàn cầu trong thập niên sắp tới, nhưng hiện tại sản lượng LNG của thế giới chưa đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cho thị trường châu Âu”.
Tin liên quan
IMF quan ngại về chính sách thuế quan của Mỹ
14:01 | 03/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nước Nga chuẩn bị cho một cuộc đối đầu lâu dài với Mỹ
08:43 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Châu Âu giảm dần sự phụ thuộc vào khí đốt Nga
08:41 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Lào tăng cường đảm bảo an ninh cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45
09:20 | 06/10/2024 Nhìn ra thế giới
Thách thức chờ đón tân Tổng thư ký NATO
06:44 | 06/10/2024 Nhìn ra thế giới
Cục diện "khó lường" ở Trung Đông
08:57 | 05/10/2024 Nhìn ra thế giới
WCO và ESA hợp tác ứng phó khủng hoảng và an ninh thông qua công nghệ không gian
15:50 | 04/10/2024 Hải quan thế giới
Khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất trong tháng 10
07:59 | 01/10/2024 Nhìn ra thế giới
Phá vụ buôn lậu bạch kim trị giá gần 32 tỷ đồng
08:23 | 30/09/2024 Hải quan thế giới
Hàn-Trung nhất trí hợp tác, thúc đẩy quan hệ song phương
08:01 | 30/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và than đá
08:16 | 27/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Trung Quốc thảo luận về những thách thức và các mối đe dọa
14:04 | 26/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ siết kiểm soát thông tin mô tả hàng hóa
13:41 | 26/09/2024 Hải quan thế giới
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
16:16 | 24/09/2024 Hải quan thế giới
Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh
09:14 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
EC kiện Trung Quốc lên WTO liên quan các biện pháp phòng vệ thương mại
09:13 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Mỗi tháng có hơn 20,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc ấn tượng
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng
Hải quan Dinh Bà phối hợp bắt đối tượng ôm hơn 4 kg ma túy bơi từ Campuchia về Việt Nam
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics