Thay đổi tích cực trong kiểm tra chuyên ngành vẫn còn ít so với kỳ vọng
Công chức Hải quan kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu
Chuyển biến trong quản lý, KTCN
Hội thảo “Thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành: Vấn đề và kiến nghị” vừa được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Dự án GIZ tổ chức ngày 16/9.
Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM, hội thảo nhằm đánh giá kết quả hoạt động cải cách về quản lý, kiểm tra chuyên ngành trong thúc đẩy giao dịch thương mại qua biên giới; nhận diện những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp trong thực thi quy định, thủ tục làm tăng chi phí, tăng rủi ro cho DN.
Đồng thời, nhận diện những vướng mắc, khó khăn của DN do tác động của dịch bệnh Covid-19 và sự kỳ vọng của DN vào những cải cách của Chính phủ về môi trường kinh doanh.
Đánh giá về cải cách hoạt động quản lý, kiểm tra chuyên ngành (KTCN), bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (CIEM) cho biết, mặt hàng phải thực hiện quản lý, KTCN giảm từ khoảng 100.000 mặt hàng (năm 2015) xuống còn 78.000 mặt hàng (hiện nay).
Hiện nay, tỷ lệ các lô hàng XNK phải KTCN tại giai đoạn thông quan khoảng 19,4%, trong khi mục tiêu của Chính phủ là dưới 10%.
Dẫn chứng về một số cải cách được ghi nhận và đánh giá cao, đại diện CIEM cho biết, Bộ Y tế với Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 về quản lý ATTP thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP đã thay đổi căn bản trong tư duy về quản lý an toàn thực phẩm, phù hợp với thông lệ quốc tế, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm; khắc phục sự chồng chéo, nhiều tầng nấc quản lý trong thủ tục liên quan tới kiểm tra an toàn thực phẩm.
Bộ NN&PTNT cũng đã có nhiều cải cách đơn giản hóa thủ tục và nội dung hồ sơ kiểm dịch thực vật và cải cách về quy định kiểm dịch động vật. Bộ Công Thương cũng đi đầu trong cải cách quản lý, KTCN trong lĩnh vực khai báo hóa chất, dán nhãn năng lượng.
Tính đến ngày 10/6/2020, đã có 13 bộ, ngành tham gia kết nối với 198 thủ tục hành chính qua Cơ chế một cửa quốc gia (NSW). Tuy nhiên, NSW vận hành chưa thực sự hiệu quả, vẫn còn nhiều thủ tục kết nối mang tính hình thức; thiếu kết nối thông tin, dữ liệu giữa các bộ, ngành.
Theo bà Thảo, những điều này thể hiện sự chuyển biến trong cải cách về quản lý, KTCN. Tuy nhiên, đại diện CIEM cho rằng, những thay đổi tích cực vẫn còn quá ít so với yêu cầu của Chính phủ và kỳ vọng của cộng đồng DN. Những vướng mắc, bất cập về quy định, thủ tục trong quản lý, KTCN vẫn đang là rào cản, gây tốn kém thời gian và chi phí của DN.
“Sau gần 2 năm, số lượng văn bản về quản lý, KTCN đối với hàng hóa XK, NK tăng hơn 120 văn bản. Số lượng văn bản quá nhiều, gây khó khăn, lúng túng cho cả DN và cơ quan Hải quan trong việc theo dõi, cập nhật và áp dụng. Chất lượng văn bản chưa cao, thường xuyên thay đổi, điều chỉnh cũng dẫn tới khó khăn cho DN để cập nhật và chuẩn bị đáp ứng yêu cầu”, bà Nguyễn Thị Minh Thảo cho biết.
Vẫn nhiều trở ngại
Bên cạnh đó, một số quy định đã tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN, nhưng có văn bản gây trở ngại hơn. Thậm chí, có quy định ở văn bản mới ra còn mâu thuẫn và trái với các với quy định của pháp luật hiện hành.
Đơn cử như, Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH (thay thế Danh mục tại Thông tư số 03/2010/TT-BLĐTBXH) yêu cầu kiểm tra an toàn lao động trước thông quan đối với những nhóm sản phẩm, hàng hoá chỉ có thể kiểm tra khi đã lắp đặt, đưa vào vận hành (như thang cuốn, thang máy…).
Theo đại diện CIEM, tỷ lệ lô hàng XK, NK không đạt yêu cầu thấp. Tỷ lệ lô hàng (tờ khai) XK, NK không đạt yêu cầu từ năm 2017 đến tháng 10/2019 trên ba lĩnh vực, gồm: kiểm dịch, kiểm tra chất lượng (theo Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa) và kiểm tra an toàn thực phẩm là rất thấp, gần như không đáng kể. Cụ thể, hàng hóa NK chỉ chiếm từ 0- 0,27%, hàng hóa XK là 0%.
Điều này cho thấy, cách thức quản lý, KTCN hiện nay đang quá mức cần thiết, chưa áp dụng rộng rãi thông lệ quốc tế tốt (như quản lý rủi ro), tạo nhiều rào cản không cần thiết đối với DN. Nhiều lĩnh vực quản lý, KTCN chưa áp dụng đầy đủ nguyên tắc “quản lý rủi ro” trên cơ sở mức độ tuân thủ pháp luật của DN và mức độ rủi ro của hàng hóa theo chỉ đạo của Chính phủ.
Thời gian thực hiện thủ tục quản lý, KTCN đã giảm hơn trước, nhưng vẫn còn dài, dẫn tới nhiều rủi ro cho DN (chi phí lưu kho bãi, phạt hành chính do chậm thông quan, lỡ cơ hội kinh doanh (chi phí lưu kho bãi, phạt hành chính do chậm thông quan, lỡ cơ hội kinh doanh của DN), đồng thời chưa cắt giảm chi phí theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về “cắt giảm chi phí cho DN”.
Về danh mục mặt hàng quản lý, KTCN bởi đối tượng rộng (78.000 mặt hàng); có mặt hàng chưa đầy đủ mã HS hoặc chưa đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Kiến nghị về giải pháp tiếp tục cải cách công tác quản lý, KTCN, đại diện CIEM cho rằng cần coi trọng cải cách, đơn giản hoá, tạo sự minh bạch trong quy định, thủ tục, tiếp tục thực hiện cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành phù hợp với thông lệ quốc tế tốt và yêu cầu của các FTA.
“Chính phủ phải yêu cầu các Bộ trưởng chỉ đạo sát sao việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại các Nghị quyết 19 và Nghị quyết số 02 liên quan tới cải cách công tác quản lý, KTCN. Đồng thời, tăng cường đối thoại với DN, giải quyết triệt để các vấn đề bất cập phát sinh”, bà Nguyễn Thị Minh Thảo đề xuất.
Tin liên quan
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
22:27 | 09/09/2024 Tài chính
Hải quan sân bay quốc tế Nội Bài đảm bảo thủ tục hải quan thông suốt sau bão số 3
15:07 | 08/09/2024 Hải quan
Cảnh giác trước chiêu lừa “Hải quan bán xe thanh lý”
09:57 | 08/09/2024 An ninh XNK
Gần 200 vận động viên tham gia Giải Thể thao thành lập Hải quan Việt Nam
16:56 | 09/09/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Ninh sớm hoàn thành nhiều nhiệm vụ trọng tâm năm 2024
14:58 | 09/09/2024 Hải quan
Lào Cai: Tạm dừng thông quan qua cửa khẩu Kim Thành từ 13 giờ ngày 9/9
14:15 | 09/09/2024 Hải quan
Hải quan Việt Nam tự tin sẽ có thêm giáo trình chất lượng đóng góp cho WCO
13:15 | 09/09/2024 Hải quan
Hội thao Cụm thi đua số 1 thành công với nhiều giải thưởng
10:30 | 09/09/2024 Hải quan
Hải quan Hải Phòng làm thủ tục 250 nghìn tờ khai trong tháng 8
10:15 | 09/09/2024 Hải quan
Nhiều cảng ở Hải Phòng hoạt động trở lại sau bão số 3
10:14 | 09/09/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần2 tháng 9/2024 (từ ngày 2/9 đến 8/9/2024)
08:20 | 09/09/2024 Multimedia
Chung tay nâng tầm phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp
07:49 | 09/09/2024 Hải quan
Xây dựng mối quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp tin cậy
07:45 | 09/09/2024 Hải quan
Lạng Sơn: Hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu ổn định sau bão Yagi
19:55 | 08/09/2024 Hải quan
Hải quan nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3, thông quan thông suốt tại Hải Phòng, Quảng Ninh
19:45 | 08/09/2024 Hải quan
Sôi nổi Hội thao của 5 Cục Hải quan Cụm thi đua số 1
11:59 | 08/09/2024 Hải quan
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics