Thay đổi tư duy mới có thể hành động
Có một thực tế không khó nhận ra là các doanh nghiệp cổ phần hóa mà Nhà nước nắm giữ tỷ lệ chi phối gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động bởi cách thức quản lý nặng tính hành chính và tâm lý sợ trách nhiệm của người đứng đầu. Nhất là sau khi niêm yết, tham gia thị trường chứng khoán, doanh nghiệp thường sẽ lựa chọn tăng vốn, bán vốn như những phương thức huy động vốn quan trọng để gia tăng lợi ích. Nhưng, với các doanh nghiệp mà cổ đông Nhà nước vẫn giữ tỷ lệ sở hữu chi phối, những việc dẫn tới thay đổi tỷ lệ nắm giữ vốn của cổ đông nhà nước đều không đơn giản. Nỗi lo của người quyết định liên quan đến bán vốn nhà nước lớn đến mức họ chấp nhận bị phê phán là trì trệ chứ không hành động. Điều này cũng dễ hiểu bởi sau khi bán cổ phần, những người chịu trách nhiệm rất có thể phải đối mặt với rủi ro bất cứ lúc nào khi giá cổ giá cổ phiếu lên xuống không đúng dự tính.
Đâu đó có nguyên nhân từ việc chính chủ sở hữu nhà nước tham gia thị trường nhưng lại chưa chấp nhận được quy luật thị trường dẫn đến việc một bên hối thúc doanh nghiệp đưa cổ phiếu lên sàn ngay sau cổ phần hóa nhưng một bên lại “quy tội” nếu xảy ra rủi ro khiến cho mục tiêu tham gia thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp cổ phần hóa bị lửng lơ, đôi lúc có thể gọi là bế tắc.
Các cơ quan đại diện chủ sở hữu không phải là các cổ đông thực thụ thường đặt ra các hành lang pháp lý và can thiệp vào các hoạt động điều hành của doanh nghiệp một cách không tương thích với vai trò của các cổ đông khác.
Vậy nên, nếu Nhà nước vẫn xác định quá trình cổ phần hóa là tất yếu thì cần phải cân nhắc hình thức quản lý, chỉ quản lý doanh nghiệp bằng mục tiêu và lựa chọn đúng nhân sự thực hiện được mục tiêu ấy thay vì duy trì hình thức quản lý bằng cách can thiệp vào quá trình ra quyết định và hoạt động điều hành doanh nghiệp. Có như vậy, tình trạng sợ trách nhiệm sẽ không còn là lực cản quá lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp mà Nhà nước vẫn nắm giữ tỷ lệ chi phối.
Tin liên quan
Hệ lụy “tour 0 đồng”
07:41 | 04/10/2024 Người quan sát
Thuế với bất động sản thứ hai
14:00 | 01/10/2024 Người quan sát
Quảng cáo “thổi phồng” công dụng
14:29 | 30/09/2024 Người quan sát
Tây mà là… của ta
06:12 | 29/09/2024 Người quan sát
Đường sắt cao tốc Bắc Nam
09:51 | 25/09/2024 Người quan sát
Muối, gạo và lương
06:31 | 22/09/2024 Người quan sát
Luật hóa chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thiệt hại vì thiên tai
13:45 | 20/09/2024 Người quan sát
'Phông bạt'
07:41 | 17/09/2024 Người quan sát
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
15:51 | 13/09/2024 Người quan sát
Chung tay giúp dân vùng lũ
16:10 | 10/09/2024 Người quan sát
Trái cây Việt thêm ngọt
07:59 | 02/09/2024 Người quan sát
Sách giáo khoa giả
07:40 | 27/08/2024 Người quan sát
Chấn chỉnh công tác đấu giá đất
20:15 | 24/08/2024 Người quan sát
Tin mới
Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
Thép CORE từ Việt Nam bị điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp
Hải quan Tà Lùng, Cao Bằng thu ngân sách tăng mạnh
Nợ thuế gần 4,8 tỷ đồng, Công ty CP XNK và dịch vụ tổng hợp Nghệ An bị cưỡng chế
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics