Thị trường chứng khoán phái sinh: Công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả cho nhà đầu tư
Thị trường chứng khoán đã bước vào sóng tăng mới Giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh giảm nhẹ Thị trường chứng khoán phái sinh sụt giảm trong tháng 8 |
TTCK phái sinh ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của TTCK Việt Nam. |
Giảm áp lực bán tháo trên thị trường cơ sở
Thị trường chứng khoán (TTCK) phái sinh chính thức được khai trương và đi vào vận hành tại Sở GDCK Hà Nội vào ngày 10/8/2017 với sản phẩm đầu tiên được đưa vào giao dịch là hợp đồng tương lai chỉ số VN30. Năm 2019, Sở GDCK Hà Nội đã cho ra mắt sản phẩm hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ (TPCP) kỳ hạn 5 năm; năm 2021, hợp đồng tương lai TPCP kỳ hạn 10 năm tiếp tục được đưa vào giao dịch, phù hợp định hướng và lộ trình phát triển TTCK phái sinh.
Cho đến nay, sau 6 năm hoạt động, TTCK phái sinh đã có bước tăng trưởng rất tốt và ổn định, giao dịch sôi động và thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường. Theo thông tin từ Sở GDCK Hà Nội, quy mô thị trường và thanh khoản của sản phẩm hợp đồng tương lai chỉ số VN30 có sự tăng trưởng mạnh mẽ với mức tăng bình quân 38,65%/năm trong giai đoạn 2018 – 2022, trong đó năm 2020 ghi nhận có tốc độ tăng trưởng cao nhất (tăng 79,9%) so với năm 2019, năm 2022 tăng trưởng 43,8% so với năm 2021. Trong 7 tháng đầu năm 2023, khối lượng giao dịch bình quân đạt 225.178 hợp đồng/phiên, giảm 17,41% so với năm 2022, tuy nhiên đây vẫn là mức giao dịch bình quân năm cao thứ nhì sau mức cao nhất trong năm 2022. Tính chung trong 6 năm, tăng trưởng bình quân giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đạt 27,46%. Khối lượng hợp đồng mở (OI) của hợp đồng tương lai VN30 từ 8.077 hợp đồng tại thời điểm cuối năm 2017 đã tăng lên 62.077 hợp đồng vào cuối tháng 7/2023. Khối lượng giao dịch cao nhất đạt 647.457 hợp đồng tại phiên giao dịch ngày 25/10/2022 và OI cao nhất là 71.190 hợp đồng được ghi nhận vào ngày 30/3/2023.
Theo đánh giá của Sở GDCK Hà Nội, TTCK phái sinh đã từng bước trở thành công cụ phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư. Điều này phần nào thể hiện khi thị trường cơ sở biến động mạnh thì khối lượng giao dịch trên TTCK phái sinh tăng cao, cho dù biến động đó là tăng hay giảm. Đặc biệt, khi thị trường cơ sở giảm điểm mạnh, thị trường phái sinh còn góp phần làm giảm áp lực bán tháo trên thị trường cơ sở vì khi thị trường cơ sở giảm, nhà đầu tư thay vì phải bán cổ phiếu trên thị trường cơ sở để quản trị rủi ro danh mục đầu tư thì nhà đầu tư nắm giữ vị thế bán trên thị trường phái sinh. Điều đó giúp ổn định tâm lý nhà đầu tư, làm cho thị trường cân bằng hơn, góp phần hạn chế đà sụt giảm của chỉ số thị trường cơ sở. Cụ thể, trong giai đoạn thị trường giảm mạnh do tác động của cuối đại dịch Covid-19 năm 2022, thanh khoản thị trường phái sinh ghi nhận khối lượng giao dịch bình quân tăng mạnh 43,8% so với năm 2021. Điều này phù hợp với diễn biến chung của TTCK phái sinh thế giới, khi các thị trường cơ sở trên thế giới bước vào xu hướng giảm, giao dịch chứng khoán cơ sở giảm, trong khi đó nhu cầu phòng vệ rủi ro cho danh mục chứng khoán cơ sở tăng lên, khiến dòng tiền tập trung vào TTCK phái sinh như một tất yếu khách quan.
Lượng tài khoản giao dịch liên tục tăng trưởng
Cùng với vai trò là công cụ phòng ngừa rủi ro, TTCK phái sinh còn là một kênh đầu tư sinh lời cho nhà đầu tư. Với việc được giao dịch 2 chiều và có thể mua, bán liên tục ngay trong phiên, nhà đầu tư có thể kiếm lợi nhuận ngay cả khi thị trường cơ sở giảm mạnh. Với lợi thế như vậy, thị trường phái sinh đã ngày càng thu hút nhà đầu tư, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh liên tục tăng lên. Tính đến 31/7/2023, trên TTCK phái sinh đã có hơn 1,34 triệu tài khoản, gấp 546 lần so với thời điểm mới khai trương thị trường. TTCK phái sinh là giải pháp hữu hiệu để giữ chân dòng tiền ở lại TTCK, tránh tình trạng nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường khi thị trường cơ sở sụt giảm. Bên cạnh thu hút nhà đầu tư trong nước, sự tăng trưởng mạnh của TTCK phái sinh cũng đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK phái sinh tăng lên hàng năm, năm sau thường tăng gấp 2 - 3 lần năm trước. Tháng 7/2023, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài chiếm 3,47% tổng khối lượng giao dịch trên toàn thị trường so với mức tăng 0,1% vào cuối năm 2017.
Theo đánh giá của Sở GDCK Hà Nội, hoạt động giao dịch trên TTCK phái sinh vẫn tập trung chủ yếu ở các nhà đầu tư cá nhân trong nước, tuy nhiên cơ cấu nhà đầu tư đã có sự dịch chuyển theo hướng giảm tỉ trọng giao dịch của nhà đầu tư cá nhân, tăng tỉ trọng giao dịch của nhà đầu tư tổ chức. Trong giai đoạn đầu, gần 99% giao dịch được thực hiện bởi các nhà đầu tư cá nhân, tuy nhiên, tỉ trọng này đã giảm xuống còn khoảng 86% trong những tháng cuối năm 2019 và con số này là 67% vào cuối tháng 7/2023. Cùng với đó, tỉ trọng giao dịch của nhà đầu tư tổ chức nước ngoài cũng tăng mạnh. Tại thời điểm mới ra mắt thị trường, các giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đều do nhà đầu tư cá nhân thực hiện, đến năm 2022, khối lượng giao dịch của nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đạt gần 2,1 triệu hợp đồng, gấp khoảng 5 lần khối lượng giao dịch của nhà đầu tư cá nhân nước ngoài.
Một tín hiệu tích cực khác là hệ thống các thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh cũng phát triển nhanh chóng, từ 7 công ty chứng khoán thành viên khi mới khai trương thị trường, đến nay đã có 24 công ty chứng khoán thành viên. Các công ty chứng khoán thành viên này đều có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 900 tỷ đồng trở lên.
TTCK phái sinh ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của TTCK Việt Nam, góp phần hoàn thiện cấu trúc TTCK, đáp ứng một trong các điều kiện bắt buộc để TTCK Việt Nam được xét nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi trong thời gian tới. Nhằm phát huy hơn nữa vai trò phòng vệ rủi ro cũng như kênh đầu tư hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư, TTCK phái sinh cần có thêm các sản phẩm phái sinh mới như hợp đồng tương lai trên chỉ số mới (VN100) – hiện đang được gấp rút triển khai và sẽ sớm đưa vào giao dịch trên thị trường.
Tin liên quan
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
09:39 | 24/09/2024 Chứng khoán
Fed cắt giảm lãi suất tác động ra sao tới Việt Nam?
16:08 | 21/09/2024 Kinh tế
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
7 giải pháp trọng tâm để quản lý thuế thương mại điện tử
14:44 | 24/09/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
19:29 | 23/09/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp phải đảm bảo thu ngân sách, khắc phục tình trạng trốn thuế
16:46 | 23/09/2024 Tài chính
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng
16:30 | 20/09/2024 Tài chính
Việt Nam sẽ đạt xếp hạng tín nhiệm theo mục tiêu đề ra
09:48 | 20/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính trao quyết định bổ nhiệm nhân sự 2 lãnh đạo cấp vụ
20:23 | 19/09/2024 Tài chính
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
20:00 | 18/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm tạo niềm tin và sự an tâm cho khách hàng chịu thiệt hại bởi bão số 3
07:40 | 17/09/2024 Tài chính
Ngành Tài chính khẩn trương hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, lũ
18:44 | 16/09/2024 Tài chính
Xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá, ổn định tâm lý người tiêu dùng sau bão lũ
18:43 | 16/09/2024 Tài chính
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
16:53 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Cơ quan Thuế xử lý 9,6 tỷ hoá đơn điện tử
15:05 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
bawns cas h5
Tin mới
Ngành bán lẻ năm 2024: Nhiều tín hiệu khả quan
Doanh nghiệp thêm cơ hội gia tăng đơn hàng tại 4 triển lãm quốc tế lớn
(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng
Khánh thành Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại TP Hồ Chí Minh
Thanh niên Hải quan tỏa sáng tại cuộc thi cover bài hát về Hải quan
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform